Giáo án Ngữ văn 7 tiết 16 đến 28

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 16 đến 28

Tiết 16: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN

 Ngày soạn:.

Lớp Ngày dạy Hs vắng mặt Ghi chú

I - Mục tiêu :

1. Kiến thức: Giúp hs

- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.

3. Tư tưởng:

-Có ý thức tiến hành các bước tạo lập văn bản.

II . Phương pháp:

Phân tích mẫu, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu

 III. Chuẩn bị:

1. Gv: Hướng dẫn HS tạo lập văn bản 1 cách đúng phương pháp, đúng quy trình, chất lượng được nâng cao hơn. Bảng phụ

2. Hs:Bài soạn

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 16 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
 Ngày soạn:............................
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
7
7
I - Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp hs
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
3. Tư tưởng:
-Có ý thức tiến hành các bước tạo lập văn bản.
II . Phương pháp: 
Phân tích mẫu, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu
 III. Chuẩn bị:
1. Gv: Hướng dẫn HS tạo lập văn bản 1 cách đúng phương pháp, đúng quy trình, chất lượng được nâng cao hơn. Bảng phụ
2. Hs:Bài soạn
III. Phương pháp
IV. Tiến trình tổ chức giờ dạy:
 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 2.Bài mới: 
*Hoạt động 1 – Giới thiệu bài : Để nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thông thường, đơn giản. bài hôm nay sẽ giúp chúng ta luyện tập về tạo lập văn bản.
TG
 Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
3’
10’
25
5’
*Hoạt động 2
+HS đọc đề bài trong sgk
- Dựa vào những kiến thức đã được học ở bài trước, em hãy xác định yêu cầu của đề bài?
*Hoạt động 3
- Để tạo lập văn bản chúng ta phải làm gì?
- Việc định hướng ở đề này có những nhiệm vụ cụ thể nào?
+ Nội dung viết về những vấn đề gì?
+ Đối tượng là ai?
+ Mục đích là gì?
- Bước thứ 2 của việc tạo lập văn bản là gì? --- -
-Nhiệm vụ của bước 2 là gì?
- Nếu viết về những cảnh sắc thiên nhiên VN thì viết những gì? Viết như thế nào?
- Mùa xuân có những đặc điểm gì về khí hậu, cây cối, chim muông ?
- Cảnh mùa hè có những gì đặc sắc?
- Mùa thu có những đặc điểm gì?
- KB nêu vấn đề gì? Viết gì?
- Sau khi đã xây dựng được bố cục thì chúng ta phải tiếp tục công việc gì?
- Sau khi đã viết xong văn bản chúng ta phải làm gì ?
Đọc bài tham khảo sgk (60)
- Hs viết đoạn mở đầu bức thư ?
-Gv gọi hs đọc, nhận xét
*Hoạt động 4
Gv gọi hs nhận xét bài trình bày của nhau. Gv nhận xét tổng hợp, rút kinh nghiệm
I - Đề bài:
 * Y/c của đề bài:
- Kiểu văn bản: viết thư
- Về tạo lập văn bản: 4 bước
- Độ dài văn bản: 1000 chữ
II- Xác lập các bước để tạo lập văn bản:
 1- Định hướng cho văn bản:
 * Nội dung: 
 - Truyền thống lịch sử 
 - Danh lam thắng cảnh
 - Phong tục tập quán
 *Đối tượng: 
 - Bạn đồng trang lứa ở nước ngoài.
 * Mục đích: 
 - Giơi thiệu về vẻ đẹp của đất nước mình.-> Để bạn hiểu về đất nước VN.
2- Xây dựng bố cục:
( Rành mạch, hợp lí, đúng định hướng.)
 a, MB:
 - Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên 
 b, TB:
 - Tả cảnh sắc từng mùa:
 * Mùa xuân: Khí hậu hơi lạnh, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở rực rỡ thơm ngát, chim muông hót líu lo.
 * Mùa hè: Nắng vàng chói chang rực rỡ. Hoa phượng nở rực trời...
 * Mùa thu: gió thu se lạnh, thơm mùi hương cốm mới...
 * Mùa đông: Thơm mùi ngô nướng...
c, KB: 
 - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ.
3- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
4- Kiểm tra sửa chữa văn bản.
III- Luyện cách diễn đạt:
MB: Anna thân mến !
 Cũng như tất cả các bạn bè của chúng mình trên trái đất này, mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước tươi đẹp. Với bạn đó là nước Nga vĩ đại còn với mình là đất nước Việt Nam thân yêu. Bạn có biết không? Đất nước mình nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và mỗi mùa đều có 1 vẻ đẹp riêng độc đáo, bạn ạ.
* Hoạt động 5:2’
 4. Củng cố 
 -Gv đánh giá sự chuẩn bị của hs và giờ học 
 4. Hướng dẫn học bài 
 -VN học bài, soạn bài “Sông núi nước Nam, phò giá về kinh”
 V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 17: Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM 
Ngày soạn: .
Ngày dạy
Lớp
Hs vắng mặt
Ghi chú
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs
- Qua bài thơ HS hiểu được khí phách và khát vọng của dân tộc ta thời xưa thể hiện ở tinh thần độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống ngoại xâm, khẳng định sức mạnh dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Rèn HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình Trung đại.
3. Tư tưởng:
-Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.
 II. Phương pháp: phân tích, bình giảng.
 III. Chuẩn bị:
1. Gv: Bài soạn, tư liệu bài thơ, bảng phụ.
2. Hs: Soạn trước bài
 -GV:-Những điều cần lưu ý: Việc dạy thơ dịch cần phối hợp cả 3 văn bản, tránh lấy lời dịch làm nguyên văn .
IV. Tiến trình tổ chức giờ dạy:
 1.Kiểm tra:
 ? Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa một bài ca dao trong chùm bài Những câu hát châm biếm?
 3.Bài mới: 
*Hoạt động 1 – Giới thiệu bài: Ở nước ta thời Trung đại đã có một nền thơ ca rất phong phú và hấp dẫn. Thơ Trung đại VN được việt bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể loại . Trong chương trình Ngữ văn 7 học 8 tác phẩm thơ Trung đại , trong đó mở đầu bài :Sông núi nước Nam
TG
 Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
HĐ2:
Gv giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm và thể thơ.
Gv hướng dẫn đọc: dõng dạc, trang nghiêm thể hiện được khí phách hào hùng của bài thơ, nhịp 4/3.
Gv yêu cầu hs theo dõi kĩ phần chú thích để trau dồi vốn từ Hán – Việt.
GV: Đây là bài thơ “thần”, bài thơ không có tên nhưng nhiều người đặt tên là “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam)
? Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy tuyên ngôn độc lập là gì 
? Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần ?
? Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo 1 bố cục như thế nào? Hãy nhận xét bố cục và biểu ý đó? 
- 2 câu đầu: nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.
- 2 câu cuối: kẻ thù không được xâm phạm, xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại.
-> Bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Biểu ý rõ ràng)
+HS đọc 2 câu đầu.
? 2 câu đầu ý nói gì? 
+GV : Hai câu đầu nêu lên 1 nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỷ XI.
? Nói như vậy là để nhằm mục đích gì ? Người viết đã bộc lộ tình cảm gì trong 2 câu thơ này?
+Hs đọc 2 câu thơ cuối
? 2 câu cuối nói lên ý gì ? (Nói về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và nêu lên 1 nguyên lí có t/ chất hệ quả đối với 2 câu thơ trên)
? Nói như vậy để nhằm mục đích gì?
? Ngoài biểu ý Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không ? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? 
+Gv : Ngoài biểu ý còn có biểu cảm rất sâu sắc trong 2 trạng thái : - Lộ rõ: Bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên quyết chống ngoại xâm. - ẩn kín : bài thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mới thấy ý tưởng đó.
- Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng?
+HS đọc ghi nhớ
A. Giới thiệu tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng.
B. Đọc – Hiểu văn bản
1. Đọc: Giọng sang sảng, tự hào
2. Chủ đề: 
Khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước Việt Nam, khẳng định không 1 thế lực nào được xâm phạm được chủ quyền đó.
3. Bố cục:2 phần
4. Phân tích:
a, Hai câu đầu:
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhân định phận tại thiên thư
-> Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
=>Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc
b, Hai câu cuối:
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
->Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. 
=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
-> Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.
III Tổng kết: Ghi nhớ : ( sgk 65 )
III- Tổng kết: 
*Ghi nhớ sgk-65
* HĐ 4:
3. Củng cố :
Gv nhắc lại nghệ thuật thơ và khí phách Việt được thể hiện trong hai bài thơ
4. Hướng dẫn học bài:
- Nắm được nghệ thuật và ý nghĩa của hai bài thơ
- Học thuộc lòng 2 bài thơ, soạn bài “ Từ Hán Việt”
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 18: PHÒ GIÁ VỀ KINH
 Trần Quang Khải
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Lớp
Hs vắng mặt
Ghi chú
 I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp hs
- Qua bài thơ HS hiểu được khí phách và khát vọng của dân tộc ta thời xưa thể hiện ở tinh thần độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống ngoại xâm, khẳng định sức mạnh dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Rèn HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình Trung đại.
 3. Tư tưởng:
-Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.
II. Phương pháp: phân tích, bình giảng.
III. Chuẩn bị:
1. Gv: Bài soạn, tư liệu về Lí thường Kiệt, Trần Quang Khải, bảng phụ.
2. Hs: Soạn trước bài
 -GV:-Những điều cần lưu ý: Việc dạy thơ dịch cần phối hợp cả 3 văn bản, tránh lấy lời dịch làm nguyên văn .Đồ dùng: 
IV. Tiến trình tổ chức giờ dạy:
 1.Kiểm tra:
 ? Đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa một bài ca dao trong chùm bài Những câu hát châm biếm?
 3.Bài mới: 
*Hoạt động 1 – Giới thiệu bài: Ở nước ta thời Trung đại đã có một nền thơ ca rất phong phú và hấp dẫn. Thơ Trung đại VN được việt bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể loại . giờ trước, các em đã được thấy hào khí của dân tộc ta trong bài Sông núi nước Nam, giờ hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ cũng hào hùng không kém: Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
Hoạt động 2: 
+HS đọc chú thích sgk (66).
? Nêu vài nét về tác giả Trần Quang Khải?
-Trần Quang Khải (1241- 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
- Là võ tướng kiệt xuất, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1284- 1285, 1287- 1288) 
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau khi dẹp tan giặc năm 1285, ông làm bài thơ này lúc đi đón 2 vua từ Thiên trường về Thăng Long.
GV giảng them về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
* Hoạt động 3: 
GV hướng dẫn hs cách đọc.
- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì ?
Bài thơ nói về 2 chiến thắng giặc Mông - Nguyên đời Trần và ý thức XD nước sau khi đất nước thái bình.
+Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhị ...  tố cacso chiến tranh phi nghĩa.
GV tổng hợp, rút ra ghi nhớ.
- Hs đọc Ghi nhớ 
A- Giới thiệu tác giả –tác phẩm:
B. Đọc – Hiểu văn bản 
1. Đọc: chậm chậm, đều đều, buồn buồn, ngắt nhịp 3/4(3/2/2), 3/3, 4/4
 2. Đại ý:
 - Nỗi buồn, nhớ, cô đơn của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận- niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trẻ trong xã hội cũ. 
3. Bố cục: 3 đoạn
- Khúc ngâm 1: nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
- Khúc ngâm 2: nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
- Khúc ngâm 3: nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
4.-Phân tích:
4.1- Khúc ngâm thứ nhất:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo dã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh
-> Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập gợi nỗi trống trải cô đơn.
=>Phản ánh cuộc chia li phũ phàng, đồng thời biểu hiện nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
2- Khúc ngâm thứ 2:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
-> Điệp ngữ, đảo ngữ và hình ảnh tương phản diễn tả nỗi sầu chia li và tình cảm buồn thương, nhung nhớ cứ tăng dần.
=> Đó là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
3- Khúc ngâm thứ 3:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?
-> Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi sầu nhân lên bất tận trở thành 1 khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ
=> Thể hiện tâm trạng vô vọng của người vợ trẻ.
C-Tổng kết:
1. NT: Sử dụng thành công thể văn biểu cảm, tả cảnh ngụ tình.thể thơ song thất lục bát diễn tả từng lớp sóng lòng của người chinh phụ. NT điệp từ, câu hỏi tu từ.
2. Nỗi sầu chia li của người chinh phụ, nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ. Lời tố cacso chiến tranh phi nghĩa.
* Ghi nhớ : sgk –93
4. Củng cố:
? Nghệ thuật và nnooij dung chủ đạo của đoạnh trích Sau phút chia li?
? Ý nghĩa của đoạn trích?
4. Hướng dẫn học bài:
Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.
Nắm được đặc điểm của thể thơ Song thất lục bát.
-Soạn: Quan hệ từ.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 27: QUAN HỆ TỪ
 Ngày soạn: 25 / 9 / 2012
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
7
7
I-Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được thế nào là quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- phân tích được tác dụng của quan hệ từ trong câu.
3. Tư tưởng
- Nâng cao ý thức sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
II. Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, hệ thống ngang, quy nạp.
III. Chuẩn bị 
1 - Gv: Bảng phụ - Soạn bài, một số tình huống cần dùng quan hệ từ.
2 - Hs: soạn trước bài, bảng nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp: 	
 1.Kiểm tra: 5’
? Tìm các từ thuần việt có nghĩa tương đương với các từ Hán Việt sau:
giáo huấn, triệu tập, kim chi, ngọc diệp, thiên diệp lien.
( Gợi ý: dạy bảo, gọi đến , cành vàng, lá ngọc, hoa sen nghìn cánh)
? Đặt câu với các từ đã cho.
 2.Bài mới :1’
 *Hoạt động 1 – Giới thiệu bài: Ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu sơ lược về Quan hệ từ. Vậy qht là gì? Nó có những đặc điểm nào ? Sử dụng qht như thế nào? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cung nhau giải đáp những câu hỏi này nhé.
TG
 Hoạt động của thầy – trò 
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
10’
2’
15’
3’
10’
HĐ2:
+Hs đọc VD.
- Xác định quan hệ từ có trong những câu bên?
? Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ?
a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
b, Hùng Vương..., người đẹp như hoa...
c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
d, Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ? (Của: quan hệ sở hữu,
 như : quan hệ so sánh, 
 bởi - nên: quan hệ nhân quả,
 nhưng: quan hệ tương phản, 
 và: quan hệ tương đồng)
? Thế nào là quan hệ từ?
Gv gọi hs đọc ghi nhớ
*Hoạt động 3
+ Hs đọc VD trên bảng phụ. 
? Trong các câu đó, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? 
? Trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?
- Bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h.
- Không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i.
? Sử dụng quan hệ từ trong khi nói, viết như thế nào cho phù hợp ?
? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ đó?
- GV: Có những quan hệ từ độc lập: và, cũng 
? Thế nào là quan hệ từ? Nêu các loại quan hệ từ?
- Hs đọc Ghi nhớ 
* Hoạt động 4:
Gv cho hs thảo luận nhanh tại bàn dể làm các bài tập
A. Bài học:
I- Thế nào là quan hệ từ :
1. Ví dụ: Xác định qht trong các câu sau: 
2. Nhận xét: 
a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều -> quan hệ sở hữu.
b, Hùng Vương..., người đẹp như hoa... - > qh so sánh
c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm - > qh nhân quả.
d, Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả - > qh tương đồng, tương phản.
* Quan hệ từ : là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
3. Ghi nhớ: ( SGK 97)
II- Sử dụng quan hệ từ :
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Các trường hợp phải dùng qht: b, d, g, h.
- Các trường hợp không bắt buộc dùng qht: a, c, e, i. – vì: không có qht từ câu vẫn rõ nghĩa.
F Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
F Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ .
* VD: - Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học.
- Vì trời mưa nên tôi không đi học.
- Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.
- Hễ trời mưa thì tôi không đi học.
- Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa.
=> Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp. 
3. Ghi nhớ: ( Sgk 98 )
B. Luyện tập 
- Bài 1 (98 ): 
- Của, còn, với, như, của, và, như
- Mà , nhưng, của, nhưng, như
-Bài 2 (98): 
Với, và , với, với, nếu, thì, và
- Bài 3 (98 ): 
 Câu đúng b, d, g, i, k, l
3. Củng cố: 2’
? Thế nào là quan hệ từ? Nêu các loại quan hệ từ?
? Sử dụng qht như thế nào ?
4. Hướng dẫn học bài:1’
- Nắm được khái niệm qht, đặc điểm của qht
- Nắm được cách sử dụng qht trong nói và viết.
- Soạn: Luyện tạp cách làm bài văn biểu cảm.
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tiết 28: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM.
Ngày soạn: 1/ 10 / 2012
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
7
7
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp hs: Củng cố các kiến thức về văn biểu cảm cho học sinh.
2. Kĩ năng: Hs luyện tập các thao tác làm văn bản biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa.
3. Tư tưởng: Qua giờ học, hs có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một vấn đề biểu cảm.
II. Phương pháp: luyện tập.
III. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn bài, tình huống cần làm văn biểu cảm.
Học sinh: Soạn bài, nháp, vở BT.
IV. Tiến trình tổ chức giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
? Nêu những đặc điểm của đề văn biểu cảm?
Gv kiểm tra sự cbị của hs.
2. Bài mới: 1’
* Hoạt động 1: Các em đã được tìm hiểu về những đặc điểm của văn biểu cảm và đề văn biểu cảm, các bước làm bài văn biểu cảm. Để các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào một bài văn biểu cảm cụ thể, giờ học này, các em sẽ cùng nhau luyện tập.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
15’
20’
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
+Hs đọc đề bài.
? Đề yêu cầu viết về điều gì?
? Tình cảm cần biểu hiện là tình cảm gì ?
? Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác?
? MB cần phải làm gì?
? Em hãy hình dung xem cây phượng có đặc điểm gì?
? Cây phượng có tác dụng gì đối với đời sống con người?
? Đối với bản thân em, cây phượng có tác dụng gì?
? Em có những tình cảm gì đối với cây phượng?
+Đọc tham khảo về cây đa.
-Hs viết bài văn dựa vào dàn ý vừa lập
Gv cho hs thực hành nói tại nhóm, gọi đại diện các nhóm trình bày.
Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Loài cây em yêu
1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm : loài cây
- Định hướng tình cảm : em yêu
- Em yêu cây phượng vĩ Vì nó gắn bó với tuổi học trò.
2- Lập dàn ý:
a, MB: 
- Giới thiệu chung về cây phượng.
- Lí do yêu thích: cây phượng gắn bó với tuổi học trò.
b,TB: 
- Tả đặc điểm của cây phượng qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. 
->Tả những đặc điểm gợi cảm.
- Tác dụng của cây phượng đối với đời sống con người: Tạo bóng mát, cung cấp ôxi, hút cácboníc làm sạch không khí.
- Tác dụng của cây phượng đối với em: là người bạn chia sẻ với em mọi nỗi buồn vui của tuổi học trò. Màu hoa đỏ rực rỡ gợi nhớ mùa hè, gợi những sự chia tay.
c, KB:
Tình cảm của em đối với cây phượng. Nhớ phượng, nhớ lũ bạn cùng lớp khi nghỉ hè.
Bài văn tham khảo:
 Trường tôi có trồng rất nhiều các loài cây, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng mát. Nhưng cây tôi thích là cây phượng mọc sừng sững giữa sân trường. Tôi không biết bác được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường, bác đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc màu xanh. Vỏ cây xù xì nổi lên những u cục. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó, dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi, nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình.
Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình hoa e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. 
 Mỗi lần hoa phượng nở lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì sắp được nghỉ hè, còn buồn vì phải xa ngôi trường, xa bạn bè thân yêu 
II. Thực hành trên lớp.
3.Củng cố: 
? Khi làm bài văn biểu cảm, cần chú ý điều gì?
4. Hướng dẫn học bài.
Nắm các thao tác cơ bản và những yêu cầu về nội dung của một bài văn biểu cảm
Soạn: Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van7 tuan 7.doc