Giáo án Ngữ văn 8 tiết 120 bài 32: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 120 bài 32: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

TIẾT 120 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.

 b) Về kĩ năng:Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

 c) Về thái độ: Có ý thức vận dụng lí thuyết đã học vào việc tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu của tiết học.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK mục I, II.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: : Nêu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? Yếu tố tự sự và miêu tả dùng trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 120 bài 32: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 120 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
	b) Về kĩ năng:Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	c) Về thái độ: Có ý thức vận dụng lí thuyết đã học vào việc tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu của tiết học.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK mục I, II.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: : Nêu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? Yếu tố tự sự và miêu tả dùng trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào?
	Đáp án: Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. (7 điểm)
- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. (3 điểm)
	* Vào bài (1’): Các yếu tố miêu tả và tự sự rất cần thiết trong văn nghị luận để tạo sức thuyết phục cho luận điểm. Vậy, làm cách nào để đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận một cách phù hợp? Tiết học này, chúng ta cùng đi luyện tập.
b) Dạy nội dung bài mới:
	* Đề bài: Trang phục và văn hóa.
	GV: Gọi HS đọc đề bài.
	?KH: Xác định kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề?
	HS: Kiểu bài văn nghị luận. Nội dung nghị luận về cách ăn mặc như thế nào cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Giới hạn: vấn đề đặt ra với toàn xã hội. 
	GV: Đề bài trên đặt ra vấn đề cách ăn mặc có văn hóa đối với toàn xã hội. Vấn đề nghị luận rất rộng.	
?TB: Em sẽ làm thế nào nếu gặp phải một đề bài như đề bài như đề bài trên?
	HS: Sẽ tiến hành những việc sau:
	- Định hướng làm bài để giới hạn vấn đề trong phạm vi nhất định.
	- Xác lập luận điểm;
	- Sắp xếp luận điểm;
	- Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm trong quá trình viết bài.
	1. Định hướng làm bài
	GV: Có thể cụ thể hóa đề bài trên thành tình huống cụ thể sau:
	Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi lối ăn mặc cho đúng đắn hơn.
	GV: Cho HS xác định kiểu bài, nội dung, phạm vi của đề.
	2. Xác lập luận điểm
	GV: Gọi HS đọc các luận điểm trong mục 2.
	?KH: Dựa vào phần định hướng làm bài, em thấy nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm SGK đưa ra?
	HS: Các luận điểm a, b, c, e phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề vì nó hướng tới làm sáng rõ vấn đề bàn luận. Do đó có thể dùng làm luận điểm của bài văn.
	?TB: Tại sao không chọn luận điểm d?
	HS: Luận điểm d (có nội dung về chống ma túy và ủng hộ đồng bào ở vùng bị thiên tai) không phù hợp với yêu cầu của đề bài vì thế không thể dùng làm luận điểm của bài. 
	3. Sắp xếp luận điểm
	?KH: Nêu cách sắp xếp luận điểm trong một bài văn nghị luận?
	HS: Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Trước tiên là luận điểm xuất phát, sau đó đến các luận điểm mở rộng và cuối cùng là luận điểm kết luận. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. 
	?KH: Các luận điểm trên đã đủ để phục vụ cho vấn đề cần nghị luận chưa? Nếu thiếu hãy bổ sung?
	HS: Còn thiếu luận điểm kết luận. Nên thêm luận điểm kết luận: “Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.”
 	?TB: Hãy sắp xếp các luận điểm đó theo một hệ thống hợp lí của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, có thể bổ sung nếu cần?
	GV: Cho HS thảo luận theo nhóm (4’). Sau đó gọi các nhóm trả lời. GV giúp HS phân biệt đúng – sai. Khi sơ kết thảo luận, GV chỉ ra cách sắp xếp theo đúng yêu cầu.
	- Các luận điểm sắp xếp chưa theo đúng trình tự, còn thiếu luận điểm kết luận.
	- Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm như sau:
	A. Mở bài: Nêu luận điểm xuất phát
	1. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
	B. Thân bài: Trình bày các luận điểm mở rộng
	2. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
	3. Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm cách tốt đẹp của con người.
	4. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
	C. Kết bài: Nêu luận điểm kết luận
	5. Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
	GV: Sau khi đã sắp xếp song hệ thống luận điểm, ta tiến hành viết bài. Ở tiết luyện tập này, ta sẽ tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong một đoạn văn nghị luận.
	4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả
?KH: Khi nào các yếu tố tự sự và miêu tả được đưa vào trong văn nghị luận? 
	HS: Yếu tố tự sự và miêu tả xuất hiện khi nội dung nghị luận cần được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động. 
	?KH: Các yếu tố đó được dùng như thế nào trong văn nghị luận?
HS: Người viết có thể dùng tự sự để kể lại một sự việc, một chi tiết; dùng miêu tả để tái hiện một hình ảnh, một nhân vật v.v 
	GV: Chẳng hạn để nghị luận vấn đề tội ác của chính quyền thực dân đối với người dân các xứ thuộc địa, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã kể và mô tả một loạt những sự việc, những hình ảnh liên quan tới số phận của những người da đen, những người xứ An Nam bị bắt đi lính, phục vụ cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu của thực dân Pháp.
?KH: Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận làm sáng rõ các luận điểm của đề bài trên không? Vì sao? 
	HS: Nên. Vì nội dung nghị luận trên rất cần được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động có vậy luận điểm mới trở nên sáng tỏ, hấp dẫn, tạo sức thuyết phục tới người đọc.
	GV: Việc đưa các yếu tố này vào bài văn nghị luận là rất cần thiết song nó phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. Ta sẽ đi tìm hiểu cách đưa các yếu tố miêu tả trong khi trình bày luận điểm a. Gọi HS đọc đoạn văn a, mục 4 SGK. T. 126, 127.
	?TB: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn văn a?
	HS: Yếu tố tự sự gồm: Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông; có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường; hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình.
	Yếu tố miêu tả gồm: chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”; chiếc quần xé gấu và thủng gối; bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng.
	?TB: Trong các yếu tố miêu tả đó, có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm hoặc không xuất phát từ yêu cầu của việc bàn luận hay không?
	HS: Đoạn văn a không nên đưa hình ảnh miêu tả một bạn suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để chơi trò chơi điện tử vì yếu tố miêu tả này không phục vụ cho luận điểm của đoạn (luận điểm a).
	?KH: Tìm hiểu đoạn văn a, em học tập được những gì và rút ra được những kinh nghiệm gì về việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong văn nghị luận (về các mặt: chọn yếu tố miêu tả, tự sự; diễn đạt điều cần tự sự; miêu tả, phối hợp tự sự, miêu tả và nghị luận)?
	HS: Đưa yếu tố tự sự và miêu tả phù hợp với luận điểm. Diễn đạt điều cần tự sự, miêu tả phải rõ và vừa đủ. Phối hợp hài hòa yếu tố tự sự, miêu tả với nghị luận.
	GV: Tổ chức cho HS tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào trình bày một luận điểm cụ thể (luận điểm 3, 4). Các em lưu ý ở đây tự sự và miêu tả chỉ đóng vai trò minh họa. Yêu cầu các em tự sự và miêu tả các biểu hiện minh họa cho luận điểm. Mỗi em đều phải viết một đoạn văn nghị luận trong đó phải có 2-3 câu miêu tả, 2-3 câu tự sự.
	GV: Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn văn trước lớp. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.
	GV: Tổng kết tiết luyện tập chỉ ra những ưu, nhược điểm mà lớp cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm có thể rút ra và những phương hướng phấn đấu mà HS cần noi theo để trong các bài sau, HS có thể đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có kết quả hơn.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Yếu tố tự sự và miêu tả xuất hiện khi nội dung nghị luận cần được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động. Người viết có thể dùng tự sự để kể lại một sự việc, một chi tiết; dùng miêu tả để tái hiện một hình ảnh, một nhân vật v.v 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
	- Về viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh đề bài trên.
	- Tiết tới chuẩn bị bài Chương trình địa phương (phần Văn). Yêu cầu:
	+ Xem lại nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
	+ Tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề mà nội dung các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 đề cập ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống.
	+ Trình bày những điều đã tìm hiểu được bằng một văn bản dài không quá một trang. Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào.
	+ Cá nhân chọn đề tài để viết, song nên kết hợp với sự phân công của tổ để các chủ đề đều được đề cập và có được các văn bản phong phú, đa dạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 120 bai 32.doc