Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 20

Tiết77

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN

LÀM THƠ 7CHỮ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.

 - Tạo hứng thú cho việc học NV và ước mơ sáng tạo thơ văn.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Gián án.

 - HS: Sưu tầm và tập làm thơ 7 chữ.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc một bài thơ bảy chữ mà em biết . Thuyết minh ngắn gọn về thể thơ ?

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5.1.09
Ngày giảng : 12.1.09 Tiết77
Hoạt động ngữ văn
làm thơ 7chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.
	- Tạo hứng thú cho việc học NV và ước mơ sáng tạo thơ văn.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Gián án.
	- HS: Sưu tầm và tập làm thơ 7 chữ.
C. Các bước lên lớp:
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc một bài thơ bảy chữ mà em biết . Thuyết minh ngắn gọn về thể thơ ? 
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung 
HĐ1: Khởi động 
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu và nhận diện thể thơ bảy chữ . Hôm nay để rèn luyện kĩ năng thực hành làm thơ bảy chữ chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay . 
2
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc bài tập a, b
Học sinh thảo luận theo nhóm (NL)
Yêu cầu từng nhóm đọc phần bài làm của mình 
GV nhận xét 
- Học sinh có thể làm bài theo ý mính, theo luật thơ Đường: "nhất, tam ngũ bất luận", “nhị, tứ, lục phân minh".
20
1. Tập làm thơ 7 chữ. 
a, 
- Tôi thấy người ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng.
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá 
Hút bụi suốt ngày đã sớng chăng.
- Tôi thấy người ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng
Đáng cho cái tội quân lừa dối 
Già khắp nhân gian gọi là thằng 
- Tôi thấy người ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng
Nó hay nói dối nên bị tội 
Tội nó phải ngồi gốc đa chăng ?
? Làm tiếp bài thơ dang dở cho chọn vẹn theo ý của mình?
b. 
- Vui sao ngày đã chuyển sang hè 
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi 
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
- Vui sao ngày đã chuyển sang hè 
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Bạn bè khắp nơi vang tiếng hát 
Hát mãi bài ca sắp nghỉ hè
- GV gọi 1 số học sinh đọc bài của mình.
Học sinh khác nhận xét.
- GV nêu u điểm, nhược điểm và cách sửa.
- GV gọi học sinh đọc 1 số bài thơ đọc thêm SGK.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành 
Gv chia lớp thành 4 nhóm . Mỗi nhóm làm một bài thơ 7 chữ chủ đề tự chọn 
GV gọi các nhóm trình bày bài thơ của mình 
GV – Học sinh nhận xét 
GV gọi cá nhân học sinh trình bày cho điểm nếu bài làm hay có chủ đề , đúng luật thơ. 
20
2. Thực hành 
4 . Củng cố:1p
? Muốn làm 1 bài thơ 7 chữ 4 câu hoặc 8 câu). Cần phải xác định những yếu tố nào?
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Bài cũ: Tiếp tục tìm hiểu kỹ năng về thể thơ 7 chữ.
 - Bài mới: Ông Đồ 
 Chú ý đọc và trả lời phần đọc hiểu văn bản 
 -----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10.1.09
Ngày giảng: 16.1.09 Tiết 78
 Văn bản : Ông Đồ
 ( Vũ Đình Liên)
A.Mục tiêu : 
 - Giúp HS cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của Ông Đồ,qua đó thấy được niềm cảm thông & nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xa gắn liền với nét văn hóa cổ truyền .Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
 - Rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm, tìm hiểu thể thơ 5 chữ
 -Giáo dục lòng thơng cảm với lớp ngời đã lỗi thời
B .Chuẩn bị
 - GV;Soạn bài,Sgk,sgv,tài liệu tham khảo
 - HS: Vở viết,Sgk, đọc trước bài
C.Các bước lên lớp 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: 1p ? Đọc thuộc lòng bài khổ thơ đầu bài Nhớ rừng ? Cho biết tâm trạng của Hổ ở vườn Bách thú ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động 
Chúng ta còn nhớ một thời “ Thịt mỡ, dưa hành bánh trưng xanh, câu đối đỏ”là những hương vị không thể thiếu trong một cái tết cổ truyền của dân tộc . Nó vốn là truyền thống , là di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc . Nhưng liệu đến bây giờ chúng ta còn lưu giữ vẻ đẹp truyền thống này không ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học bài học hôm nay .... 
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc . Cần đọc tình cảm trữ tình pha chút tự sự . Khổ 3,4,5 đọc giọng buồn nuối tiếc 
? Học sinh chú vào chú thích sao và nêu những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm ? 
? Bài thơ sáng tác theo thể nào ? tác dụng của thể thơ ? 
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? 
Gv yêu cầu học sinh đọc khổ thơ đầu 
? Ông đồ được giới thiệu qua những chi tiết thời gian và không gian nào ? 
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tái hiện hình ảnh ông đồ? Chi tiết nghệ thuật đó có ý nghĩa như thế nào ?
? Từ đó em nhận xét gì về cảnh sắc thiên nhiên và con người trong khổ thơ thứ nhất ? 
Sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người , con người với con người có sức gợi tả niềm vui và hạnh phúc 
Học sinh đọc tiếp khổ thơ thứ hai 
? Tài năng viết chữ của ông đồ tác giả gợi tả qua chi tiết nào ? 
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Từ đó em hình dung như thế nào về tài năng của ông đồ qua hình ảnh miêu tả đó ? 
? Nét chữ tạo cho ông đồ có địa vị như thế nào trong lòng mọi người ? 
? Vậy em nhận xét gì về cuộc sống của ông đồ trong hai khổ thơ trên ?
? Như vậy theo em liệu đây có phải là thời kì hoàng kim của ông đồ không ? Vì sao ? 
Học sinh thảo luận (NL)
Học sinh báo cáo 
Đây không phải là thời kì hoàng kim của ông đồ . Ông đồ vốn sinh ra là để dạy học, được mọi người trong vọng kính nể . Tuy nhiên do sự trượt dốc của nho học đã kéo theo một lớp người trở thành nạn nhân . Ông đồ của Vũ Đình Liên là chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại . Sự tuần hoàn của hoa đào , của ông đồ của mực tàu giấy đỏ tạo nên một nét thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến xuân về . Nhưng người ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình . Vẻ già nua đáng thương hay đạo học suy tàn ? Trớ trêu thay , nơi ông núi giữ vẻ đẹp văn hoá , nơi ông có thể kiếm sống lại “ Bên phố đông người qua” Hình bóng lẻ loi cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng . 
Học sinh đọc hai khổ thơ tiếp 
ở khổ thơ nay ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh ông đồ với mục tàu giấy đỏ bên hè phố ngày tết 
? Chúng ta hãy so sánh xem có điểm gì khác so với khổ thơ trước ? 
Khác ở chỗ trước kia bao nhiêu người thuê viết thì bây giờ người thuê viết nay đâu ? Một câu hỏi buồn xa vắng . Ông đồ vẫn ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ đến thê lương 
? Nỗi buồn đó được diễn ta qua những hình ảnh thơ nào ? 
? Tác gỉa đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảnh của ông đồ ? 
Gv Bình : Biện pháp nhân hoá đã đem nỗi buồn của con người phú cho giấy mực làm cho nỗi buồn càng thấm thía . Trong sắc bẽ bàng của giấy , sự kết đọng lạnh lùng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn . Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh một nỗi buồn khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng . 
? Đến khổ thơ thứ tư hình ảnh ông đồ tiếp tục được tác giả miêu tả như thế nào ? 
ở khổ thơ trên “ Mỗi năm mỗi vắng , tức là dù ít ỏi nhưng vẫn có người thuê viết , vẫn còn có người biết đến ông . Nhưng rồi cuối cùng cũng đến lúc : Ông đồ ...ai hay 
? So sánh thời gian và không gian ở khổ thơ này với khổ thơ thứ nhất xem điều gì đã thay đổi và điều gì không thay đổi ? 
Từ đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Tại sao lại có sự thay đổi này ? Phải chăng ông đồ không còn giữ được nét chữ như ngày xưa? 
học sinh trả lời 
Gv nhận xét 
?Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ “ Lá vàng rơi trên ....bụi bay” ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
Gv bình : Hai câu thơ tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng , là ngoại cảnh nhưng chính là tâm cảnh , là hai câu thơ giàu chất tạo hình đặc sắc nhất . Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh ông đồ ngồi bó gối trên vỉa hè , lá vàng rơi trên giấy không muốn nhặt , mắt ngơ ngác buồn rầu nhìn mưa bụi bay . Lá vàng rơi bao giờ cũng gợi lên cảm giác buồn bã tàn tạ , cũng như số vận ông đồ đã đến lúc suy tàn . Mưa bụi bay lất phất đầy trời gợi không gian mờ mịt , ảm đạm như chính số phận của ông . 
? Từ việc phân tích trên , em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh ông đồ ? 
Học sinh đọc khổ thơ cuối 
? Có gì giống và khác nhau trong chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ? 
? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ? Theo em có cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn đó ? 
Và cái nhìn đó chuyển vào bên trong cảm xúc để nhà thơ viết tiếp hai câu cuối : 
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ ? 
? Theo em câu hỏi cuối câu thơ có phải dùng để hỏi không ? Có ý nghĩa như thế nào ? 
Hoạt động 4 ; Hướng dẫn tổng kết – ghi nhớ 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
? Theo em yếu tố nào khiến bài thơ ông đồ có sức lay động và cảm hoá lòng người ? 
Niềm thương cảm chân thành của tác giả 
Lời thơ giản dị hàm xúc 
Bài thơ giàu hình ảnh nhạc điệu 
2
40
5
5
30
11
12
7
1
I. Đọc – Thảo luận chú thích 
1 . Đọc văn bản 
2. Thảo luận chú thích 
a. Tác giả : Vũ Đình Liên ( 1913-1996) là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm , thường hay viết về những hoài niệm 
b. Tác phẩm : Bài thơ Ông đồ là một trong những bài thơ tiêu biểu xuất sắc của ông . 
II. Bố cục 
Chia 3 phần 
+ Phần 1: 2 khổ thơ đầu -> Hình ảnh ông đồ xưa 
+ Phần 2: 2 khổ thơ tiếp -> Hình ảnh ông đồ nay 
+ Phần 3 : Còn lại -> Nỗi lòng của tác giả 
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Hình ảnh ông đồ xưa
Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bầy mực tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua 
- Thời gian : vào dịp tết 
- Không gian : Bên phố đông người qua lại 
-> Tác giả sử dụng nghệ thuật hoán dụ qua hình ảnh “ hoa đào” là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc . Quan hệ từ “lại” miêu tả sự xuất hiện đều đặn hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết – Mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho 
“ Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa rồng bay” 
-Nghệ thuật so sánh để khẳng định nét chữ của ông đồ mang vẻ đẹp phóng khoáng , bay bổng sinh động và cao quí 
- Mọi người rất quí trọng và mến mộ tài năng viết chữ của ông đồ 
=> Ông đồ được sống một cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc 
2. Hình ảnh ông đồ nay 
Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
Người thuê viết nay đâu 
Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiêng sầu
-Tác giả mượn phép nhân hoá diễn tả nỗi cô đơn , buồn tủi đến hiu hắt của ông đồ
Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay 
Lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi bay 
- Nghệ thuật đối lập đầy xót xa giữa cái không thay đổi và và cái đã thay đổi để làm nổi bật sự lãng quên tuyệt đối . Ông đồ ngồi đó lạc lõng giữa cuộc đời , đó là một nỗi niềm đầy bi kịch 
- Lời thơ đã mượn cảnh ngụ tình . Đây là hai câu thơ giàu tính tạo hình , đặc sắc nhất trong cả bài thơ 
-> Hình ảnh ông đồ gợi sự buồn thương cho cả một lớp người đã trở lên nỗi thời . Từ đó gợi sự thương cảm cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ , bị rơi vào quên lãng .
3 . Nỗi lòng của tác giả ... ng , em hiểu gì về tâm sự của Trần Tuấn Khải ? 
? Bài thơ có sức diễn tả , khởi gợi tình cảm thống thiết của lòng người còn là nhờ vào âm điệu tình cảm đặc biệt của một thể thơ dân tộc mà các em đã học đó là thể thơ nào ? Nêu tác dụng thể của thể thơ ? 
? Nhận xét về giọng điệu của bài thơ ? 
? Từ đó em đánh giá như thế nào về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết – ghị nhớ 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh làm bài 
GV hướng dẫn và yêu cầu về nhà làm 
2
35
10
5
20
2
3
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc văn bản.
- Thể thơ : Song thất lục bát 
+ Gồm 4 câu : - hai câu 7
 - một cặp câu 6-8
+ Cách hiệp vần : Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 
+ Đối : hai câu 7 đối với nhau . 
2. Thảo luận chú thích 
* Tác giả - tác phẩm 
a. Tác giả : Trần Tuấn Khải ( 1895-1983) thơ ông chan chứa tinh thần yêu nước 
b. Tác phẩm : Bài thơ được tác giả mượn từ câu chuyện lịch sử về cha con Nguyễn Phi Khanh để bộc lộ tình cảm yêu nước của mình . 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Tìm hiểu nội dung 
- Bài thơ thể hiện rõ tình cảm yêu nước thương nòi qua đó kích động tinh thần yêu nước 
- Bài thơ mượn lời của ông Nguyễn Phi Khanh nói với con khi ông bị quân Minh giải sang Trung Quốc . 
+ Gợi con nhớ đến nguồn cội tổ tiên cao quí ( Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã ...) 
+ Nói về chủ quyền dân tộc ( Giời Nam riêng...) 
+ Nỗi đau mất nước , lòng căm phẫn vô hạn , trước tội ác giặc Minh . 
+ Nhắc truyền thống dân tộc 
=> Trần Tuấn Khải mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm để bộc lộ cảm xúc của mình , từ đó khích lệ lòng yêu nước , chí căm thù giặc . 
2. Tìm hiểu nghệ thuật 
- Tình cảm sâu đậm mãnh liệt của tác giả đối với nước nhà được tác giả gửi gắm trọn vẹn qua thể thơ “ Song thất lục bát” . Đây là thể thơ diễn tả tốt nhất tâm sự kín đáo của con người 
- Giọng điệu tha thiết trữ tình tạo nên giá trị đặc sắc cho bài thơ
III. Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập 
4.Củng cố: 1
 - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ và khái quát nội dung và nghệ thuật 
5. Hướng dẫn học bài : 1
 - Học thuộc lòng bài thơ 
 - Nắm chắc được ND và NT của bài thơ 
 - Soạn bài : Quê hương . 
 Đọc thuộc lòng thơ 
 Tìm hiểu phần câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản 
 ---------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 13.1.09 
Ngày giảng : 17.1.09 Tiết 80
 Quê hương
- Tế Hanh -
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh cảm nhận được vẻ tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quý báu đằm thắm của tác giả, thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
	- Giáo dục lòng yêu mến tự hào về quê hương xứ sở.
	Bồi dưỡng tinh thần say mê cảm nhận và khám phá nét đẹp riêng của mỗi vùng quê.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ bài thơ.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Bài soạn , ảnh chân dung nhà thơ.
	- HS: Soạn bài:
C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :(1p) Đọc thuộc 8 câu đầu bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải ? Nêu nội dung bài thơ . 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mà thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Lời bài ca "Quê hương" khiến chúng ta không khỏi xúc động. Dù ai có đi xa quê cũng không bao giờ quên được những vẽ đẹp về quê hương.
Mỗi vùng quê có một nét đẹp riêng. Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh sẽ cho chúng ta cảm nhận được hình ảnh một làng chài ven biển miền Trung Trung Bộ hơn nửa thể kỷ nay.
2
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
37
I. Đọc và thảo luận chú thích.
Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ, giọng trong trẻo, chú ý nhịp phổ biến: 3/2/3 hoặc 3/5.
2
1. Đọc.
Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét.
Giáo viên giới thiệu chân dung tác giả.
3
2. Thảo luận chú thích 
? Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm ? 
Giáo viên mở rộng thêm về tác giả.
- Tácgiả: Tế Hanh (1921) quê:Quảng Ngãi. Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT (1996).
- Bài thơ rút trong tập nghẹn ngào (1939) sau được tin trong tập Hoa niên xuất bản 1945
- Giáo viên giới thiệu tuyển tập thơ Tế Hanh.
- Tác phẩm: Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh và bài "Quê hương" là sự mở đầu.
- Từ khó : 
? Em hiểu thế nào là trai tráng? tuấn mã? ghe?
Giáo viên giải thích.
+ Các buồm vôi: Cảnh buốm bằng vải màu trắng như vôi:
+ Phăng mái chèo, nghề chái lưới.
? Theo em, văn bản chia làm mấy phần?
3
II. Tìm hiểu bố cục.
- 3 phần.
+ Phần 1: 8 câu thơ đầu -> cảnh dân chài làng chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
+ Phần 2: 8 câu tiếp -> cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Phần 3: Câu cuối: 4 câu cuối 
- > nỗi nhớ quê hơng.
? Văn bản được làm theo thể thơ gì?
- Thể tám tiếng/dòng -> một thể thơ khá phổ biến trong phong trào thơ mới.
Giáo viên nhắc lại chú ý 8 câu đầu.
? Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về làng quê của mình như thế nào ? 
? Em nhận xét gì về lời giới thiệu ? 
? Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong điều kiện thời gian và không gian thế nào ? 
? Nhận xét về thời gian và không gian cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ? 
GV bình : Chỉ bằng mấy chữ mà tác giả đã dựng lên cả không gian và thời gian : Cảnh bầu trời trong trẻo , gió nhẹ , rực rỡ nắng hồng buổi bình minh . Khung cảnh ấy rất hợp với tâm trạng phấn chấn của dân chài bơi thuyền đi đánh cá
? Hình ảnh chiếc thuyền ra khơi được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào ? 
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong những hình ảnh thơ trên ? Qua biện pháp nghệ thuật đó tác giả diễn tả không khí ra khơi thế nào ? 
? Phân tích nghệ thuật hai câu thơ “ Cánh buồm giương to ...góp gió” ? 
Khi miêu tả tác giả sử dụng hình ảnh nhân hoá “ Rướn thân trắng....” Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi vốn gần gũi quên thuộc bỗng trở nên lớn lao thiêng liêng , vừa thơ mộng vừa hùng tráng . Nhà thơ chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm . Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể , vừa gợi ra cái linh hồn của sự vật . Tuy nhiên phép so sánh ở đây không cho làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng , mang ý nghĩa lớn lao . Bao nhiêu trìu mên thiêng liêng , bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân làng chài còn có thể gửi gắm vào đâu đầy đủ hơn là hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi ? 
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả bằng những hình ảnh nào ?
? Em nhận xét gì về khung cảnh này ? 
? Tại sao tác giả lại viết “ Nhờ ơn trời ...”. Em hiểu “ Nhờ ơn trời” có nghĩa như thế nào ? 
Là lời cảm tạ trời đất đã phù hộ cho người dân làng chài , bởi mỗi lần đi biển là sự sống gắn liền với cái chết , người ở nhà đầy tâm trạng lo âu , khấn cầu cho người đi biển gặp may mắn an toàn và đánh được nhiều cá . 
? Hình ảnh trai tráng và con thuyền được tác giả miêu tả qua hình ảnh thơ nào ? 
? Nhận xét về từ ngữ hình ảnh và nghệ thuật của bốn câu thơ trên ? 
? Cảm nhận của em về người dân chài từ chi tiết này ? 
Đây là những câu thơ hay nhất và tinh tế nhất của bàicủa bài thơ , câu đầu tả làn da ngăm ...của người dân làng chài theo lối tả thực , câu sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn : “Cả thân hình nồng thở ...” thân hình vạm vỡ của người dân làng chài thấm đậm hơi thở của biển cả, nồng nàn vị xa xăm của đại dương bao la . Cái hay độc đáo của hai câu thơ là gợi tả linh hồn và tầm vóc của những người con biển cả . Hai câu thơ miêu tả con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo ....
? Từ đó em có cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn của nhà thơ Tế Hanh ? 
? Nỗi như quê hương được tác giả diễn tả qua những từ ngữ , hình ảnh thơ nào ? 
? Em nhận xét gì về những hình ảnh được diễn tả trong nỗi nhớ của tác giả ?
? Tại sao khi nhớ về quê hương tác giả không nhớ đến mùi vị nào khác mà lại nhớ “mùi nồng mặn” ? 
Vì đó là mùi đặc trưng của biển cả làng chài : mùi của muối mặn , mùi của biển cả , rong rêu , mồ hôi ... đó là mùi vị thân thương của nhà thơ 
? Từ đó em hiểu tác giả gắn bó tình cảm của mình như thế nào với quê hương ? 
Hoạt động 3: Tổng kết ghi nhớ 
? Đọc bài thơ quê hương , em cảm nhận những điều tốt đẹp nào của sự sống và lòng người ? 
Học sinh nêu cảm nhận
Gv nhận xét kết luận 
? Em học tập được gì từ nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương từ bài thơ này ? 
Học sinh thảo luận (NL)
 Đại diện các nhóm trả lời – GV nhận xét
Tình cảm chân thành , thắm thiết trong cảm xúc . Tạo dựng những hình ảnh khoẻ khoắn , chân thực mới lạ để thể hiện tâm hồn 
29
10
10
9
3
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 
* Giới thiệu về làng 
- Nghề nghiệp : đánh cá 
- Vị trí của làng : ven biển 
-> Lời giới thiệu tự nhiên mộc mạc giản dị 
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá 
- Khi trời trong , gió nhẹ , sáng mai hồng 
-> Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong không gian bát ngát rực rỡ của buổi bình minh 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo ....
Cánh buồm ...như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng ....
- Nghệ thuật: Động từ mạnh (băng, phăng, rướn) hình ảnh so sánh (như con tuấn mã),nhân hoá , ẩn dụ làm nổi bật vẽ đẹp mạnh mẽ của những con thuyền ra khơi trong khí thế mạnh mẽ cường tráng , khoẻ khoắn rắn rỏi 
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về . 
- Bến đỗ : ồn ào 
- Dân làng : tấp nấp 
- Cá đầy ghe, tươi ngon 
- > Không khí sôi động nhộn nhịp. ăm ắp niềm vui và sự sống . Thể hiện cuộc sống ấm no trù phú 
“ Dân chài lưới làn da ngăm ...
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
Chiếc thuyền im bến mỏi ...
Nghe chất mối thấm dần ...
Từ ngữ tinh tế giàu hình ảnh , phép , nhân hoá,
ẩn dụ ( chiếc thuyền ) làm nổi bật hình ảnh người dân làng chài mang vẻ đẹp và sức sống nồng nhiệt của biển cả 
=> Tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật quê hương 
3. Nỗi nhớ quê hương 
- Nhớ : biển , cá , cánh buồm , con thuyền , mùi biển ...
-> Nhớ tất cả những gì quên thuộc của quê hương 
=> Tác giả là người gắn bó , thuỷ chung với quê hương cho dù xa cách 
IV Ghi nhớ (SGK)
4.Củng cố: 1
 - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ và khái quát nội dung và nghệ thuật 
5. Hướng dẫn học bài : 1
 - Học thuộc lòng bài thơ 
 - Nắm chắc được ND và NT của bài thơ 
 - Soạn bài : Khi con tu hú 
 Đọc thuộc lòng thơ 
 Tìm hiểu phần câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản 
 ---------------------------------------------------------------
Buồn cho lớp học của chúng tôi 
Giờ học hôm nay thật là tồi
Một bạn dở vở bị bắt sống 
Thế là công sức đổ xuông sông
Thôi nhé từ nay đừng học chống 
không thì có ngày mặt đeo mo. 
Tính xấu từ nay cần phải bỏ 
 Cảm ơn mẹ nhiều lắm. Sorry mẹ....

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc