BÀI 14
Tiết 56, văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu chung
- Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền VHVN đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh.
- Trân trọng và biết ơn các vị tiền bối yêu nước.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: bản lĩnh anh hùng cách mạng.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Sự mở rộng về kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
b. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
Ngày soạn: 18/ 11/ 2012 Ngày giảng: 23/ 11/ 2012 Bài 14 Tiết 56, văn bản Đập đá ở côn lôn (Phan Châu Trinh) I. Mục tiêu bài học 1. Mục tiêu chung - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền VHVN đầu thế kỉ XX. - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh. - Trân trọng và biết ơn các vị tiền bối yêu nước. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: bản lĩnh anh hùng cách mạng. 2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Sự mở rộng về kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. b. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng xác định giá trị 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng lắng nghe tích cực 4. Kĩ năng hợp tác III.Đồ dùng Tranh ảnh Phan Châu Trinh IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( Giao nhiệm vụ), phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) V. Các bước lên lớp 1. ổn định( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (4’) H. Nêu nội dung của văn bản “ Bài toán dân số” ? và cho biết ý nghĩa của văn bản? Trả lời - Đất đai không sinh thêm, nếu mỗi người không nhận thức rõ vấn đề dân số thì chính mình lại hại mình. Bài toán dân số xoay quanh câu chuyện bài toán cổ buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngai của thế giới và nhất là của những nước chậm phát triển. - Văn bản đã nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc và nhân loại. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ1. Khởi động( 1’) Phan Châu Trinh cũng như Phan Bội Châu là nhà nho yêu nước, nhà Cách mạng lớn ở nước ta đầu thế kỉ XX. Tuy chủ trương cứu nước khác nhau nhưng 2 ông vẫn là bạn thân, là đồng chí của nhau, rất khâm phục tài năng và chí khí của nhau. Bài thơ ''Đập đá ở Côn Lôn'' viết trong thời gian ông bị đày ở Côn Đảo, khi ông bị bắt lao động khổ sai đập đá. HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ2. đọc- thảo luận chú thích * Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản. - Nhận biết được những điểm cơ bản về tác giả. - Hiểu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Hiểu được nghĩa của một số từ khó * Cách tiến hành - Gv hướng dẫn đọc: Đọc với khẩu khí ngang tàng, giọng hào hùng phấn chấn Gv đọc mẫu Hs đọc-> Gv nhận xét, uốn nắn cách đọc H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả văn bản này ? H: Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? H: Xác định thể thơ của bài thơ ? Thất ngôn bát cú H: Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ? HĐ 3. HDHS tìm hiểu bố cục * Mục tiêu - Nhận biết được các phần trong văn bản. - Hiểu được nội dung của từng phần. * Cách tiến hành H: Nêu bố cục của bài thơ ? Đề, thực, luận, kết 4 câu đầu: Công việc đập đá 4 câu cuối: cảm xúc, suy nghĩ. HĐ 4. HDHS tìm hiểu văn bản. *Mục tiêu - Sự mở rộng về kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. * Cách tiến hành Hs đọc 4 câu đầu H. Trong 4 câu thơ đầu tác giả nói về công đập đá, em hình dung công việc đó như thế nào? - công việc đầy khó khăn vất vả H. Từ việc tả thực đó, tác giả còn ngụ ý nói lên điều gì? - gian khổ, vất vả H. Khí phách của người chiến sĩ được thể hiện ở thế đứng, em có nhận xét gì về thế đứngcủa người tù chiến sỹ? “ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” GV: Đólà hình ảnh một con người đầy lòng kiêu hãnh có chí lớn có khát vọng hành động mãnh liệt có ý chí tự khẳng định mình, con người như thế đường hoàng đứng giữa đất trời Côn Lôn, đứng giữa biển rộng núi cao. H. Em hiểu làm trai ở đây có nghĩa là gì? - Đó là một quan niệm truyền thống đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, đã làm trai phải làm nên sự nghiệp “ chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” H: Em có nhận xét chung gì về việc miêu tả công việc đặp đá trong bài thơ của tác giả? Công việc đập đá được miêu tả bằng nét bút khoa trương “ lở núi non, năm bảy đống” H: Việc miêu tả đó có tác dụng gì trong việc làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng( Khí phách, hành động, sức mạnh?) - Khí phách hiên ngang - Hành động: quả quyết, mạnh mẽ, phi thường “xách búa, ra tay” - Sức mạnh ghê gớm gần như thần kì “ lở núi, non” H: Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu, cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật trong 4 câu thơ đầu và tác dụng ? Gv bình: Bốn câu thơ đầu đã khắc hoạ hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng trong tư thế ngạo nghễ vươn cao tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc đ cuộc chinh phục tự nhiên dũng mãnh của một con người có sức mạnh thần kỳ như một dũng sĩ thần thoại Phan Chu Trinh đã dựng lên một tượng đài uy nghi về người chiến sĩ cách mạng giữa đất trời Côn Lôn trong tư thế hiên ngang ngạo nghễ.. có tầm vóc của một anh hùng đượm màu sắc thần thoại. Hs đọc 4 câu cuối H.Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của 4 câu đầu và câu cuối bài thơ? - 4 câu thơ đầu miêu tả và biểu cảm - 4 câu cuối biểu cảm - Tạo sự sâu lắng của cảm xúc tâm hồn. H.Em hiểu tháng ngày, mưa nắng tượng trưng cho điều gì ? Gian khổ phải chịu đựng triền miên nhiều năm tháng. H: Thông qua hình ảnh ẩn dụ đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì? - Càng khó khăn càng bền chí, son sắt một lòng - Bất chấp gian nguy, trung thành với ý tưởng yêu nước H. Hai câu thơ đã toát lên phong cách nào của người yêu nước ? Muốn xứng danh anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. Tất cả những khó khăn trên kia chỉ là sự thử thách rèn luyện tinh thần. GV: T/g muốn khẳng định dù gian khổ hiểm nguy vẫn bền gan vững chí đó là tấm lòng sắt son của người chiến sỹ cm không gì lay chuyển nổi H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, kết cấu của 2 câu thơ cuối? Cách kết thúc này có giống với bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu không? - Kết cấu đối lập. - Giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng, sảng khoái hào hùng H: Hai câu kết giúp em cảm nhận được điều gì? Có thể nói tư tưởng của PBC và PCT đã gặp nhau ở một điểm được không? vì sao? - Những người anh hùng đã mưu đồ việc lớn khi lỡ bước thì gian nan cực khổ chỉ là chuyện con con không có nghĩa gì đối với họ. H: Em học tập được gì từ quan niệm sống đó ? - sống hết mình với lí tưởng, biến những gian khổ vất vả trong công việc đời thường thành những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn. Gv liên hệ:Tích hợp tư tưởng HCM Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng (Tự khuyên mình - Hồ Chí Minh) HĐ5. rút ra ghi nhớ * Mục tiêu: - Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Hiểu được ý nghĩa bài thơ. *Cách tiến hành H: Nêu đôi nét về nghệ thuật ? H: Bài thơ toát lên nội dung nào ? Hs đọc và khái quát ghi nhớ H. Văn bản có ý nghĩa gì? Nhà tù của đế quốc thực dân không làm khuất được ý chí niềm tin của người chiến sĩ cách mạng HĐ3.luyện tập * Mục tiêu: Trình bày vẻ đẹp của nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX *Cách tiến hành - HS thảo luận nhóm 8/ 3’ H: Qua bài “Vào nhà ngục cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” Em hãy trình bầy lại những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thể kỷ XX ? Đại diện các nhóm treo kết quả Gv nhận xét 6’ 3’ 21’ 2’ 5’ I. Đọc, thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích. a. Tác giả. Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ. Biệt hiệu là Hi Mã. Quê: huyện Hà Đông -Quảng Nam. Là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX b.Tác phẩm + Sáng tác khi Phan Châu Trinh bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo (năm 1908 ). + Thể thơ: Thất ngôn bát cú c. Các chú thích khác. (4), (5), (6). II. Bố cục 2 phần III.Tìm hiểu văn bản 1. Khí phách người tù anh hùng Bằng giọng điệu thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ 4 câu thơ đầu đã dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt, coi thường mọi thử thách gian nan. 2. ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh từ đầy. “ Tháng ngày baothân sành sỏi Mưa nắngsắt son” Người chiến sỹ không nề hà gian khổ có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. “ Những kẻ vá lỡ bước Gian nan chi kể việc con con” Hai câu t hơ cuối đã nâng tầm vóc của người tù chiến sĩ lên một tầm cao mới, hiên ngang lẫm liệt, coi thường mọi nguy hiểm. III. Ghi nhớ. - NT - ND IV. Luyện tập Đó là những bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng, ý chí kiên trung, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình. 4. Củng cố (2’) H. Đọc diễn cảm bài thơ H. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là gì ? HS trả lời-> GV chốt kiến thức 5. HDHT (1’) - Học thuộc lòng bài thơ và nắm chắc giá trị nghệ thuật, nội dung. - Soạn bài " ôn luyện dấu câu" - Lập bảng thống kê ôn tập theo mẫu: TT Loại dấu câu đã học Chức năng, công dụng Các ví dụ
Tài liệu đính kèm: