Giáo án Ngữ văn tiết 94: Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ

Giáo án Ngữ văn tiết 94: Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ

Tuần: 25

Tiết: 94

Minh Huệ

I/ MỤC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.

 - Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, .

2. Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ ¤n định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh bảng.

2/ Kiểm tra bài cũ:

 ? - Khi làm bài văn miêu tả người cần lưu ý điều gì ?

 -> + Xác định được đối tượng cần tả;

 + Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;

 + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 94: Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết: 94
Minh Huệ
I/ MỤC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
 - Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, .
Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ¤n định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh bảng.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? - Khi làm bài văn miêu tả người cần lưu ý điều gì ?
 -> + Xác định được đối tượng cần tả;
 + Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;
 + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
 ? - Bố cục của bài văn tả người gồm mấy phần ? (3 phần)
 -> + Mở bài: Giới thiệu người được tả;
 + Thân bài: Miêu tả chi tiết(ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói...);
 + Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- GV: Giới thiệu bài mới: Bác Hồ là một vị Cha già của dân tộc ta. Cả cuộc đời Bác từ thời niên thiếu cho đến khi ra đi không khi nào Bác không nghĩ, không lo cho dân, cho nước. Nỗi lo ấy đã đi sâu vào cả những giấc ngủ khắc khoải như Bác đã từng viết: “Một canhhồn quanh” trong bài thơ “Không ngủ được”. Hay cả những đêm thức trắng như trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. Để hiểu được tấm lòng bao la của Bác, cô và trò chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. 
Hoạt động 2 : HD HS đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- GV: Gọi HS đọc chú thích trang 66 và tóm tắt vài nét chính về tác giả?
- GV: Gọi HS giới thiệu đôi nét về tác phẩm ? 
- GV: Nhấn mạnh về tác giả, tác phẩm.
Minh Huệ làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là bài thơ hay viết về Bác dựa trên sự kiện có thật. 1950 tác giả đang ở Nghệ An thì gặp một người bạn từ chiến dịch Việt Bắc về. Người bạn kể cho tác giả nghe về một đêm không ngủ của Bác vì lo cho dân, cho nước, xúc động tác giả đã sáng tác bài thơ này. 
- GV: Nhấn mạnh thời điểm 1950:Đất nước ta đang bị Thực dân Pháp xâm lược.Chúng xây dựng vành đai trắng, âm mưu cắt đứt sự viện trợ của nước ngoài cho ta. Đảng và dân ta quyết tâm mở chiến dịch Biên giới để tranh thủ sự viện trợ về lương thực, quân dụng... 
- GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản:
 + Đoạn đầu: nhịp chậm, giọng thấp
 + Đoạn 2: nhanh, cao
 + Đoạn 3: chậm mạnh
- GV: đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi 3-> 4 em đọc 
- GV:Nhận xét 
- GV: Giúp HS tìm hiểu một số từ khó trong văn bản qua chú thích.
- GV: Gọi HS nhận xét về thể thơ ?
- GV: Cung cấp thêm tri thức về cách hiệp vần, gieo vần của thể thơ ngũ ngôn
- GV: Bài thơ có kết cấu như một câu chuyện (có nvật, diễn biến, đối thoại). Dùng miêu tả để khắc họa hình tượng Bác Hồ và dùng biểu cảm để biểu hiện cảm nghĩ của anh đội viên về Bác. Do đó phương thức biểu đạt của bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Văn biểu cảm là phương thức trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của con người, các em sẽ được tìm hiểu kĩ ở lớp 7.
- GV: Chuyển ý sang HĐ 3
I/ Giới thiệu
 1/Tác giả: Minh Huệ (1927 - 2003) . . - Tên Nguyễn Đức Thái 
 - Quê Nghệ An
 2/ Tác phẩm : Viết năm 1951 dựa trên một sự kiện có thật khi Bác Hồ trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950.
2/ Đọc – tìm hiểu chú thích
3/ Thể thơ: 5 chữ (Ngũ ngôn)
Hoạt động 3 : HD HS tìm hiểu văn bản 
- GV: Bài thơ kể lại câu chuyện gì ? 
-> Chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác.
- GV: Trong chuyện ấy có mấy nhân vật ? Họ là ai ? 
-> 2 nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ.
- GV: Ai là nhân vật trung tâm ? Hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện ?
-> + Bác Hồ: Nhân vật trung tâm.
 + Diễn biến: HS kể, GV điều chỉnh
- GV: Trong hai nhân vật trên, nhân vật nào hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện ? Nhân vật nào trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình ?
-> +Bác Hồ hiện ra qua sự miêu tả
 + Anh đội viên trực tiếp bộc lộ suy nghĩ.
- GV: Hình tượng Bác Hồ qua cái nhìn và cảm nghĩ của anh đội viên được miêu tả qua mấy lần thức giấc? -> 2 lần ( lần I; III)
- GV: Gọi HS xem khổ 1->4
(1)- GV: Anh đội viên thức dậy lần I trong hoàn cảnh thời gian và không gian như thế nào ?
à Trời khuya, mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác.
- GV: Anh đội viên thấy hình dáng của Bác ra sao ? 
-> Bác vẫn ngồi, vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc.
 - GV: “Trầm ngâm”,“xơ xác” là từ gì ? Việc dùng từ đó có tác dụng ?
->Từ láy gợi hình -> Gợi hình ảnh Bác Hồ cụ thể, chân thực, sinh động.
- GV: Từ việc nhìn thấy hình dáng ấy của Bác, anh đội viên đã có cảm xúc gì ? 
- GV: Từ “càng” được lặp lại cho thấy biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó ?
-> Điệp từ -> Ngạc nhiên, xúc động, băn khoăn.
-Từ “Người Cha” chỉ ai ?
-> Bác Hồ
- GV: Giải thích và nêu sơ lược tác dụng biện pháp nghệ thuật “Ẩn dụ” mà HS sẽ học ở tiết sau. 
- GV: Trong lần 1 thức dậy, anh đội viên đã thấy những cử chỉ, hành động gì của Bác ?
-> Đốt lửa, dém chăn, nhón chân.
- GV: “Đốt lửa”, “dém chăn”, “nhón chân” đó là những từ gì ? Việc sử dụng từ loại đó có tác dụng gì ? 
->Động từ àSự chăm sóc ân cần, chu đáo.
- GV: Giảng: Bác chăm sóc ân cần như cha mẹ đối với con. 
- GV: Trong trạng thái mơ màng anh đội viên thấy Bác như thế nào ?
-> “Bóng Bác caohồng”
- GV: Nghệ thuật gì đã được sử dụng ? Qua đó nói lên điều gì về hình ảnh Bác Hồ ?
-> So sánh ẩn dụ -> Hình ảnh vĩ đại, gần gũi.
- Khi anh đội viên mời Bác ngủ, Bác đã trả lời anh như thế nào ? Em có nhận xét gì vế cách trả lời đó ?
- > Chúđánh giặc.- > Cách nói vắn tắt
- GV: Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên, em cảm nhận tình cảm của anh giành cho Bác như thế nào?
=> Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1/ Tâm tạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ.
 *Lần 1
Anh đội viên chiến sĩ
Bác Hồ
1- Thời gian, không gian: - Trời khuya
- Mưa lâm thâm
- Mái lều tranh xơ xác
2-“Càng nhìncàng thương” Ngạc nhiên, xúc động, băn khoăn.
- Hình dáng: 
 + Ngồi
 + Vẻ mặt trầm ngâm 
 + Mái tóc bạc
è Từ láy gợi hình => Gợi hình ảnh Bác Hồ cụ thể, chân thực, sinh động.
- Cử chỉ:
+ Đốt lửa, Dém chăn, Nhón chân->Động từ àSự chăm sóc ân cần, chu đáo.
- “Anh đội viên mơlửa hồng”. Bóng Bác- ngọn lửa hồng.
-> So sánh-> Hình ảnh thiêng liêng, gần gũi.
- Thổn thức, Thầm thì 
-Bồn chồn, bề bộn 
=> Từ láy
- Cháu cứđánh giặc.
-> Nói vắn tắt.
àThương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác
4. Củng cố: ? Suy nghĩ của em về hình tượng của Bác ?
 -> Vừa gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng 
 ? Tình yêu thương của Bác dành cho quân và dân là một tình yêu thương như thế nào ?
 -> Giản dị mà sâu sắc, lớn lao đến độ quên mình.
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc 5 khổ thơ đầu.
 - Chuẩn bị tiết còn lại của bài.
* RÚT KINH NGHIỆM
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011
 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93 - Dem nay Bac khong ngu.doc