Giáo án Lịch sử 9 - Bài 29, 30 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

Giáo án Lịch sử 9 - Bài 29, 30 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

Tiết 42

Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mỹ

cứu nước (1965 - 1973)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Nắm được đây là thời kì cả nước có chiến tranh, toàn đảng toàn dân cả hai miền nam bắc cùng sát cánh đánh bại hai chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền nam và đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của mỹ ở miền bắc. Với những thắng lợi to lớn ấy đã buộc mỹ phải kí hiệp định pari rút quân về nước.

- Hiểu được sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của 3 nước đông dương.

2. Tư tưởng:

- Thông qua bài giảng học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc của nhân dân hai miền Nam Bắc, sự lãnh đạo sáng suất của Đảng.

3. Kĩ năng:

- Thông qua hoạt động của thầy và trò lên lớp rèn cho học sinh phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. Các em hiểu, đọc được ngôn ngữ bản đồ, các tranh ảnh được sử dụng trong bài.

II. Thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, lược đồ

- Học sinh: Bài soạn, SGK

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 29, 30 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:31/3/2012
Tiết 42 
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mỹ
cứu nước (1965 - 1973)
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Nắm được đây là thời kì cả nước có chiến tranh, toàn đảng toàn dân cả hai miền nam bắc cùng sát cánh đánh bại hai chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền nam và đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của mỹ ở miền bắc. Với những thắng lợi to lớn ấy đã buộc mỹ phải kí hiệp định pari rút quân về nước.
Hiểu được sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của 3 nước đông dương.
Tư tưởng:
Thông qua bài giảng học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc của nhân dân hai miền Nam Bắc, sự lãnh đạo sáng suất của Đảng.
Kĩ năng:
Thông qua hoạt động của thầy và trò lên lớp rèn cho học sinh phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. Các em hiểu, đọc được ngôn ngữ bản đồ, các tranh ảnh được sử dụng trong bài.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, lược đồ
Học sinh: Bài soạn, SGK
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ như thế nào?
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Giai đoạn 1965 – 1973 là giai đoạn cả nước có chiến tranh, quân dân miền bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu và đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân mĩ, quân dân Miền nam đã liên tiếp đánh bại hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ. Để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: cá nhân / nhóm 
GV cung cấp thông tin
HS nghe ghi
? Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”ở miền nam Việt Nam?
HS trả lời
GV nhận xét kết luận
Do chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ bị phá sản, Mĩ vẫn chưa đạt được mưu đồ chiếm hẳn miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Trong thế bí Mĩ phải dùng đến chiến tranh cục bộ trực tiếp xâm lược Miền nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra miền bắc.
GV yêu cầu HS chú ý vào nội dung SGK
? Em hiểu thế nào là chiến tranh cục bộ, chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở Miền Nam có điểm gì giống và khác nhau? 
HS thảo luận và trả lời.
GV bổ sung
Giống nhau
Khác nhau
Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vị trí quan trọng.
Dựa vào vũ khí, trang thiết bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ
Về lực lượng tham gia:
- Chiến lược: chiến tranh đặc biệt, lực lượng chính là quân đội Sài gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Chiến lược chiến tranh cục bộ: lực lượng chính là quân mĩ, quân đồng minh trong đó quân đội Mĩ trực tiếp tham gia giữ vai trò quan trọng
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Kế hoạch chủ yếu của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ là gì?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét kết luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 66 SGK
? Theo em việc Mĩ trực tiếp đem quân xâm lược liệu chúng có gặp phải khó khăn nào không?
HS quan sát tranh suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
- Cả thế giới phản đối
- Nhân dân Mĩ kịch liệt phản đối vì đưa con em của họ ra chiến trận, chết người vô ích.
- Người Việt Nam còn hiểu lòng tốt của Mĩ, phải thấy đế quốc Mĩ là xấu xa đi đến chống mĩ.
- Tốn phí cho chiến tranh tăng lên gấp bội lần, làm cho nền kinh tế Mĩ không chịu được lâu dài.
Mĩ trực tiếp xâm lược Việt nam là Mĩ bước vào thế trận đầy mâu thuẫn không tài nào giải quyết nổi.
GV diễn giảng: Đổ quân vào miền nam, Mĩ muốn đánh một trận thắng lớn để gây thanh thế và để thí nghiệm cuộc hành quân tìm diệt chúng cho là rất hiện đại.
Tuy nhiên nhân dân ta vẫn giành thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc.
Hoạt động 2 : cá nhân / cả lớp 
GV sử dụng lược đồ trận Vạn tường và yêu cầu HS quan sát lược đồ, đọc nội dung phần chữ in nhỏ SGK
? Trình bày diễn biến trận Vạn Tường 8/1965?
HS đọc SGK, quan sát lược đồ trả lời
GV nhận xét kết luận
GVMR: Vạn Tường là một thôn nhỏ thuộc xã bình hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiều dài thôn không quá 6 km, chiều rộng không quá 3km.
Nghe tin báo có quân chủ lực ta đóng đóng ở Vạn Tường, Mĩ quyết hành quân “Tìm diệt” chúng, sử dụng lực lượng quân sự lớn tiến công vào vạn tường.
Khi mĩ đưa quân viễn chinh trang bị rất hiện đại, hùng hổ kéo vào miền nam thì quân dân ta có phần lo lắng, liệu ta có đánh được Mĩ không? Đánh bằng cách nào? Chiến thắng vạn tường đã giải đáp được những lỗi lo lắng đó, sau trận vạn tường đã nổ ra một cao trào tìm mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt trên khắp miền nam.
GV tường thuật: quân và dân miền nam chống lại hai cuộc phản công màu khô của Mĩ
HS nghe
GV khái quát ghi
? Em nhận xét gì về thất bại của Mĩ trong hai mùa khô?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét khái quát
Đây là thất bại toàn diện và nặng nề của Mĩ, làm phá sản hoàn toàn mục tiêu chiến lược “tìm diệt và bình định” của Mĩ.
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK
? Trên mặt trận chính trị, ngoại giao ta đã giành được thắng lợi nào?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
GV yêu cầu HS tiếp tục quán sát vào 2 kênh hình 66,67 SGK
? Em nhận xét gì về phong trào đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước của nhân dân yêu chuộng hoà bình Mĩ và quân dân Miền Nam?
HS quan sát kênh hình trả lời
GV nhận xét, kết luận, chuyển ý
GV cung cấp: cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền nam diễn ra trong 3 đợt suất trong năm 1968 trên 37 tỉnh, thành phố.
GV khái quát ghi
GV cung cấp cho HS kết quả 
Trong đợt 1 không đầy 1 tháng quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch trong đó có 43000 lính Mĩ và đồng minh phá huỷ một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.
? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào?
? Theo em cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 chúng ta đã đạt được mục tiêu đề ra chưa? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
Chưa đạt được mục tiêu đề ra, do còn có hạn chế trong việc chủ quan đánh giá tình hình, đề ra chưa thật sát tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công tết Mậu thân, ta không kịp thời rút kinh nghiệm hay đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời.
GV chuyển hướng
I. chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của mĩ (1965 – 1968)
1. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở Miền Nam.
* Âm mưu : 
- Giữa năm 1965 Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền nam Việt Nam => chiếm hẳn miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. 
- Chiến lược chiến tranh cục bộ: lực lượng chính là quân mĩ, quân đồng minh trong đó quân đội Mĩ trực tiếp tham gia giữ vai trò quan trọng
- Kế hoạch: tổ chức những cuộc hành quân lớn, tìm diệt các lực lượng vũ trang cách mạng, tiến hành bình định chiếm đất chiếm dân.
2. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
a. Trên mặt trận quân sự:
 * Trận Vạn Tường
- 8/1965 Mĩ huy động một lực lượng quân sự lớn, quy mô tấn công Vạn Tường.
- Sau 1 ngày chiến đấu ta đánh bại cuộc hành quân tìm diệt của Mĩ.
* Chống lại hai cuộc phản công mùa khô (1965 – 1966) 1966 – 1967 của Mĩ
Quân dân miền nam đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ trong hai mùa khô (1965 – 1966 – 1966 – 1967)
b. Trên mặt trận chính trị, ngoại giao
- Phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra từ thành thị đến nông thôn phá vỡ từng mảng ấp chiến lược
- Phong trào đòi Mĩ rút quân về nước
- Làm cho uy tín mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt nam ngày càng nâng cao.
3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968)
- Chủ chương :
- Mục tiêu: 
- Diễn biến:
- í nghĩa: 
Củng cố
GV hệ thống lại kiến thức
Hướng dẫn học bài
Học kỹ bài
Ngày soạn:01/4/2012
Tiết 43 
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mỹ
cứu nước (1965 - 1973)
 I . Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Nắm được đây là thời kì cả nước có chiến tranh, toàn đảng toàn dân cả hai miền nam bắc cùng sát cánh đánh bại hai chiến lược “chiến tranh cục bộ”. 
Hiểu được sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của 3 nước đông dương.
Tư tưởng:
Thông qua bài giảng học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc của nhân dân hai miền Nam Bắc, sự lãnh đạo sáng suất của Đảng.
Kĩ năng:
Thông qua hoạt động của thầy và trò lên lớp rèn cho học sinh phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. Các em hiểu, đọc được ngôn ngữ bản đồ, các tranh ảnh được sử dụng trong bài.
 II. Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, lược đồ
Học sinh: Bài soạn, SGK
 III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ như thế nào?
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Giai đoạn 1965 – 1973 là giai đoạn cả nước có chiến tranh, quân dân miền bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu và đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân mĩ, quân dân Miền nam đã liên tiếp đánh bại hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ. Để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : cá nhân 
Gv yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học
? Vì sao Mĩ lại muốn đưa chiến tranh ra miền bắc?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, kết luận
Từ 1956 Mĩ Diêm đã hô hào bắc tiến, lúc ấy chúng chưa thực hiện được, sau nhiều năm xâm lược miền nam không nổi, Mĩ phải đồng thời mở rộng chiến tranh ra cả hai miền, hi vọng đánh phá miền bắc để miền bắc quay về “thời kì đồ đá” không chi viện cho miền nam, để đế quốc Mĩ có điều kiện bình định miền nam.
Gv cung cấp : 
GV giải thích cho HS về sự kiện vịnh bắc bộ
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Cho biết mục tiêu bắn phá của Mĩ trong chiến lược chiến tranh phá hoại
HS dựa vào phần chữ in nhỏ trả lời
GV nhận xét kết luận
? Mĩ phá hoại miền bắc nhằm mục đích gì?
Phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc, làm suy giảm ý chí chiến đấu, ngăn chặn sự chi viện của miền bắc với miền nam.
GV chuyển ý
? Tại sao Đảng chủ trương miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung
Phù hợp với điều kiện miền bắc: chiếm chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ công cuộc xây dựng miền bắc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đồng thời hỗ trợ cuộc chiến đấu của nhân dân miền nam.
Sản xuất nhằm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, phục vụ chiến đấu, bảo đảm đời sống nhân dân làm nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến với miền Nam.
GV cung cấp thông tin
HS nghe ghi
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK
? Từ đó trên mặt trận sản xuất ta đạt được thành tích gì?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét kết luận
GV cung cấp
HS nghe ghi
GV yêu cầu HS quan sát hình 69 SGK
? Quan sát bức kênh hình em nhận xét gì về mối tình quân dân trong cuộ ... S lớp 9 cũ.
GV cung cấp thông tin.
HS nghe – ghi
? Vì sao có tình trạng trên?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét – kết luận.
 Do ta sơ hở, có nơi cho rằng cần phải tôn trọng Hiệp định nên địch đánh ta chỉ giữ hoặc rút chứ không đánh lại hoặc có nơi nảy sinh tình trạng mệt mỏi muốn nghỉ hơn.
GV tiếp tục cung cấp
HS nghe - ghi 
GV yêu cầu HS đọc từ cuối 1973 -> hết. 
? Sau nghị quyết 21 TW Đảng nhân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào?
? Thắng lợi trên mặt trận quân sự và sản xuất có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời
GV kết luận – MR
Đầu 1974 ta lấy lại các vùng vừa bị mất, giải phóng thêm gần nửa triệu dân. Đến 1974 nước Mĩ náo động về vụ Oa tơ ghet Nich xơn phải từ chức (18/8/1974). Nguỵ quyền Sài Gòn lao đao vì Mĩ cắt giảm viện trợ chỉ còn một nửa so với 1972 – 1973.
Cả miền nam sôi nổi lập công, phong trào lên cả 3 vùng.
Cuối 1947 nguỵ quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện sâu sắc.
Hoạt động 1: cá nhân 
? Em hãy so sánh lực lượng giữa ta và địch cuối 1974?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
Lực lượng của ta đã trưởng thành áp đảo về mọi mặt.
Nguỵ quyền Sài Gòn rơi vào tình trạng khủng hoảng suy yếu do Mĩ cắt giảm viện trợ 
GV tiếp tục cung cấp
HS nghe – ghi
GVMR: giữa lúc hội nghị sắp kết thúc được tin quân ta vừa giải phóng toàn tỉnh Phước Long vào ngày 6/1/1975. Tin vui càng khẳng định những kết luận trong Hà Nội là chính xác và càng chứng tỏ Mĩ rất ít có khả năng can thiệp trở lại miền Nam.
GV tiếp tục phân tích chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
? Trong chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam đã có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
HS thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
GV kết luận- nhận xét - chuyển ý
II. Đấu tranh chống địch “Bình định - lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam.
* Phía Mĩ – Nguỵ: 
- Cuối 1972 Mĩ ồ ạt viện trợ cho nguỵ quyền Sài gòn hàng chục tỷ đô là và phương tiện chiến tranh.
- Chính quyền Sài gòn hò hét tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định - lấn chiếm vùng giải phóng.
* Phía ta: 
- Sau Hiệp định Pari so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi có lợi cho ta. 
- Song thời gian đầu do không đánh giá hết âm mưu phá hoại của địch nên có nơi để cho địch lấn đất, lấn dân.
- 7/1973 hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng họp và nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cả 3 mặt trận.
+ Cuối 1973 nhân dân miền nam kiên quyết đánh trả, bảo vệ vùng giải phóng lấy lại các vùng đã mất, giải phóng vùng rộng lớn
+ Nhân dân ra sức khôi phục đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hoá, xã hội
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Cuối 1974 đầu 1975 bộ chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Cán bộ chính sự nhấn mạnh: nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975.
Củng cố
hướng dẫn học bài
Ngày soạn: 04/4/2012
Tiết 46
Bài 30
HOÀN THÀNH GIẢI PHểNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
 (1973 – 1975)	
I. Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Hiểu được miền nam tận dụng điều kiện Mĩ rút về nước, đẩy mạng đấu tranh chống “Bình định – lấn chiếm” chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam.
Tư tưởng:
- Qua bài giảng học sinh thấy được tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc Nam một nhà và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
Kĩ năng:
- Thông qua hoạt động của thầy và trò lên lớp rèn cho học sinh biết phân tích nhận định, đánh giá tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền bắc nam và so sánh các sự kiện lịch sử.
II. Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, bản đồ chiến địa Huế, Đà Nẵng, Tây nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh: Bài soạn, tư liệu cho bài học
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau hiệp định Pari Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta, miền Bắc hoà bình trở lại, miền Nam lực lượng so sánh có lợi cho ta. Hơn lúc nào hết đây là thời gian thuận lợi nhất để miền bắc là hậu phương lớn ra sức chi viện cho miền nam, còn miền Nam ra sức đẩy mạnh đấu tranh chống bình định – lấn chiếm, chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
GV sử dụng lược đồ tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 yêu cầu học sinh chú vào SGK 
Gv chia lớp thành ba dãy bàn mỗi dãy thảo luận một nội dung ( một trận đánh ) 
GV gọi đại diện từng dãy bàn lên trình bày trên lược đồ .
Gv nhận xét và lược thuật lại 
? Vì sao ta chọn chiến trường Tây nguyên và chọn Buôn ma thuật để nổ súng đầu tiên?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
Vì Tây nguyên địch Chỉ có một sư đoàn rải rác trên một diện rộng nên có thể nói là mỏng. Tại Buôn Ma thuật địch càng sơ hở vì cho rằng ở đó rất xa miền Bắc, quân ta không thể hành quân tiếp tế dễ dàng.
Chiến thắng tây nguyên có ý nghĩa như thế nào?
Biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta, giúp ta giải quyết được vấn đề lương thực
Dùng quân chủ lực tiến công TW tiếp tục tấn công địch trên các địa bàn khác.
Tạo không khí phấn khởi khắp chiến trường, đơn vị nào cũng náo nức lập công. Trào lại địch rơi vào tình trạng giao động hoang mang.
GV sử dụng lược đồ tổng tiến công và nổi dậy và tường thuật.
Khi quân ta suy kích địch ở Tây nguyên 19/3 ta giải phóng tỉnh Quảng Trị, địch lo sợ, co cụm về giữ Huế và Đà nẵng.
Ngày 21/3 quân ta thọc sâu chia cắt chặn đường rút chạy của địch.
GV khái quát ghi
GVMR: cùng thời gian này ta giải phóng thị xã Tham Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi (25/3)
Uy hiếp Đà nẵng từ phía Nam
Thành phố Đà nẵng một căn cứ hải lục không quân vào loại mạnh nhất của địch, rơi vào thế cô lập.
Sáng 28/3 pháo binh của ta đột kích mãnh liệt vào quân cảng Đà nẵng. Sân bay nước mặn và bán đảo Sơn trà, triệt hẳn mọi đường rút chạy của địch. Sáng hôm sau bộ binh và xe tăng tiến thẳng vào thành phố.
? Em nhận xét gì về thời gian diễn ra các trận đánh?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
- Chỉ trong vòng 20 ngày trong tháng 3 ta đã giải phóng hầu hết các quân khu 1 và 2 của nguỵ.
- Với lỗi đánh dũng mãnh, đồng thời liên tiếp khiến cho quân địch kháng cự yếu ớt, không ứng cứu nhau được, tan rã từng mảng.
Tiến công quân sự tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy, quần chúng nổi dậy giúp ta tiến công mau thắng lợi và thắng lợi triệt để.
GV tường thuật
Tính đến 4/4/1975 địch chỉ kiểm soát được từ Phan rang trở vào, mất một nửa đất với một nửa số quân, mất hẳn 2 quân khu 1 và 2.
Đẻ giải quyết tình trạng đó Mĩ đã can thiệp lập ra 3 tuyến phòng thủ: tuyến trung tâm Sài gòn, tuyến vòng ngoài, tuyến từ xa (đến phan rang ). Mĩ còn cho máy bay viện trợ khẩn cấp mọi phương tiện chiến tranh cho nguỵ.
Trước tình hình đó Bộ chính trị TW Đảng họp ngày 25/3 đã khẳng định: thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam...phải tập trung nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (5/1975)
GV khái quát ghi diễn biến chính
HS nghe – ghi
? Vì sao ta đánh xuân lộc trước rồi mới đánh Phan rang, ta lại giải phóng Phan rang trước rồi mới tới Xuân lộc?
HS suy nghĩ trả lời
- Vì ta có quân chủ lực phục sẵn ở Xuân lộc
- Ta muốn đánh vào Xuân lộc trọng điểm phòng thủ thuộc tuyến vòng ngoài của địch.
- Sức kháng cự của địch ở đây ác liệt nhất.
- Sau khi phá vỡ tuyến Phan rang giải phóng Phan thiết thì địch ở Xuân lộc mới túng thế và rút chạy.
GVMR: tập trung 5 mục tiêu đầu não: phủ tổng thống nguỵ, bộ quốc phòng nguỵ, sân bay Tân sơn nhất, Bộ tổng tham mưu, biệt khu thủ đô.
28/4 ta đánh sân bay tân sơn nhất.
29/4 ta công kích, nhân dân và lực lượng vũ trang nổi dậy phối hợp.
GV yêu cầu HS quan sát kênh hình 76 SGK
? Qua bức kênh hình này em đánh giá như thế nào về kết cục số phận của Mĩ, nguỵ ở miền nam Việt nam?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
hoạt động 1: cá nhân / nhóm 
GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK phần 1 và 2
GV yêu cầu HS thảo luận
Nhóm 1 và 2: thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Nhóm 3,4: thắng lợi và nguyên nhân thắng lợi
HS đọc và tìm hiểu
GV yêu cầu nhóm 1 trình bày về ý nghĩa lịch sử
Nhóm 2 và các nhóm khác bổ sung
GV nhận xét – kết luận
? Tại sao thắng lợi của ta thất bại của Mĩ lại tác động đến tình hình nước Mĩ và thế giới?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
GV yêu cầu HS trình bày
Nhóm khác bổ sung
GV nhận xét – kết luận
Gv cung cấp : 
Học sinh ghi 
? Theo em trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào mang tính quyết định? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét – kết luận
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975.
a. Chiến dịch Tây Nguyên
- Theo kế hoạch ta chọn chiến trường Tây Nguyên để đánh lớn và chọn Buôn Ma Thuật để nổ súng tấn công.
- 10/3/1975 ta tấn công buôn Ma thuật và nhanh chóng giành thắng lợi.
- 12/3 địch phản công không thành, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây nguyên rung chuyển.
- 14/3 địch rút khỏi Tây nguyên.
- 24/3/1975 Tây nguyên hoàn toàn giải phóng.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- Bộ chính trị quyết định giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- 10 giờ ngày 25/3 ta tiến vào giải phóng Huế. 26/3 giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa thiên huế.
Chiều 29/3/1975 Đà nẵng hoàn toàn giải phóng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
9/4 ta bắt đầu đánh xuân lộc
16/4 phá vỡ tuyến phòng thủ Phan rang.
21/4 ta chiếm được xuân lộc.
- Mĩ nguỵ rơi vào tình thế hoảng loạn, 21/4/1975 tổng thống nguỵ xin từ chức.
- 17 giờ ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, Năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn.
10 giờ 45 ngày 30/4 ta tiến vào dinh độc lập
11 giờ 30 Sài gòn hoàn toàn giải phóng.
IV. í nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
1. ý nghĩa lịch sử
Đối với dân tộc:
- Kết thúc cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất đi lên CNXH
Đối với quốc tế:
- Tác động, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Mĩ và thế giới.
- Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân tộc.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Do sự lãnh đạo sáng suất của Đảng với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn sáng tạo
- Nhân dân ta đoàn kết giàu lòng yêu nước,
- Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông dương
- Sự giúp dỡ nhiệt tình của Liên xô và các nước XHCN
Củng cố
hướng dẫn học bài
Bài tập 1: Điền mốc thời gian và sự kiện vào các ô trống sao cho hợp lý:
Thời gian
Sự kiện
10/3/1975
26/3/1975
29/3/1975
26/4/1975
10 giờ 45 ngày 30/4/1975
11 giờ 30 ngày 30/4/1975
Tây nguyên hoàn toàn giải phóng
Tổng thống nguỵ xin từ chức

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 9.doc