Giáo án dạy thêm ngoài nhà trường Văn 8

Giáo án dạy thêm ngoài nhà trường Văn 8

BÀI 1: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh trình bày khái niệm đoạn văn,câu chủ đề,cách trình bày nội dung đoạn văn theo phương pháp diễn dich, quy nạp, song hành, tổng phân hợp .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa.

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập

+ Chuẩn bị các dạng bài tập vận dụng, các bài văn mẫu

- Học sinh:Ôn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

A.ổn định tổ chức:Kiển tra sĩ số.

B.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ

C.Ôn tập:

 

doc 184 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 811Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm ngoài nhà trường Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2010
Ngày dạy:7/10/2010
Bài 1: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh trình bày khái niệm đoạn văn,câu chủ đề,cách trình bày nội dung đoạn văn theo phương pháp diễn dich, quy nạp, song hành, tổng phân hợp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
+ Chuẩn bị các dạng bài tập vận dụng, các bài văn mẫu
- Học sinh:Ôn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A.ổn định tổ chức:Kiển tra sĩ số.
B.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ
C.Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy học
Hướng dẫn HS nắm chắc các kiến thức cơ bản về đoạn văn
?Nhắc lại thế nào là đoạn văn?
?Từ ngữ chủ đề là gì?
?Câu chủ đề là gì?
?Cho VD về câu chủ đề?
- GV ghi VD trên bảng phụ, yêu cầu Hs nhận biết và phân tích vai trò của câu chủ đề “ Chị Dậu có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN”
? Nêu vai trò, yêu cầu của câu chủ đề trong đoạn văn?
?Các câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
?Em đã được học mấy cách trình bày nội dung đoạn văn?
?Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành?
?ChoVD?Phântích VD?
?Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo lối diễn dịch|?
?ChoVD?Phântích VD?
?Thế nào là trình bày nội dung đọan văn theo cách quy nạp?
?ChoVD?Phântích VD?
Hướng dẫn HS thực hành Viết đoạn văn theo một trong ba cách trình bày nội dung đoạn văn đã học
Bài 1. Gợi ý
- GV yêu cầu HS tìm các ý triển khai làm sáng tỏ câu chủ đề
- HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, bổ sung lập thành ý hoàn chỉnh cho HS
- Trên cơ sở các ý HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo 2 cách khác nhau
- Hs đọc bài, các bạn và GV nhận xét, sửa chữa..
* Lưu ý : Muốn viết thành đoạn văn tổng phân hợp, từ câu chủ đề và các ý triển khai trên Hs cần rút ra sự nhận xét đánh giá của bản thân trước phẩm chất tốt đẹp đó của lão Hạc ( Phẩm chất đó của lão thật đáng trân trọng và học tập)
----------------------------------
Bài 2. * Gợi ý:
- ý cần chứng minh là một câu chủ đề
- Hs tìm ý và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo các cách khác nhau
- Trình bày và phân tích cách viết đoạn của mình
* GV bình thêm: cuộc đời bất hạnh của lão để lại sự xót thương, trân trọng và cả một nỗi buồn day dứt khôn nguôi của nhân vật ông giáo nói giêng và người đọc bao thế hệ nay nói chung
Bài 3 cách làm tương tự bài 2 nhưng học sinh cần phải tự xác định được câu chủ đề trước, sau đó tìm các ý triển khai và lựa chọn cách trình bày nội dung đạon văn
- Hs làm bài, trình bày
- GV nhận xét, sửa chữa
 A. Kiến thức cơ bản
1.Đoạn văn là gì?
 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng một ô,kết thúc bằng một dấu chấm xuỗng dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
 - Từ ngữ chủ đề:Là những từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần trong đoạn văn(thường là chỉ từ,đại từ,các từ đồng nghĩa)nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
 - Câu chủ đề:Là câu mang nội dung khái quát hoặc then chốt của đoạn vư,lời lẽ thường ngắn gọn,thường đủ hai thành phần chính chủ ngữ vfa vị ngữ,thường đứng ở đầu hoặc cuối đọan văn,có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng chủ đề được đề cập ,thảo luận hoặc nói đến trong đoạn.
VD:Chị Dậu có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Thương chồng con tha thiết, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
*Vai trò của câu chủ đề:Câu chủ đề có vai trò quan trọng nhất trong đoạn văn.
*Yêu cầu:Khái quát,xúc tích,chỉ nêu ý khái quát của đoạn văn,không nên đưa ra ý chi tiết,cụ thể nhưng phải bao gồm cả nội dung và giới hạn mà đọan văn giới thiệu hoặc đề cập đế.(Cần tránh khái quát quá hoặc chi tiết quá).
 - Các câu còn lại :Có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn.
3.Cách trình bày nội dung đoạn văn:
- Trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành.
a.Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành: Là cách trình bày nội dung đoạn văn không sử dụng câu chủ đề.Các câu trong đoạn văn có quan hệ bình đẳng với nhauvề ý nghĩa, không câu nào phụ thuộc hoặc bao hàm câu nào.
 VD:Đêm hôm ấy trời mưa phùn.Đêm hôm sau lại mưa tiếp.Cỏ mọc tua tủa. Một màu xanh ngọt ngào,thơm ngát toả ra mênh mông khắp trên sườn đồi.
b.Trình bày nội dung theo cách diễn dịch:
 -Là cách trình bày nội dung đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể,câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai làm rõ ý của câu chủ đề.
 VD: Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết.Đối với chồng,chị chăm sóc tận tình chu đáo khi đau ốm,chị dám chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.Đối với con,chị đau đớn vò xé tâm can khi phải bán cái Tí để lấy tiền nộp sưu cho chồng.
Phân tích: Câu 1 là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai làm rõ ý của câu chủ đề.
c.Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp:
 -Là cách trình bày nội dung đoạn văn đi từ ý cụ thể chi tiết đến ý khái quát,câu chủ đề đứng ở cuối doạn văn.Trước câu chủ đề có thể dùng các từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết khái quát:Tóm lại, có thể nói rằng,nhìn chung lại
 VD:Chị Dậu đã chăm sóc chồng tận tình chu đáo.Khi anh Dậu bị ốm,chị dám chống lại cia lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.Còn đối với con,chị vò xé tâm can khi phải bán đứa con gái mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế. để có tiền nộp sưu cho chồng.Có thể nói chị Dậu là người phụ nữ thương chồng và yêu con tha thiết.
B. Bài tập vận dụng
Bài 1. Cho câu chủ đề “ Lão Hạc trong câu chuyện cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người có phẩm chất cao đẹp”. Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn diễn dich sau đó chuyển thành đoạn văn quy nạp
* Các ý triển khai câu chủ đề
- Trước hết lão Hạc là một người nhân hậu, lương thiện ( lão yêu quý con chó như đối với một đứa cháu nhỏ, dằn vật đau đớn khi nỡ đánh lừa con chó, cả cuộc đời lão chưa làm một việc gì trái với lương tâm)
- Thứ hai: Lão là người yêu thương con sâu sắc( lão lo lắng, thương yêu, dành trọn vẹn của cải, gia sản thậm trí hi sinh cả bản thân để quyết dành cho con tương lai tươi sáng)
- Không những thế lão Hạc còn giàu lòng tự trọng ( Lão sống bằng sức lao động của mình, từ chối một cách hách dịch mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lo lắng một cách chu đáo về hậu sự của mình, không muốn phiền hà đến hàng xóm)
- Cuối cùng lão là một người có ý thức sâu sắc về nhân phẩm làm người ( Lão thà ăn bả chó để kết liễu cuộc đời của mình chứ nhất định không chịu tha hoá, bán rẻ lương tâm của mình)
* Hs viết thành đoạn văn hoàn chỉnh
-----------------------------------------------------------------------
Bài 2. Hãy viết đoạn văn chứng minh rằng “ Lão Hạc trong truyện ngắn của Nam cao có một số phận thật bất hạnh”
* Các ý cần triển khai:
- Lão là một người nông dân nghèo, cả cuộc đời sống trong túng thiếu, vợ mất sớm, lão phải nuôi con một mình
- Con lão phẫn trí đi đồn điền cao su, lão phải sống thui thủi một mình, đến con chó để bầu bạn vì nghèo khó cũng phải bán đi
- Cuộc sống ngày một khó khăn dồn lão đến con đường cùng
- Cả cuộc đời lão lương thiện nhưng cuối cùng phải chết trong đau đớn vật vã
Bài 3. Từ nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao giúp em cảm nhận gì về người nông dân Việt Nam trước cách mạng
* Câu chủ đề: Số phận và cuộc đời người nông dân Việt Nam trước cách mạng được hiện lên thật rõ nét và sinh động thông qua nhận vật lão Hạc trong tuyện ngắn của nhà văn Nam Cao
* Các ý cần triển khai:
- Chăm chỉ,cần cù nhưng nghèo đói, vất vả
- Có cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, bị dồn tới con đường cùng khiến phải tha hoá lương tâm hoặc phải tự tìm đến cái chết
- Họ có phẩm chất cao đẹp đáng trân trọng và học tập
E.Hướng dẫn học tập về nhà:
- Ôn tập khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
- Tự hoàn thành và sửa chữa các bài tập chưa hoàn thiện ở lớp
- Học thuộc lý thuyết và sưu tầm mỗi cách trình bày nội dung đoạn văn một đoạn văn làm VD minh họa.
Ngày soạn: 7/10/2010
Ngày dạy:14/10/2010
Bài 2: Bài tập thực hành về xây dựng 
đoạn văn trong văn bản
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh dựa vào đọan văn đã có sẵn để nhận biết cách làm của một đoạn văn cụ thể có mở đọan,thân đoạn,kết đoạn,có câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và để xác định được đó là cách trình bày nội dung đọan văn theo cách nào.
2. Kĩ năng:
-Rèn cách viết bố cục, cách viết đoạn văn, ghi cảm nhận của cá nhân về nhân vật hoặc các sự việc, vấn đề đã được học.
- Củng cố cách trình bày và diễn đạt ý một cách lưu loát và có sức hấp dẫn
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án.Các dạng bài tập vận dụng
-Học sinh: Ôn tập bài cũ.
III.Tiến trình giờ học:
A.ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số.
B.Kiểm tra bài cũ:
H. Nếu các cách trình bày nội dung đọan văn,cho ví dụ minh họa?
C.Bài tập ôn:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy học
Bài 1:
- GV treo bảng phụ
- Hs đọc và quan sát kĩ nội dung đoạn văn
?Dựa vào đọan văn, hãy xác định đâu là câu chủ đề?Cách sắp xếp các câu văn như trên đã hợp lí chưa?
?Hãy sắp xếp lại các câu văn sao cho phù hợp?
- Hs xác định câu chủ đề
- Phân tích lôgic các ý để phát hiện chỗ chưa hợp lí, sau đó sắp xếp lại đoạn văn theo một bố cục chặt chẽ hơn
Bài 2:
?Theo dõi vào ba đoạn văn.
?Hãy phân tích và chỉ ra phương pháp trình bày nội dung ba đoạn văn?
Bài 3.
Viết một đọan văn ngắn từ năm đến bảy dòng theo cách quy nạp với chủ đề: Người học sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
- Hs xác định câu chủ đề, xác định cách trình bày nội dung đoạn văn
- Tìm các câu triển khai ý cho câu chủ đề
- Liên kết và trình bày các ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
Bài 4
- HS làm bài, trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
Bài 5
* Gợi ý:
- Cần nêu cảm nghĩ của em về gia cảnh của cô bé ( đó là 1 cô bé nghèo, sống thiếu tình thương yêu, phải tự lao động vất vả để kiếm sống)
- Suy nghĩ về hoàn cảnh của cô bé trong đêm giao thừa
- Cảnh cô bé quẹt diêm và những mộng tưởng
- Cảm nghĩ của em về cái chết của cô bé
- Suy nghĩ gì về xã hội mà cô đương sống
- Đánh giá về thái độ của nhà văn đối với cô bé bất hạnh
* Bài tập nhận diện cách trình bày nội dung đoạn văn
1.Bài tập 1:Cho đọan văn:
Phải bán con,chị Dậu như đứt từng khúc ruột(1).Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy(2). Xót chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp,chị đã lấy thân mình che chở cho chồng(3).Thậm chí chị còn sẵn sàng chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu(4).Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng, thuơng con giàu lòng vị tha và đức hi sinh(5). Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng ,đến thằng Dần, cái Tí(6).
-Câu chủ đề:Câ ... nh hàm sỳc. 
C. Cú nhịp điệu và giàu cảm xỳc. 
D. Cú tớnh hỡnh tượng. 
23 Trong bài thơ Tức cảnh Pỏc Bú, cuộc sống vật chất của Bỏc Hồ như thế nào?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Bỏc Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chỏn, khụng cú ý nghĩa. 
B. Bỏc Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng. 
C. Bỏc Hồ sống bỡnh dị nhưng khụng hề thiếu thốn. 
D. Bỏc Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bỏc vẫn cho rằng đú là một cuộc sống sang trọng. 
24 Cõu thơ "Ngục trung vụ tửu diệc vụ hoa" trong bài thơ Ngắm trăng thể hiện điều gỡ?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Sự thiếu thốn gian khổ trong chốn lao tự. 
B. Tiếc rằng khụng cú rượu, hoa để ngắm trăng. 
C. Phờ phỏn chế độ nhà tự của quõn Tưởng tàn bạo. 
D. Mong cú rượu cú hoa để ngắm trăng. 
25 Cú thể thay thế từ "gian lao" trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. nghiệt ngó. 
B. khú khăn. 
C. mệt mỏi. 
D. phức tạp. 
26 Cõu cầu khiến dưới đõy dựng để làm gỡ?
"Vậy muụn vàn lần mong mỏi quan lớn hóy rủ lũng thương, che chở cho nú được toàn vẹn; cụng ơn cứu sống của ngài, mẹ con nú xin ghi xương tạc dạ". (Hoàng Lờ nhất thống chớ, Ngụ gia văn phỏi)
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Yờu cầu. 
B. Khuyờn bảo. 
C. Van xin. 
D. Ra lệnh. 
28 Làm thế nào để cú kiến thức về một danh lam thắng cảnh trước khi viết bài giới thiệu nơi đú?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh đú. (1) 
B. Tra cứu tài liệu, sỏch vở về danh lam thắng cảnh đú. (2) 
C. Học hỏi những người cú hiểu biết vế danh lam thắng cảnh đú. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đỳng. 
29 Nhận xột nào núi đỳng nhất tõm trạng của Bỏc Hồ được thể hiện qua cõu thơ cuối "Cuộc đời cỏch mạng thật là sang" trong bài thơ Tức cảnh Pỏc Bú?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Tin tưởng vào tương lai tươi sỏng của đất nước. (2) 
B. Vui thớch được sống chan hũa với thiờn nhiờn. (1) 
C. Cả (1), (2), (3) đều đỳng. 
D. Lạc quan với cuộc sống cỏch mạng đầy gian khổ. (3) 
30 Bản dịch bài thơ Đi đường thuộc thể thơ gỡ?
Chọn cõu trả lời đỳng 
A. Tứ tuyệt. 
B. Thất ngụn tứ tuyệt. 
C. Lục bỏt. 
D. Song thất lục bỏt. 
Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đỏp ỏn
B
A
B
D
C
D
C
A
A
D
A
C
C
C
D
Cõu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đỏp ỏn
C
B
B
B
A
B
A
D
B
B
C
D
C
C
HĐ2: Rèn kĩ năng cảm nhận tác phẩm 
 * Đề bài1 : Phân tích cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa qua bài: Nước Đại Việt ta
 * Tìm hiểu đề
 - Thể loại: NL
 - Nội dung cần làm sáng tỏ: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.
 - Cách làm: phân tích các phần trong đoạn trích.
 *. Dàn ý
 1. Mở bài
- NT là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ''BN sách'' với chiến lược tâm công. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC - một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài BNĐC nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
 2. Thân bài
 - Nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo là quan hệ giữa người với người, bó hẹp trong đạo vua tôi. Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là “yên dân” và ''điếu phạt'' “ trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ''Bình Ngô đại cáo'' thì Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. ở đây hành động điếu phạt là trừ giặc Minh bạo ngược để cho dân có cuộc sống yên lành. Đây là tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. Như vậy nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Qua đó ta thấy tư tưởng của những vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn như Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
- Tám câu thơ tiếp tác giả khẳng định chủ quyền dân tộc. Một đất nước có độc lập, chủ quyền là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... '' . Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc. Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''. Nhắc đến điều này NT nhằm khẳng định nước Đại Việt là nước độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan của lịch sử không thể chối cãi được - điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định. Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
- Phần cuối của đoạn trích bằng giọng văn hùng hồn tác giả đã dẫn ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ sức mạnh của nhân nghĩa
 Lưu Cung tham bại.
 Triệu Tiết vong
 Cửa Hàm TửÔ Mã.
- NT đã đưa ra những minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của chính nghĩa. Kẻ thù cố tình xâm phạm chủ quyền, đi ngược lại chân lí khách quan, lấy tư tưởng nước lớn bá quyền thì trước sau cũng thất bại: Lưu Cung thất bại, Toa Đô, Ô Mã bị giết bị bắtTác giả lấy chứng cớ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
3. Kết bài
- Với cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thô riêng, có phong tục tập quán riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
* Viết bài
1. Mở bài
- NT là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ''BN sách'' với chiến lược tâm công. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC - một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài BNĐC nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
2. Thân bài
3. Kết bài
- Với cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thô riêng, có phong tục tập quán riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
. Bài tập 2: Cảm nhận của em về bài thơ quê hương- Tế Hanh
*.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
 - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
*. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính
b. Thân bài
1 Hình ảnh quê hương
a. Giới thiệu chung về làng quê 
- H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển.
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. 
 -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: 
 Chiếc thuyền nhẹ .mã
 Phăng mái..giang 
khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to nhưgió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt
.Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ như thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe
- Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân .vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường.
 - Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im nằm, nghe vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ
- Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương
2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối)
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
c. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
 3. Viết bài
 a. Mở bài
- TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. 
''Quê hương'' là bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
b. Thân bài
c. Kết bài
 Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiét của nhà thơ.
4.Đọc và chữa bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day nhieu buoi tuan.doc