Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22

 Tiết 79 Tập làm văn :

ĐặC ĐIểM CủA VĂN BảN NGHị LUậN

 I. MụC TIÊU

1.Về kiến thức: Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

3.Về thái độ: Giáo dục lòng yêu quý tiếng Việt.

II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án

2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

III.TIếN TRìNH BàI DạY

 * ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:

 lớp 7C :

1.Kiểm tra bài cũ :

a.Câu hỏi : Thế nào là văn nghị luận?

b.Trả lời :

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. ( 6điểm)

 Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong xã hội mới có ý nghĩa. ( 4 điểm)

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 22 
BàI 19, 20
 Kết quả cần đạt
Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận; 
Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
 Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn.
Ngày soạn: /1/2009 Ngày dạy: /1/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /1/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 79 Tập làm văn :
ĐặC ĐIểM CủA VĂN BảN NGHị LUậN
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3.Về thái độ: Giáo dục lòng yêu quý tiếng Việt.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : 
a.Câu hỏi : Thế nào là văn nghị luận?
b.Trả lời : 
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. ( 6điểm)
 Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong xã hội mới có ý nghĩa. ( 4 điểm)
(Giáo viên nhận xét và cho điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Trong bài tìm hiểu chung về văn nghị luận các em đã biết bài văn nghị luận phải có luận điểm, lý lẽ và dẫn chứng. Vậy các yếu tố cơ bản này cần được hiểu cụ thể như thế nào, chúng có mối ưuan hệ với nhau ra sao? Xin mời các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
 * Gọi 1 HS đọc lại văn bản Chống nạn thất học ( Bài 18)
GV nhắc lại: Văn nghị luận đòi hỏi phải có luận đề tức là vấn đề bàn luận, có luận điểm là những câu khẳng định một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó, có lý lẽ, dẫn chứng tức là lời lẽ và sự việc cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm và cách lập luận tức là xắp xếp lý lẽ một cách có hệ thống để nhằm chứng minh cho một kết luận.
Kh? Luận điểm chính của bài Chống nạn thất học là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và được cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào?
- Trong bài: Chống nạn thất học, luận điểm với tư cách là tư tưởng, quan điểm của bài viết thể hiện tập trung ngay trong nhan đề: Chống nạn thất học. Đó là một khẩu hiệu. Luận điểm đó được trình bày đầy đủ ở câu: Mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới dể có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Cụ thể hoá thành việc làm là “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ và “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. “Phụ nữ càng cần phải học...” Như thế tức là chống nạn thất học, một công việc phải làm ngay.
Kh? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?
- Luận điểm là ý kiến về một vấn đề thể hiện một quan điểm, tư tưởng nào đó. Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận. Luận điểm được thể hiện trong nhan đề ( hay đề bài làm văn nghị luận). Luận điểm được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, ví dụ như : Tiếng Việt giàu và đẹp, Thất bại là mẹ của thành công, Không thể sống thiếu tình bạn, Hãy biết quý thời gian, Chớ nên tự phụLuận điểm được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán
- Trong bài văn nghị luận có : Luận điểm chính ( lớn) tổng quát, bao trùm toàn bài. Có luận điểm phụ ( nhỏ) là bộ phận của luận điểm chính.
 Ví dụ: Nói Tiếng Việt giàu đẹp đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chính ấy có thể chia các luận điểm phụ như : Tiếng Việt giàu thanh điệu, Tiếng Việt uyển chuyển tinh tế, Tiếng Việt hóm hỉnh. Gọi là luận điểm chính hay phụ, lớn hay nhỏ đều được.
 GV ghi bảng bài học :
 * Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 
Gọi 1 HS đọc phần 2 mục I. Tr. 19
Kh? Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì?
- Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
 Lí lẽ trong bài Chống nạn thất học là : a) Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, tức là thất học, nước Việt Nam không thể tiến bộ được; b) Nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước. Với 2 lí do đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt nam phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, tức là chống nạn thất học. 
- Vậy chống nạn thất học như thế nào? Tác giả nêu ra cách Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết Tác giả đưa ra một loạt ví dụ, dẫn chứng: Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo Từ ví dụ trên có thể thấy luận cứ trả lời cho câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm đó có đáng tin cậy không? Ví dụ: Vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để làm gì? Chống nạn thất học như thế nào?
 GV ghi bài học: * Luận cứ là lí lẽ , dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
 Gọi 1 HS đọc mục 3 phần I Tr. 19
Kh? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy theo tuần tự nào và có ưu điểm gì?
- Trong văn bản Chống nạn thất học trình tự lập luận là: trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học? chống nạn thất học để làm gì? Chống nạn thất học như thế nào? Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học, nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. Phần tiếp theo tác giả giải quyết vấn đề đó. Cụ thể: Lập luận của bài viết theo trình tự sau:
 + Hậu quả của việc thi hành chính sách ngu dân trên đất nước ta của thực dân Pháp trong thời thuộc Pháp.
 + Khi đất nước được độc lập, mọi người phải học tập, trước hết là học chữ quốc ngữ. Đốp là quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi người.
 + Có nhiều cách để xoá nạn mù chữ, những cách này đều dễ dàng làm được.
- Đây là cách lập luận có ưu điểm lớn, chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. Các lý lẽ và dẫn chứng được xếp theo thứ tự thời gian, giới tính, giai cấp rất hợp lí, thuyết minh vững chắc cho từng luận điểm.
* Tóm lại: Lập luận là cách nêu luận điểm và vân dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm nổi bật và có sức thuyết phục. Luận điểm được coi như là kết luận của lậpluận. Mở bài, thân bài và kết bài đều cần có lập luận.
 GV ghi bảng bài học: 
 * Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 
 Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
- Gọi 1 HS đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Tb? Nêu luận điểm của bài văn trên?
- Luận điểm của văn bản là: Trong đời sống con người có nhiều thói quen xấu, tuy khó sửa nhưng cần phải loại bỏ. Điều đó cũng có nghĩa là mọi người hãy ủng hộ những thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Kh? Luận cứ và lập luận của bài văn trên như thế nào?
 Luận cứ: Tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng sau:
 - Lí lẽ: + trong cuộc sống có những thói quen là tốt và có những thói quen là xấu.
 + Thói quen xấu rất khó sửa.
 + Thói quen xấu sẽ gây hại đến người khác và môi trường.
 + Thói quen tốt làm cho cuộc sống tốt đẹp văn minh hơn.
- Dẫn chứng: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối ra đường, vứt vỏ cốc, vỏ chai vỡ ra lối đilà những thói quen xấu cần loại bỏ.
Kh? Nhận xét cách lập luận của bài văn này?
- Bài văn có lập luận chặt chẽ và hợp lí, tự nhiên: Bắt đầu là sự khẳng định: Cuộc sống có những thói quen tốt và thói quen xấu. Sau đó nêu ra một số thói quen tốt rất ngắn gọn. Tiếp theo tác giả nêu ra và phân tích những thói quen xấu để mọi người nhìn ra để cuối cùng đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Kh? Em hãy nhận xét về sức thuyết phục của bài văn này?
- Vấn đề bài văn nghị luận này nêu ra nhằm trúng một vấn đề mà ai cũng có thể nhận ra những không dễ sửa. Do vậy ý kiến của tác giả rất đúng đắn và có sức thuyết phục người nghe. Bài văn có sức thuyết phục từ luận điểm , luận cứ đến lập luận của nó.
* Gọi 1 HS đọc văn bản đọc thêm : Học thầy, học bạn.
I- Luận điểm, luận cứ và lập luận: ( 30)
1- Luận điểm :
2- Luận cứ :
3- Lập luận:
* Ghi nhớ: SGK Tr.19
II- Luyện tập: (13)
Luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản Cần tao thói quen tốt trong đời sống xã hội:
* Văn bản: Học thầy, học bạn.
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học, yêu cầu học thuộc.
	?Kh: Hãy nhắc lại đặc điểm của bài văn nghị luận? Vận dụng cách hiểu đó để tìm luận điểm, luận cứ trong văn bản ?
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà phân tích lại các ví dụ, học bài.
 Tham khảo tài liệu về văn nghị luận.
Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
Ngày soạn: / /2009 Ngày dạy: / /2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: / /2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 80 Tập làm văn :
Đề VĂN NGHị LUậN
Và VIệC LậP DàN ý CHO BàI VĂN NGHị LUậN
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Giúp HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3.Về thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu kiểu văn bản nghị luận.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Đọc SGK, nghiên cứu SGV - Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và tìm hiểu bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : Miệng 5
a.Câu hỏi : Hãy trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận:
b.Trả lời :
- Mỗi bài văn nghị luận đều phái có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có 1 luận điểm chính và các luân điểm phụ. ( 2 điểm)
- Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm cua rbài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục. ( 4 điểm)
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.( 3điểm)
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đên luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.(1 điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Văn nghị luận là một kiểu bài các em mới làm quen, vậy ... 09 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /2/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 81 Văn bản
TINH THầN YÊU NƯớC CủA NHÂN DÂN TA
	- Hồ Chí Minh -
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: 
- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được lập luận chặt chẽ, sáng gọn có tính chất mẫu mực của bài văn. 
- Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu bài văn nghị luận.
3.Về thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ (Miệng 5)
 a.Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội đã học. Những câu tục ngữ đó có giá trị nghệ thuật và nội dung như thế nào:
 	 b.Trả lời: Đáp án - biểu điểm:
HS đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ. ( 4 điểm)
Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giầu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung.
 Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa 
 ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống con người 
 cần phải có. ( 6 điểm)
(Giáo viên nhận xét và cho điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Bác Hồ là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt nam, không những thế bác còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Các em đã được học những bài thơ Đường luật tuyệt tác của Bác ở học kì I. Hôm nay xin mời các em cùng tìm hiểu một văn bản mẫu mực cho kiểu bài nghị luận do Bác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
HS:Đọc chú thích * SGK
?Tb: Trình bày những hiểu biết cơ bản nhất về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Về tác giả các em đã nắm được qua 2 bài thơ của bác ở học kì I: HCM sinh 19/5/1890 mất 2/9/1969, quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một ra đình nhà nho yêu nước. Vì thế người đã quyết tâm ra tìm đươnggf cứu nước.
Ngày 5/6/1911, người từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, qua bao năm bôn ba, làm nhiều nghề vất vả, bác đã tìm ra con đường đi đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Bác là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận văn bác mang tính chính trị, sắc bén, mẫu mực về văn nghị luận. Bài văn là một đoạn trích trong Văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng lao động Việt nam họp tại Việt Bắc tháng 2- 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tên bài do người biên soạn đặt. Đây là một mẫu mực về văn nghị luận. (Từ 1951 đến 1975 Đảng ta được gọi là đảng Lao động Việt Nam, nay đổi là Đảng cộng sản Việt Nam)
GV: VB cần đọc rõ ràng, làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá của tác giả về vấn đề được nêu ra, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh.(đọc mẫu)
HS: đọc tiếp VB
?Kh: Theo em, bài văn nghị luận về vấn đề gì? nội dung vấn đề nghị luận được thâu tóm trong câu văn nào? (Phần mở đầu)
Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (tiêu đề)
Câu thâu tóm nội dung bài văn (câu chốt): “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
GV: Bài văn, tác giả nhấn mạnh và biểu dương những biểu hiện của tình thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
?Kh: Em hãy tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài?
Bài văn có bố cục ba phần:
Phần mở đầu (Đoạn 1): Từ đầu.lũ cướp nước: nhận định chung về lòng yêu nước.
Phần 2: (đoạn 2,3): tiếp lòng nồng nàn yêu nước: chứng minh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.(những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước).
Phần cuối (đoạn 4): còn lại: nhiệm vụ của chúng ta: làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
HS: đọc phần I, nêu nội dung chính?
?Tb: Vấn đề nghị luận đó được thể hiện ở câu văn nào?
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
?Tb:Em hiểu Truyền thống là gì? Theo tác giả thì truyền thống yêu nước của dân ta được bộc lộ rõ nhất khi nào? Tại sao?
- Nề nếp, thói quen lâu đời.
- Mỗi khi tổ quốc
?Kh: Tác giả dùng những từ ngữ nào để diễn tả nổi bật hình ảnh của lòng yêu nước?
Tinh thần ấy sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vo cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả? Về hình ảnh gợi tả lòng yêu nước? Cách nêu như vậy có tác dụng gì?
- Điệp từ : nó; Động từ mạnh, hình ảnh cụ thể, sinh động.
Tác giả nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát để khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước. Cách nêu như vậy làm cho câu văn rõ ràng, lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.
Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật trên?
=> Ca ngợi, tự hào và khẳng định lòng yêu nước mãnh liệt của dân ta. 
?Tb: Cảm xúc của tác giả khi viết đoạn văn nàyg là gì?
Tác giả tự hào về lòng yêu nước mãnh liệt của dân tộc ta.
GV: Như vậy, vấn đề nghị luận ở văn bản này là tinh thần yêu nước của nhân dân ta, vấn đề này được giả quyết ntn ta cùng tìm hiểu tiếp phần thân bài: (đoạn 2,3 của văn bản)
?Y: Đọc đoạn 2, 3 của văn bản, nêu nội dung chính?
Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và trong hiện tại.
?Tb: Để chứng minh cho lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể của lòng yêu nước trong những thời kì nào? Đoạn văn nào?
Để chứng minh cho nhận định Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Tác giả đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và trong hiện tại.
?Tb: Lòng yêu nước trong thời quá khứ được xác nhận bằng chứng cứ lịch sử nào?
Trong lịch sử: chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,..
?Kh: Tại sao tác giả lại khẳng định “Chúng ta có ... vẻ vang” đó?
- Vì đây là các thời đại gắn liền với các chiến công hiểm hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
?Kh: Em có nhận xét như thế nào về các dẫn chứng của tác giả? 
- Dẫn chứng tiêu biểu, khái quát. Phép liệt kê.
?Tb: Tác dụng của phép liệt kê?
- Giúp người đọc liên tưởng tới bao trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
?Kh: Đưa ra một loạt dẫn chứng về lòng yêu nước của tác giả nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Phải ghi nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
?G: Nêu nhận xét của em về cảm xúc của tác giả, về lí lẽ, lập luận của tác giả trong đoạn văn trên?
- Cảm xúc dạt dao, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép.
Với các lí lẽ và lập luận của mình, trong đoạn văn vừa phân tích tác giả nhằm khẳng định điều gì?
?Tb: Từ “Ngày nay” mà tác giả dùng để chỉ thời kì nào của dân tộc ta?
- Thời kì chống thực dân pháp xâm lược
?Kh;Đọc các câu văn nêu các dẫn chứng chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta thời kì này?
Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm,..
?Tb: Nhận xét về kết cấu các câu văn vừa đọc?
- Câu văn dài, kết cấu trùng điệp, mô hình liên kết.
?Kh: Khi nêu dẫn chứng, tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Nét đặc sắc của các dẫn chứng được đưa ra trong đoạn văn này là gì?
- Nghệ thuật: liệt kê
Dẫn chứng cụ thể, toàn diện
?G: Bằng các dẫn chứng đó tác giả khẳng định như thế nào về biểu hiện lòng yêu nước của dân ta trong kháng chiến chống Pháp?
Cảm xúc của tác giả được bộc lộ trong đoạn văn?
- Sự cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cụoc kháng chiến chống thực dân Pháp.
?Kh: Mở đầu đoạn văn tác giả viết: “Đồng bào ta... ngày trước” Cuối đoạn là câu “ Những cử ...yêu nước” Xét về bố cục của đoạn văn thì các câu vừa nêu đóng vai trò gì? 
- Câu 1: Chuyển ý đoạn trước sang đoạn sau
- Câu 2: Khẳng định ý chính của đoạn văn.
?Tb: Vào phần kết bài tác giả nhận xét như thế nào về lòng yêu nước?
- Tinh thần yêu nước... kín đáo.
?Kh: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong câu văn trên?
Nghệ thuật: so sánh
Mục đích của việc so sánh này là gì?
Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
?Kh: Em hiểu như thế nào là lòng yêu nước “Trưng bày” và lòng yêu nước “Dấu kín” trong đoạn văn?
- Lòng yêu nước tồn tại dưới hai dạng:
+ Có thể nhìn thấy được
+ Có thể không nhìn thấy.
?Kh: Sau nhận định trên, tác giả bàn luận về vấn đề nào? Quan điểm của tác giả?
- Bổn phận của chúng ta: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền làm cho tinh thần yêu nước () được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
?Kh: Theo quan điểm của tác giả yêu nước lúc này là phải biết làm gì?
?Tb: Là HS dưới mái trường XHCN em hiểu và thực hiện lời dạy của bác như thế nào?
Phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể, hằng ngày, việc học tập, lao động và ứng xử với mọi người.
?Kh: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
HS: Đọc ghi nhớ SGK
I.Đọc và tìm hiểu chung
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một đoạn trích trong Văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng lao động Việt nam họp tại Việt Bắc tháng 2- 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.Đọc văn bản
II.Phân tích văn bản
1.Nhận định chung về lòng yêu nước.
=> Ca ngợi, tự hào và khẳng định lòng yêu nước mãnh liệt của dân ta. 
2. Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước:(10’)
* Trong quá khứ: 
Qúa khứ lịch sử oai hùng đã chứng tỏ lòng yêu nước của dân tộc.
* Ngày nay:
Đồng bào ta ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi tầng lớp xã hội đều một lòng nồng nàn yêu nước.
3. Nhiệm vụ của chúng ta:(6’)
Động viên, tổ chức, khích lệ lòng yêu nước của mọi người.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
2.Nội dung:
Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
*Ghi nhớ: SGK
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học, yêu cầu học thuộc.
	?Kh: Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta em cảm nhận được điều gì? (HS tự bộc lộ)
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà đọc lại văn bản và phân tích lại văn bản. 
Làm bài tập luyện tập.
Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 22.doc