Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 17, 18. Tập làm văn:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy:

 - Học sinh viết được một bài văn kể chuyện cụ thể: có nội dung, nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả; có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu của bài văn tự sự.

 - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu trong bài viết của mình một cách hợp lí.

 - Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ trong học tập.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề, đáp án, biểu điểm.

 - Học sinh: Học bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5.
NGỮ VĂN - BÀI 5
Kết quả cần đạt.
Vận dụng những kiến thức đã học về văn tự sự ( chủ đề , bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự). Viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
Nhận biết được hiện tượng nhiều nghĩa của từ và nguyên nhân của hiện tượng đó.
Nắm được đặc điểm của lời văn tự sự, biết viết các câu văn tự sự cơ bản.
Ngày soạn:05/10/2007 Ngày giảng:08/10/2007
 Tiết 17, 18. Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh viết được một bài văn kể chuyện cụ thể: có nội dung, nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả; có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu của bài văn tự sự.
	- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu trong bài viết của mình một cách hợp lí.
	- Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ trong học tập.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề, đáp án, biểu điểm.
 - Học sinh: Học bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 I. Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./20
 + Lớp 6 B:......../19 
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Trong tiết học trước các em đã nắm được các bước làm bài văn tự sự. Sau đây, chúng ta cùng vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc viết bài hoàn chỉnh – Bài viết số 1.
	1. Đề bài:
	Hãy kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em.
	2. Yêu cầu:
	- Thể loại: Tự sự (Kể chuyện).
	- Nội dung: Truyện Sự tích Hồ Gươm.
	- Giới hạn: Kể bằng lời văn của em.
2. Đáp án - Biểu điểm:
	* Đáp án:
	a) Mở bài: (Giới thiệu nhân vật và sự việc).
 	- Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
	+ Giặc Minh đặt ách đô hộ trên đất nước ta, giết người, cướp của vô cùng tàn bạo. Lê Lợi Khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn - Thanh Hoá. 
+ Thế giặc mạnh, nghĩa quân trải qua muôn vàn khó khăn, thường xuyên phải rút lui để bảo toàn lực lượng.
	- Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.
	b) Thân bài: (Kể diễn biến câu chuyện)
	- Lê Thận thả lưới ở ba quãng sông khác nhau, đều bắt dược duy nhất một lưỡi gươm, sau đó, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu rất dũng cảm.
	- Một hôm, Lê Lợi cùng bộ tướng đến nhà Lê Thận. Thanh gươm ở xó nhà bỗng sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm.
	- Một lần, Lê Lợi cùng các tướng sĩ rút lui vào rừng sâu. trong lúc nguy kịch, Lê Lợi bỗng nhìn thấy một vật sáng rất lạ trên ngọn cây. đó chính là một chuôi gươm nạm ngọc.
	- Hai thứ đó ghép lại với nhau thành một thanh gươm báu, giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
	- Đất nước hoà bình, một hôm Lê Lợi du thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm báu. Lê Lợi đã trả lại gươm cho Long Quân.
	c) Kết bài: (Kể kết thúc câu chuyện).
	- Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn kiếm, dân gian gọi là Hồ Gươm. 
* Biểu điểm:
	a) Hình thức:(1 Điểm).
	- Bố cục đầy đủ ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt lưu loát.
	- Chữ viết đẹp, đúng chính tả, sử dụng câu đúng ngữ pháp.
	b) Nội dung:
- Mở bài (2 điểm, đảm bảo đủ hai ý - mỗi ý: 1 điểm):
	+ Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
	+ Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. 
- Thân bài: (6 điểm)
	+ Đảm bảo đủ các ý như đáp án.
 + Kể được diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: Kể được kết thúc câu chuyện. (1 điểm)
Hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn kiếm, dân gian gọi là Hồ Gươm. 
 III. Thu bài - Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
 - Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự; Nắm chắc cách tìm hiểu đề và các cách làm bài văn tự sự.
	 - Đọc và chuẩn bị bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ : tìm hiểu khái niệm về hiện tượng nhiều nghĩa của từ, xem trước bài tập trong sách giáo khoa (T.56, 57).
Ngày soạn:05/10/2007 Ngày giảng: (6A) 10/10/2007
 (6B) 10/10/ 2007 
 Tiết 19. Tiếng Việt:
TỪ NHIỀU NGHĨA 
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: 
- Giúp học sinh nắm được: khái niệm từ nhiều nghĩa; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ bài và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A: /20
 + Lớp 6 B: /19
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 * Câu hỏi: 
Thế là nào là nghĩa của từ, cho ví dụ? Có thể giải nghĩa từ bằng những cách nào?
* Đáp án - biểu điểm:
 	 - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. (2 điểm)
Ví dụ: 3 điểm)
5 điểm
	 Trung thực có nghĩa là thật thà, thẳng thắn. 
- Có thể gioải nghĩa từ bằng hai cách sau: 
 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoịăc trái nghĩa với từ cần giải thích.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
	Trong quá trình sử dụng từ tiếng Việt, các em thường hay gặp những hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vậy hiện nghĩa là gì? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Tiết học này chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
?Giỏi
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 HS
?BT1
 HS
 GV
?BT2
 HS
 GV
?BT3
? HS
 GV
 Đọc bài thơ: Những cái chân (SGK,T.55):
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước.
 (Vũ Quần Phương)
* Trong bài thơ, từ chân được nhắc lại mấy lần?
- Từ chân được nhắc lại đến 6 lần.
* Bài thơ miêu tả có mấy sự vật có chân? Mấy sự vật không có chân?
- Bài thơ miêu tả có 4 sự vật có chân, đó là: Cái gậy, chiếc com-pa, cái kiềng, cái bàn → đây là những cái chân có thể nhìn thấy và sờ thấy được.
- Có một sự vật không có chân. Đó là cái võng → Nó được đưa vào để ca ngợi anh bộ đội đang hành quân.
* Trong bốn sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì giống và khác?
- Giống nhau: Chân là bộ phận dưới cùng tiếp xúc với đất.
- Khác nhau:
+ Chân của cái gậy là dùng để đỡ bà.
+ Chân của cái com-pa để giúp cái com-pa quay được.
+ Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiếng và xoong, nồi đặt trên cái kiềng.
+ Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn.
* Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân?
- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
 Ví dụ: Đứng trên hai chân; đứng trong hàng ngũ (trong đàn).
- Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung.
 Ví dụ: Chân giường, chân tủ, chân đèn,...
Bộ phận gắn liền với đất hoặc một sự vật khác.
 Ví dụ: Chân tường, chân núi, chân răng,...
→ Như vậy từ chân là một từ nhiều nghĩa.
* Em hãy tìm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân?
- Từ mũi: bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhon: (mũi người, mũi hổ).
- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mũi thuyền, nũi tàu.
- Bộ phận nhọn, sắc của vũ khí, vật dụng,...: mũi dao, mũi lê, mũi súng, mũi tàu, mũi kim,...
- Bộ phận của lãnh thor: Mũi Cà Mau, mũi Né, mũi Nai
- Từ chín:
- Lúa, hoa quả phát triển tới kì thu hoạch: lúa chind, na chín, mít chín,...
- Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc điện, nhiệt: Cơm chín, thịt chín, rau chín,...
- Sự vật nói chung đã được xử lí qua nhiệt: Vá chín.
- Tài năng phát triển đến trình độ cao: Tài nang đang độ chín, suy nghĩ đã chín.
* Tìm một số từ chỉ có một nghĩa ?
- Com-pa chỉ một loại đồ dùng học tập.
- Xe đạp: Chỉ một loại xe phải đạp mới đi được,
- Xe máy: Chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
- Toán học: chỉ một môn học cụ thể.
- Cà pháo: Chỉ một loại cà cụ thể.
- Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể.
* Sau khi tìm hiểu nghĩa của từ chân, mũi, chín, xe đạp, cà pháo, hoa nhài,... em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
 - Nghĩa của từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
→ Khái quát và chốt nội dung ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.56).
* Cho biết nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào? 
- Bộ phân tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
→ Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính). Nó là cơ sở để hình thành nghiã chyuển của từ.
* Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân nói chung?
- Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung.
- Bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác.
* Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân với nhau?
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
* 2 từ xuân trong câu thơ sau đây có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
Mùa xuân (1) là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)
Xuân (1): 1 nghĩa: Chỉ mùa xuân.
Xuân (2): Nhiều nghĩa: Chỉ mùa xuân, chỉ sự vật tươi đẹp, trẻ ttrung.
→ Trong câu, từ có thể được dùng với 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
- Trong bài thơ Những cái chân được dùng với nghĩa chuyển. Nhưng muốn hiểu nghĩa chuyển ấy, nhất thiết phải dựa vào nghĩa gốc.
* Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về nghĩa chuyển, nghĩa gốc?
- Trình bày.
- Khái quát nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ (SGK, T.56).
* Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
- Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt nội dung bài tập.
* Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?
Vídụ: Lá: Lá gan,...
- Suy nghĩ cá nhân → trả lời kết quả.
- Nhận xét và khái quát nội dung bài tập.
* Dưới đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:
 a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: 
 Cái cưa → Cưa gỗ.
 b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
 Gánh củi → một gánh củi.
* Chính tả (nghe - viết): Sọ Dừa ( từ một hôm cô Út cừa mang cơm đến giấu đem cho chàng).
- Lưu ý HS viết đúng chính tả, phân biệt: s – x, l – b, 
t – th.
- Đọc cho học sinh nghe - viết sau đó thu một số bài → nhận xét, đánh giá, cho điểm bài viết của học sinh.
I. Từ nhiều nghĩa.
 (15 phút).
 1. Ví dụ:
2. Bài học:
 Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
*Ghi nhớ: 
 (SGK, T.56).
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 1. Ví dụ:
2. Bài học:
- Chuyển Nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: 
 + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩ gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
* Ghi nhớ:
(SGK, T.56)
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1.
 (SGK, T.56)
a) Từ đầu: Bộ phận cơ thể chứa não bộ: Đau đầu, cái đầu người.
- Chuyển nghĩa: 
 + Ở trên cùng, đầu tiên: Đầu bảng, đầu danh sách.
 + Bộ phận quan trọng nhất: Đầu đàn, đầu đảng, thủ lĩnh.
b) Từ Tay: Bộ phận hoạt động: Vung tay, khoát tay, nắm tay.
- Chuyển nghĩa:
 + Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: Tay ghế, tay ngai, tay vịn cầu thang.
 + Bộ phận tác động hành động: Tay súng, tay cày, tay vợt bóng bàn.
c) Từ cổ: bộ phận giữa đầu và thân, thắt lại: Cổ cò, cổ kiêu ba ngấn.
 + Bộ phận của sự vật: Cổ chai, lọ.
 + Chỉ sự sợ hãi: So vai rụt cổ, rụt cổ rùa.
 + Chỉ sự mong đợi: Nghển cổ ngóng trông.
 2. Bài tập 2. 
 (SGK, T.56)
 Dùng từ chỉ bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người:
- Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả Quả tim, quả thận.
- Búp: Búp ngón tay.
- Hoa Hoa cái (đầu lâu).
- Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, lá răm
 3. Bài tập 3. 
 (SGK,T.57).
a) Sự vật → hành động: 
Cái cưa → cưa gỗ, cái hái → hái rau, Cái bào → bào gỗ, cân muối → muối dưa, cân thịt →Thịt con gà,...
b) Hành động → đơn vị: Gánh củi → một gánh củi, Đang bó lúa → gánh ba bó lúa, đang nắm cơm → một nắm cơm, cuộn bức tranh → ba cuộn tranh, đang gói bánh → ba gói bánh,...
 4. Bài tập 5: 
 (SGK,T.57).
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
 - Xem lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.56).
 - Làm bài tập 4(Vở bài tập,T.57) .
	- Đọc thêm Về từ ngọt (SGK, T.57, 58).
 - Đọc kĩ và chuẩn bị bài Lời văn, đoạn văn tự sự theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
=========================================== 
Ngày soạn:09/10/2007 Ngày giảng:13/10/2007
 Tiết 20. Tập làm văn:
LỜI VĂN, ĐOẠNVĂN TỰ SỰ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết đoạn văn.
	- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
	- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sợ việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn để giới thiệu nhân vật và kể chuyện.
 - Bước đầu rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn văn tự sự.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./20
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 *Câu hỏi: 
Nêu cách làm một bài văn tự sự?
* Đáp án - biểu điểm: (5 điểm- mỗi ý 1 điểm)
- Làm một bài văn tự sự, cần đảm bảo các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết thành văn.
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Trong văn bản tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố quan trọng để tạo nên cốt truyện. Vậy lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự giữ vai trò gì? tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 HS
? TB
 HS
? KH
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
 HS
 GV
? HS
? HS
 HS
 GV
Đọc ví dụ trong sách giáo khoa (T. 58).
* Đoạn văn (1) và (2) giới thiệu những nhân vật nào? Mỗi đoạn gồm có mấy câu, mỗi câu giới thiệu nội dung gì?
- 2 đoạn văn giới thiệu về các nhân vật: Vua Hùng, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Đoạn 1 gồm hai câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý:
a) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(Một ý giới thiệu về Hùng Vương, một ý giới thiệu về Mỵ Nương).
b) Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.(Một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng).
- Đoạn văn 2 gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung, câu 2,3 giới thiệu một người, câu 4,5 giới thiệu một người, câu 6 kết lại, 
* Cách giới thiệu ở 2 đoạn văn có gì đáng chú ý? (câu văn, cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu).
- Cách giới thiệu ở hai đoạn văn rất ngắn gọn nhưng đầy đủ, cân đối, không thừa cũng không thiếu.
- Sử dụng từ ngữ có tính chất giới thiệu về họ tên, lai lịch, tính tình, tâm hồn, tài năng,...như: có một người con gái, tên là, người ta gọi chàng là. Trong các câu giới thiệu đó thường chứa những từ là, có.
- Kiểu câu giới thiệu nhân vật thường theo kiểu: C có V (Hùng Vương có một người con gái tên là Mỵ Nương) hoặc có V (có hai chàng trai đến cầu hôn).
* Em có nhận xét gì về lời văn giới thiệu nhân vật trong văn tự sự?
- Trình bày nhận xét.
- Khái quát lại và chốt nội dung.
- Đọc đoạn văn 3 (SGK,T.59).
* Trong đoạn văn 3, nhân vật có những hành động gì?
 Hành động của Thuỷ Tinh:
+ Đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương.
+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão....dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
* Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì?
- Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân - kết quả, thời gian.
- Hành động ấy mang lại kết quả: Lụt lớn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một bển nước.
* Theo em, lời kể trùng điệp Nước ngập,...Nước ngập,... nước dâng gây ấn tượng gì cho người đọc? 
- Lời kể như vậy có tác dụng gây sự hồi hộp, chú ý cho người đọc; tạo tình huống hấp dần cho câu chuyện.
* Vậy lời văn kể về sự việc thường kể về những gì?
- Trình bày.
- Chốt nội dung.
- Đọc các đoạn văn (1), (2), (3) (T.58,59).
* Cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
- Đoạn 1: Hùng Vương muốn kén rể - Câu 2.
- Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn - Câu 6.
- Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh – câu 1.
→ Gọi là câu chủ đề vì câu đó thể hiện ý chính, ý cơ bản của cả đoạn.
* Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và các mối quan hệ của chúng?
- Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ, cụ thể:
+ Đoạn 1: biểu đạt ý: Vua Hùng kén rể. muốn kén rể thì trước hết phải nói vua có con gái đẹp, sau đó mới có lòng yêu thương, và có ý kén rể tài giỏi.
+ Đoạn 2: biểu đạt ý: Có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng họ không giống nhau.
+ Đoạn 3: biểu đạt ý: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh Muốn nói được ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến trận đánh.
- Mối quan hệ giữa các ý rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả của hành động.
* Em có nhận xét gì về đoạn văn tự sự?
- Trình bày.
- Nhận xét và chốt nội dung.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.59).
- Làm bài tập theo nhóm - trả lời câu hỏi bài tập 1 (SGK,T.60) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả (có nhận xét bổ sung) .
- Khái quát và ghi kết quả lên bảng.
* Đọc hai câu văn, theo em, câu nào đúng, câu nào sai? 
- Đọc và suy nghĩ cá nhân → trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
* Viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh?
- Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả 
- Nhận xét sửa lỗi.
 Ví dụ: 
- Thánh Gióng vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ - tổ tiên của dân tộc ta, có nguồn gốc cao quý.
- Tuệ Tĩnh - một danh y nổi tiếng trong ngành y học dân tộc Việt Nam.
I. Lời văn, đoạn văn văn tự sự. (22 phút)
 1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
 Lời văn giới thiệu nhân vật thường sử dụng những từ ngữ có tác dụng giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
 2. Lời văn kể sự việc:
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
 Khi kể việc thì kể các hành động. việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
 3. Đoạn văn:
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
 Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi bật.
 * Ghi nhớ: 
(SGK, T.59)
II. Luyện tập. 
 (15 phút)
 1. Bài tập 1:
 (SGK,T.60).
* Đoạn a: Kể về Sọ Dừa làm thuê trong nhà Phú ông.
 - Câu chủ chốt: Câu 2: Cậu chăn bò rất giỏi.
 - Mạch lạc của đoạn văn:
+ Câu 1:Hành động bắt đầu.
+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.
+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.
+ Câu 5: Kết quả, ảnh hưởng của hành động.
* Đoạn b: Thái độ của các con gái Phú ông đối với Sọ Dừa.
 - Câu chốt: Câu 2: Hai cô chị ác nghiệt...
 - Mạch lạc của đoạn văn:
+ Câu 1 và 2: quan hệ nối tiếp.
+ Câu 3,4: Đối xứng.
+ Câu 2 và 3,4: Quan hệ giải thích.
+ Câu 5 và câu 4: Quan hệ đối xứng.
 2. Bài tập 2.
 (SGK,T.60). 
- Câu b, đúng vì đúng mạch lạc. 
Câu a sai vì sai mạch lạc (lộn xôn): Không thể cưỡi ngựa mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới bắt đầu đóng chắc yên ngựa.
3. Bài tập 3:
 (SGK,T.60). 
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
- Về nhà xem lại bài, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.59).
	- Làm bài tập 4 (SGK,T.60). 
	- Đọc và soạn bài Thạch Sanh theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu trong sách giáo khoa (T.61).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5.doc