Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 36

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 36

 Tiết 133 134 :

 CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG

 ( Phần văn và tập làm văn )

1. MụC TIÊU

a) Về kiến thức: Giúp HS

 - Biết sưu tầm biên tập, nhận xét các câu tục ngữ ca dao ở địa phương.

b) Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng sưu tầm tìm hiểu vốn văn học địa phương.

c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích, trân trọng văn học địa phương Sơn La

2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.

b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

3. TIếN TRìNH BàI DạY

 * ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:

 lớp 7B,C :

a) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại việc chuẩn bị bài của HS

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 36 BàI 33
Ngày soạn: 30/4/2009 Ngày dạy: 13 /5/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 14 /5/2009 Dạy lớp 7B,C
 Tiết 133 134 : 
 CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG 
 ( Phần văn và tập làm văn )
1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Giúp HS
 - Biết sưu tầm biên tập, nhận xét các câu tục ngữ ca dao ở địa phương.
b) Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng sưu tầm tìm hiểu vốn văn học địa phương..
c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích, trân trọng văn học địa phương Sơn La
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7B,C :
a) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại việc chuẩn bị bài của HS
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 ở bài 18 các em đã đợc học chương trình địa phương phần văn, chúng ta đã nhận bài tập sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao ở địa phương Sơn La, thời gian chuẩn bị bài rất dài. Tiết học hôm nay cô trò ta cùng báo cáo, tổng kết lại những kết quả lao động của các em. 
 	 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ
1.Yêu cầu sưu tầm
Ca dao .tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói về địa phương.
2. Tổ trưởng thu bài sưu tầm của tỏ mình
3. Tổ trưởng biện tập lại (loại bỏ bớt các câu không đạt yêu cầu)
 sắp xếp theo vần (không chọn lặp câu)
4. Từng tổ đọc cho tập thể lớp nghe.
5. Cho HS các tổ nhận xét về các câu cao ,dao ,tục ngữ đã sưu tầm chọn câu hay phân tích, nêu cảm nghĩ.
6. Giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm.
Biểu dương tổ, cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giả thích đúng các câu.
GV cho các tổ dán kết quả sưu tầm viết lên bảng phụ.
Gọi HS đọc, nhân xét cách trình bày.
GV giới thiệu thêm cho HS 1 số câu tục ngữ, ca dao
* Tục ngữ dân ca Thái
- Lười biếng chẳng ai thiết
Siêng việc ai cũng chào mời
- Người lười lấy vợ xa
Người chăm được vợ trong bản
-Một hạt thóc chín hạt mồ hôi.
Dậy sớm được nhiều việc.
Dậy muộn được ít việc
Chị em cùng cha như ong cùng tổ
Chị em cùng mẹ như quế cùng rừng
-Sao chìm sẽ nắng
Sao tỏ sẽ mưa
Muốn sẹo thì gẹo gấu
Muốn húp híp trêu ong.
* Tục ngữ dân ca Thái
 + Tục ngữ : 
Chết đất chôn,sống đất nuôi
Trời vẩy cá thì mưa
Trời vẩy beo thì nắng
Làm rãy mong mưa xuống
Làm ruống ước trời râm
 + Dân ca:
Có ai lại bỏ gà nuôi quạ
Đi làm nương mà bỏ ruộng mấy khi
Chồng mắng thì vợ nhịn lời
Vợ giận chồng lại lả lơi làm lành
Đoạn thôi bắc nối nầu canh
Hai là nấu nướng ngon lành cùng ăn
ăn xong lại cùng nhau làm lụng
Thể mới là cái nết vợ chồng
Anh xa em , anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh
-Bìm bịp chê sáo mỏ đen
Vịt già chê ruộng lầy không kiếm
Ai chê thóc già không ngon
có ngày ăn mon chấm mẻ
3.Tục ngữ dân ca Mường
 Lang đến nhà như ma đến cưả
 Lang đi chợ để nợ cho dân
4.Văn hoá đô thị Hà Nội qua ngôn ngữ ca dao
* Hàng: Có tới 33/ 36 phố phường bắt đầu bằng chữ hàng
Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Hà Nội như động tiên xa
Sáu giờ mới hết đèn xa đèn gần
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Thứ gì cũng có xa gần bán mua
Giữa chợ có anh Hàng Dừa
Hàng Cam, Hàng Quýt, Hàng Dưa, Hàng Hồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Hàng vóc. Hàng Nhiều, Hàng Song, Hàng Gà
Cổng chợ thì có Hàng Hoa
Có người đổi bạc chạy ra chạy vào...
II- Luyện tập : ( 20)
 Phân tích:
* ải tà san ú, ải pú phẳn chựa Ông ngoại đan nôi, ông nội bện thừng, câu ca diễn tả công việc của những người ông chăm sóc đứa cháu yêu của mình. Đó là hình ảnh thật cảm động, họ hàng ông bà hai bên nội ngoại thật bận rộn lo cho đứa cháu yêu quý của mình, ai cũng muốn góp sức mình để cháu có thể được hưởng những hạnh phúc tốt đẹp nhất, qua đó họ có dịp thể hiện tình yêu thương, niềm vui mừng vô hạn vì có đứa cháu nhỏ, một thành viên mới của dòng họ. Đứa trẻ đang được hưởng sự yêu thương chăm sóc chu đáo, ân cần từ miếng ăn, giấc ngủ. Cuộc đời cháu hạnh phúc là niềm hạnh phúc của tất cả họ hàng nội ngoại, Câu tục ngữ thấm đẫm tư tưởng nhân văn.
- Câu tục ngữ có 2 vế cân xứng, gieo vần lưng ú pú thật khéo léo, uyển chuyển, diễn tả sự kết hợp nhịp nhàng, trôi chảy công việc đang diễn ra.
 * Kin khảu nhá lưm na, kin pa nhá lưm nặm- Ăn cơm đừng quên ruộng, ăn cá đừng quên nước( ao), là một câu tục ngữ hay, câu tục ngữ cũng có hai vế như những câu tục ngữ khác thường thấy. Cách gieo vần lưng nhịp nhàng na- pa nhá, đặc biệt từ nhá - đừng được nhắc lại trong cả hai vế . Câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen kin khảu, kin pa ( ăn cơm, ăn cá ) đừng bao giờ quên na - nặm ( ruộng ao ) là nơi đã cho ta những thứ đó . Nghĩa bóng kin khảu, kin pa là hưởng thụ những thành quả lao động, đừng bao giờ quên nơi cho ta những thành quả đó, ý nghĩa sâu sa là những người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc để có thành quả như hôm nay. Câu tục ngữ đồng nghĩa với ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Là những câu tục ngữ thể hiện lòng biết ơn, một truyền thống tốt đẹp của đồng bào Thái nói riêng và của dân tộc Việt nam nói chung.
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
	- Tiếp tục sưu tầm tục ngữ ,ca dao vào sổ tay
 -Tập đọc diễn cảm 4 văn bản nghị luận
Ngày soạn: 03 / 5/2009 Ngày dạy: 15/5/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 16/5/2009 Dạy lớp 7B,C
 Tiết 135 136
HOạT ĐộNG NGữ VĂN
1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Giúp HS
Củng cố kiến thức đã học về văn nghị luận trên cơ sở đọc diễn cảm nghị luận (tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu.. thể hiện rõ ràng từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, đúng thể loại.
c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tự giác tìm hiểu văn bản, yêu thích môn học.
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại việc chuẩn bị bài của HS
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 Để giúp các em có được những cách cảm thụ văn học, một trong những yếu tố quan trọng là phải đọc đúng với yêu cầu của thể loại thì mới hiểu đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Trong tiết hoạt động ngữ văn hôm nay ta sẽ thực hiện.
 	 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
GV nêu yêu cầu đọc
Đọc đúng : phát âm đúng ,ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng
 Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản ,giọng điệu riêng của từng văn bản.
*Tổ chức đọc
1, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Giọng chung toàn bài: hoà hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng
Đoạn mở bài :
2 câu đầu: nhấn mạnh các từ ngữ : nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch.
câu 3: ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1, 2) cụm c- v chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần,nhấn giọng các ĐT, TT
Phần thân bài: giọng cần liền mạch ,tốc độ nhanh hơn 1 chút .
Đoạn kết bài : giọng chậm và nhỏ hơn, nhấn mạnh các từ : cũng như, nhưng, nghĩa là phải, giải thích, tuyền truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho..
GV gọi HS đọc từng đoạn -GV nhận xét.
2, Sự giàu đẹp của tiếng việt
Đọc toàn bài với giọng chậm rãi ,tình cảm tự hào
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
3 , Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giọng nhiệt tình, ca ngợi, giản dị mà trang trọng, các câu văn trong bài dài, nhiều vế cần ngắt câu cho đúng, lưu ý các câu có dấu chấm cảm.
Gọi 2-3 HS đọc GV nhận xét.
4, ý nghĩa văn chương
giọng chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng 
2 câu đầu giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, 
Đoạn 2: câu chuyện có lẽ.... gợi lòng vi tha
giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện
đoạn 3: giọng như đoạn 2
GV đọc trước 1 lần, HS khá đọc tiệp 1 lần, sau đó gọi 4 HS đọc từng đoạn cho đến hết.
GV nhận xét cả 2 tiết luyện đọc
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích
 - Tìm đọc diễn cảm “Tuyên ngôn độc lập”
 - Luyện đọc diễn cảm các văn bản nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 36.doc