Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Đại Xuyên

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Đại Xuyên

Tiết : 73, 74 V¨n b¶n:

( Thế Lữ)

I, Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng , tầm thường , giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thu.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

II, Chuẩn bị

- GV : dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn với bài Ong đồ , một số thể thơ tự do ; phần Tiếng việt qua bài Câu nghi vấn ; phần TLV qua bài Viết đoạn văn trong vb thuyết minh.

- HS : Học bài , soạn bài

III, Tiến trình lên lớp

 1, ổn định tổ chức

 2, Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra việc soạn bài của hs )

 

doc 178 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Đại Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Ngày soạn : 10/01/2009
Tiết : 73, 74 V¨n b¶n:
( Thế Lữ)
I, Mục tiêu cần đạt: Giúp hs 
Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng , tầm thường , giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thu.ù
Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. 
II, Chuẩn bị 
GV : dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn với bài Oâng đồ , một số thể thơ tự do ; phần Tiếng việt qua bài Câu nghi vấn ; phần TLV qua bài Viết đoạn văn trong vb thuyết minh. 
HS : Học bài , soạn bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra việc soạn bài của hs )
 3, Bài mới : 
 Yêu cầu hs đọc phần chú thích sgk 
GV giới thiệu vài nét về khái niệm “ thơ mới” và vài nét về tác giả Thế Lữ 
GV cùng hs đọc ( yêu cầu khi đọc chú ý đến giọng điệu phải phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ )
 Giải thích từ khó 
(?) Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú , nhà thơ muốn ta liên tưởng điều gì về con người ?
Liên tưởng đến tâm sự con người 
(?) Phương thức biểu đạt của vb này là gì ? ( bc)
(?)Ở đây , năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm sự tập trung vào mấy ý và nêu nội dung của từng ý ?
- Đoạn 1,4 – tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú 
- Đoạn 2,3 Nỗi nhớ thời oanh liệt 
- Đoạn 5 : Khao khát giấc mộng ngàn 
(?) Hãy quan sát bài thơ nhớ rừng chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học , chẳng hạn thơ Đường luật ?
Gọi hs đọc đoạn 1 
(?) Hổ cảm nhận những nổi khổ nào trong khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? 
- Nỗi khổ không được hoạt động , trong một không gian tù hãm thời gian kéo dài ( ta nằm dài  dần qua)
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường 
- Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng với bọn thấp kém 
(?) Trong đó , nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao ?
- Vì hổ là chúa tể của muôn loài , đang tung hoành chốn nước non hùng vĩ , nay lại bị nhốt trong cũi sắt 
(?)Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống như thế nào 
 Gọi hs đọc khổ 4 
(?) Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào ? 
-Hoa chăm , cỏ xén , lối phẳng cây trồng – Dải ngước đen giả suối , chẳng thông dòng – Len dưới nách những mô gò thấp kém 
(?) Em có nhận xét gì về từ ngữ , giọng điệu của 2 khổ thơ này ?
(?) Qua các chi tiết đó cho ta thấy cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm ntn?
(?) Từ hai đoạn thơ vừa phân tích , em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú , từ đó là tâm sự của con người ?
 Gọi hs đọc đoạn 2, 3
 (?) Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? 
(?) Nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ này ? 
- Điệp từ với , các động từ ( gào , thét )
(?) Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữ không gian ấy ? 
Ta bước chân lên , dõng dạc , đường hoàng – Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng – Vờn bóng âm thầm , lá gai , cỏ sắt – Trong hang tối , mắt thần khi đã quắc – là khiến cho mọi vật đều im hơi 
(?) Có gì đặc sắc trong từ ngữ , nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài ?
- Các từ ngữ gợi tả hình dáng , tính cách hổ . Nhịp thơ ngắn , thay đổi 
(?) Từ đó hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp ntn?( Đọc đoạn thơ tả cảnh rừng , nơi con hổ đã từng sống thời oanh liệt )
(?) Cảnh rừng ở đây là cảnh của thời điểm nào ? ( Những đêm , những ngày mưa , những bình minh , những chiều )
(?) Cảnh sắc trong mỗi thời điểm có gì nổi bật ? 
- Đêm vàng , ngày mưa chuyển bốn phương ngàn , bình minh cây xanh nắng gội , những chiều lênh láng máu sau rừng
(?) Từ đó , thiên nhiên hiện lên như thế nào ? 
Rực rỡ , huy hoàng , náo động , hùng vĩ , bí ẩn 
(?) Giữa thiên nhiên ấy , chúa tể của muôn loài sống 1 cuộc sống ra sao ?
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt 
(?) Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì ? 
(?) Trong đoạn thơ này , điệp từ ( đâu ) kết hợp với thán( than ôinay còn đâu ? ) có ý nghĩa gì ?
(?) Đoạn thơ này xuất hiện những câu thơ thất mới lạ . Em thích nhất câu thơ nào ? Vì sao ? 
Nào đâu những đêm vàng bên suối 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 
Làm nổi bật sự tương phản , đối lập gay gắt hai cảnh tượng , hai thế giới , nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niểm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình . Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn , đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó . Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ 
 Gọi hs đọc khổ thơ cuối 
(?) Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian ntn?
- Oai linh , hình vĩ , thênh thang . Nhưng đó là không gian trong mộng 
(?) Câu thơ cảm thán mở đầu có ý nghĩa gì ?
-Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống tự do 
(?) Từ đó giậc mộng ngàn của con hổ là giậc mộng ntn? 
Mãnh liệt , to lớn , nhưng đau xót , bất lực 
(?) Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú cũng là của con người ? 
(?) tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú , em hiểu những điểm sâu sắc nào trong tâm sự của con người ?
I,Đọc, tìm hiẻu chung
 Sgk 
Giới thiệu tác giả – tác phẩm
Chú giải từ
Thể loại, bố cục
III, Đọc - Tìm hiểu vb 
1, Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú 
- Biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường 
- Ởû chung cùng bọn thấp kém
 Hổ vô cùng căm uất , ngao ngán 
- Sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê, liên tiếp , với cách ngắt nhịp dồn dập ở 2 câu đầu , giọng điệu giễu nhại , chán chường , khinh miệt
- Tất cả chỉ là đơn điệu , đều chỉ là nhân tạo , do bàn tay sửa sang , tỉa tót của con người chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn , mạnh mẽ , bí hiểm 
Chán ghét thực tại tù túng , tầm thường , giả dối .Khao khát được sống tự do
2, Nỗi nhớ thời oanh liệt 
- Bóng cả , cây già , gió ngàn , nguồn hét núi , thét khúch trường ca dữ dội
- Con hổ hiện ra với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt , dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển 
- Thể hiện khí phách ngang tàn , mang dáng dấp một đế vương 
- Diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy được nữa
Làm nổi bật sự tương phản , đối lập gay gắt hai cảnh tượng , hai thế giới , nhà thơ thể hiện nỗi bất hoà đối với thực tại và niềm khát khao tự do mạnh liệt 
 3, Khao khát giấc mộng ngàn 
- Khao khát cuộc sống chân thực cuộc sống của chính mình , trong xứ sở của chính mình 
- Đó là khát khao giải phóng , khát vọng tự do 
IV, Ghi nhớ : Sgk 
4, Củng cố : HD_HS trả lời câu hỏi 4 trong sgk .
5, HDHT : Học thuộc bài thơ , phần ghi nhớ trong sgk . Soạn bài “ Quê hương”.Ngày soạn : 10/01/2009
Tiết :75
	TiÕng ViƯt:
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn . Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác 
Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi 
II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Nhớ Rừng , Oâng đồ ; Tiếng việt qua các vb có liên quan về kiểu câu phân theo mục đích nói 
Bảng phụ 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của hs 
 3, Bài mới :
Trong tiếng việt , cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới , mỗi kiểu câu có đặc điểm hình thức nhất định . Những đặc điểm hình thức này thường gắn với một chức năng chính . Chẳng hạn , như câu có hình thức câu cầu khiến có chức năng chính là dùng để ra lệnh , sai khiến , yêu cầu , khuyên bảo  Vậy , câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và chứng năng chính như thế nào ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
 Gọi hs đọc vd sgk 
(?) Trong đoạn trích trên , câu nào là câu nghi vấn ? 
- câu : Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? ; Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? ; Hay là u thương chúng con đói quá? 
(?) Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
- Hình thức câu nghi vấn trên thể hiện ở dấu chấm hỏi 
- Và còn thể hiện ở những từ nghi vấn như : không, làm sao , hay là 
(?) Câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? 
- Dùng để hỏi ( bao gồm cả tự hỏi như câu trong Truyện kiều : “ Người đâu gặp gở làm chi , trăm năm biết có duyên gì hay không?”
(?) Trong những trường hợp nào dùng câu nghi vấn ? 
- Trong giao tiếp , khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi , người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời giải thích 
 (?) Hãy đặt một vài câu nghi vấn ? (Hs tự làm )
(?) Hãy nêu đặc điểm và hình thức nghi vấn ? ( sgk)
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( HSTLN)
(?) Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? ( hstln)
Gọi hs đọc bài tập 3 ( HSTLN)
 (?) Nêu yêu cầu bài tập 4 
I, Bài học 
1, Đặc điểm và hình thức câu nghi vấn 
a, Đặc điểm: 
Có những từ nghi vấn ( ai , gì , nào , sao , tại sao , bao giờ , bao nhiêu 
b, Chức năng : 
Dùng để hỏi
II, Luyện tập 
Bài tập 1 : Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó 
a, Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? 
b, Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c, văn là gì ? , Chương là gì ?
d, Chúng mình muốn cùng tớ đùa vui không ? ; Đùa trò gì ? ; Cái gì thế ? ; Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
Bài tập 2 : Căn cứ vào từ : hay ở các câu 
- Trong câu nghi vấn từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc đư ... ng Hương
Phần II: Tiếng Việt:
I.Kiểu câu: CÂU NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH.
	*Lý thuyết:
1/Thế nào là câu nghi vấn? Chức năng? Dấu câu?
2/Thế nào là câu cầu khiến?Chức năng? Dấu câu?
3/Thế nào là câu cảm thán?Chức năng? Dấu câu?
4/Thế nào câu trần thuật?Chức năng? Dấu câu?
5/Thế nào câu phủ đinh?Chức năng? Dấu câu?
*Tham khảo sơ đồ sau:
Nối cột trái với cột bên phải cho phù hợp giữa kiểu câu và nhận biết kiểu câu:
Kiểu câu
Dấu hiệu nhận biết
1.Câu nghi vấn.
a.Câu có các từ nghi vấn, dấu chấm hỏi ở cuối câu khi viết; dùng để hỏi.
2.Câu cầu khiến
b.Câu có những từ cầu khiến hoặc ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than (hoặc dấu chấm)ở cuối câu khi viết; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
3.Câu trần thuật
c.Câu không có những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác, kết thúc bằng dấu chấm (dấu chấm than). Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Đây là kiểu câu cơ bản dùng trong giao tiếp.
4.Câu phủ định.
d.Câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng; dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu phủ định miêu tả) ; dùng phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)
5.Câu cảm thán.
e.Câu có những từ ngữ cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm than khi viết; bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(viết).
	*Bài tập:Xem lại các bài tập của phần bài học, tham khảo bài tập ôn tập sau:
Bài 1: Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các câu đã ôn: “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá (1) [ ] Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng ,buồn đau ích kỷ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3)”
	Giải:
+Đoạn văn gồm có 3 câu
+Câu (1)câu trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định.
+Câu (2)câu trần thuật đơn.
+Câu (3)câu trần thuật ghép, vế sau có dạng câu phủ định.
	Bài 2: Dựa vào nội dung bài 1 đặt câu nghi vấn
	*Giải:
-Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất không?
	Bài 3: Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như: vui, buồn, hay, đẹp
	*Giải:
-Sáng nay mới bị điểm thấp, buồn quá!
-Tớ vui quá thi đỗ rồi!
-Hôm nay nó biểu diễn rất hay!
-Hoa phượng trường mình nở đẹp quá!
	Bài 4: Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời :” Tôi bật cười bảo lão:(1)
-Sao cụ lo xa quá thế(2)?Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)!Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?
-Không ông giáo ạ!(6)Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu”(7)
a-Trong những câu trên câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
b-Câu nào trong số các câu trên được dùng để hỏi(điều băn khoăn cần được giải đáp)
c-Câu nào trong số những câu nghi vấn không dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì?
	*Giải:
	a.Câu trần thuật:
+Tôi bật cười bảo lão.
+Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
+Không, ông giáo ạ!
	b.Câu nghi vấn:
+Sao cụ lo xa quá thế?
+Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
+Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
	c.Câu cầu khiến:
+Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Câu b: Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu: +Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Câu c: Câu nghi vấn không dùng để hỏi: +Sao cụ lo xa quá thế?(câu dùng để bộc lộ cảm xúc của ông Giáo)
+Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? (câu giải thích dùng để khuyên bảo)
	Bài 5
a.U nó không được thế!(cầu khiến)
b.Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội (trần thuật )
c.Chị Cốc béo xù đứng trước cổng nhà ta đấy hả? (nghi vấn)
d.Này, em không để chúng nó đứng yêu được à?(nghi vấn)
e.Ha ha! (cảm thán)
h.Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới,
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. (trần thuật)
	II.HÀNH ĐỘNG NÓI
*Lý thuyết:
1/Thế nào là hành động nói?Có những kiểu hành động nói thường gặp nào?(trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.)
2/Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng những kiểu câu nào? (trực tiếp, gián tiếp)
*Bài tập: Xem lại các bài tập của phần bài học, tham khảo bài tập ôn tập sau:
Bài 1: Hãy xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng sau đây:
	*Giải:
STT
Câu đã cho
Hành động nói
1
Tôi bật cười bảo lão.	
Kể
2
Sao cụ lo xa quá thế?
Bộc lộ cảm xúc
3
Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
Nhận định, trình bày
4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Đề nghị, điều khiển
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
Giải thích, trình bày
6
Không, ông giáo ạ!
Phủ định bác bỏ, trình bày
7
Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu
Hỏi 
	Bài 2:
Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu sau:
	*Giải
STT
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện 
Cách dùng
1
Trần thuật
kể
Trực tiếp
2
Nghi vấn
Cảm xúc
Gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị, điều khiển
Trực tiếp
5
Nghi vấn
Giải thích, trình bày
Gián tiếp
6
Phủ định
Phủ định bác bỏ, trình bày
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi 
Trực tiếp
Bài 3: Hãy viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu nêu dưới đây. Xác định mục đích của hành động nói.
	*Giải:
a)Tôi hứa sẽ không bao giờ chứa cờ bạc nữa !
b)Tôi hữa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao ở học kỳ II.
	Bài 4: Năm câu sau đây thể hiện các hành động nói : phủ định, khẳng định, khuyên, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.Hãy cho biết câu nào thể hiện kiểu hành động nói nào (không xét câu trong dấu [ ])
a.Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
-Hành động nói: bộc lộ cảm xúc- Kiểu hành động nói: than gọi (cảm thán)
b.Chứ cháu có dám bỏ bễ sưu của nhà nước đâu?
-Hành động nói: phủ định-Kiểu hành động nói: trình bày
c.Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng
-Hành động nói:khuyên bảo.--Kiểu hành động nói: điều khiển
d.Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
-Hành động nói: đe doạ.--Kiểu hành động nói: điều khiển
e.Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
-Hành động nói: khẳng định.-Kiểu hành động nói: trình bày.
Lưu ý: Các hành động nói phủ định và khẳng đinh thuộc kiểu hành động trình bày, các hành động khuyên, đe doạ thuộc kiểu hành động điều khiển.
*Viết lại các câu b và d.
b.Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước!
-Chứ cháu thật không dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước!
-Chứ cháu không dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu!
d.Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?
-Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng là xong hả?
-Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
-Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, không chỉ chửi mắng thôi đâu, cứ liệu hồn!
	III.TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
	*Lý thuyết:
1/Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Tác dụng của lựa chọn trật tự trong câu(nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm svht; Liên kết câu với những câu khác trong văn bản ; Đảm bảo về sự hài hoà ngữ âm)
	*Bài tậpXem lại các bài tập của phần bài học, tham khảo bài tập ôn tập sau:
	Bài 1
Giải thích lý do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nôí tiếp nhau trong đoạn văn sau:
	*Gỉai
Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: thoạt nhiên là tâm trạng kinh ngạc sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.
	Bài 2:
Trong những câu sau, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì?
a.Nối kết câu.	b.Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói.
	Bài 3:
Đọc đối chiếu hai câu sau (chú ý các cụm từ in đậm) và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ hơn.
Gỉai: Câu a mang tính nhạc hơn
	Bài 4:
Chị Dậu rón rén bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm.
Có thể viết:
1-Rón rén, chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.(đứng đầu câu trước CN và VN)
2-Chị Dậu bưng một bát (cháo) lớn rón rén đến chỗ chồng nằm.(đứng ngay sát trước động từ trung tâm của vị ngữ thứ hai)
3- Một cách rón rén Chị Dậu bưng bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm.
4-Chị Dậu bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm, rón rén.(đứng cuối câu ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu phẩy)
5-Chị Dậu bưng một cách rón rén bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm.(đứng ngay sát sau động từ trung tâm của vị ngữ thứ nhất)
6-Chị Dậu bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm một cách rón rén.(đứng cuối câu nhưng không ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu phẩy)
	Bài 5
So sánh bốn cách sắp xếp vị trí của cụm từ hoảng quá:
1/Ở vị trí đầu câu, hoảng quá là vị ngữ đảo.tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ rất mạnh 
2,3,4/Đóng vai trò vị ngữ biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống 
Phần III: TẬP LÀM VĂN
Nâng cao về văn bản
Tính thống nhất của chủ đề văn bản
Bố cục (thân bài) 
Dựng đoạn,liên kết đoạn
Nâng cao về văn bản tự sự
Tóm tắt văn bản
Đưa vào các yếu tố miêu tả và biểu cảm
Vai trò
Các kiểu loại
Bố cục
Phương pháp 
Nâng cao về văn bản nghị luận 
Văn bản thuyết minh
Luận điểm
Đưa vào các yếu tố miiêu tả và biểu cảm
Văn bản điều hành
Văn bản thông báo
Văn bản tường trình

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 HK II.doc