Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 18 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 18 - Trường THCS Lê Hồng Phong

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

- TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT -

* Chương trình Ngữ văn địa phương

A. Mức độ cần đạt

- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.

- Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương.

- Tránh sai chính tả trong khi nói và viết.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.

 2. Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

 3. Thái độ: Có ý thức sửa lỗi chính tả do phát âm sai địa phương.

C. Phương pháp

Vấn đáp.

* Trả bài kiểm tra tiếng Việt

A. Mức độ cần đạt

 Giúp HS:

 - Nhận thấy chất lượng bài làm của mình trên cả hai mặt: nội dung và hình thức so với yêu cầu của đề.

 - Nhận ra những lỗi sai; thực hành sửa lỗi và rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.

 - Có thói quen tự giác ôn tập và làm bài độc lập.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 18 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18	 	 	 Ngày soạn: 22/12/2012
Tiết: 69	 Ngày dạy: 24/12/2012
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
- TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT -
* Chương trình Ngữ văn địa phương
A. Mức độ cần đạt
- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.
- Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
- Tránh sai chính tả trong khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
 2. Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 3. Thái độ: Có ý thức sửa lỗi chính tả do phát âm sai địa phương.
C. Phương pháp
Vấn đáp...
* Trả bài kiểm tra tiếng Việt
A. Mức độ cần đạt
 Giúp HS:
 - Nhận thấy chất lượng bài làm của mình trên cả hai mặt: nội dung và hình thức so với yêu cầu của đề.
 - Nhận ra những lỗi sai; thực hành sửa lỗi và rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.
 - Có thói quen tự giác ôn tập và làm bài độc lập.
B. Chuẩn bị
	Gv: Soạn bài, chấm bài.
	Hs: Ôn tập phần Tiếng Việt 
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs.
 3. Bài mới: Để tiến hành kiểm tra xem thông thường các em mắc lỗi chính tả như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay. Sau đó, cô sẽ trả bài kiểm tra tiếng Việt để các em nhận thấy lỗi sai của mình, kịp thời khắc phục chuẩn bị cho bài kiểm tra Học kì I.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
A. Chương trình Ngữ văn địa phương
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs khắc phục một số lỗi chính tả thường mắc phải
Gv nhắc lại những lỗi chính tả mà Hs thường mắc phải.
Gọi Hs đọc các Vd trong Sgk.
Gv theo dõi, uốn nắn, sửa lỗi phát âm cho Hs và khái quát một lần nữa những lỗi mà hs thường gặp.
Gv đọc những ví dụ có các từ mà Hs thường mắc lỗi - Hs nghe và viết theo.
Hs đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi sai của bạn.
Gv công bố đáp án – Hs so sánh, tiếp tục phát hiện lỗi sai.
 Hãy đặt câu với một từ mà em vừa sửa lỗi chính tả? (Hs độc lập làm ra giấy nháp)
Gv thu 5 bài xem và sửa cho Hs tại lớp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv gọi 6 Hs lên bảng làm bài tập trong Sgk. Những Hs khác làm bài tập vào vở nháp.
Gv chữa bài.
B. Trả bài kiểm tra tiếng Việt
Hoạt động 1: Gv treo bảng phụ ghi sẵn đề bài và đáp án: (Xem giáo án tiết 67)
Hoạt động 2: Hs thảo luận nhóm, nhận xét bài làm của mình theo đáp án. 
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, khuyết điểm
a. Ưu điểm: Phần đông các em có ôn tập, nhiều bài đạt yêu cầu từ trung bình trở lên. Một số em viết đoạn văn khá trôi chảy.
b. Nhược điểm: Tuy thế, một số bạn vẫn rất lười trong việc học, những câu ở phần trắc nghiệm cũng không trả lời đúng. Phần tự luận, câu 1 gần 2/3 lớp chuẩn bị bài chưa chu đáo nên không nêu được các loại tính từ và lấy ví dụ phù hợp. Các em hầu như nhầm với động từ hoặc danh từ. Câu 2, khi viết đoạn văn, mặc dù đề không khó nhưng các em viết văn rất rời rạc, lan man. Một số bạn xác định cụm danh từ còn sai, hoặc xác định được nhưng phân tích cấu tạo lại không chính xác. Cho nên, một số bài làm chất lượng thấp, đạt điểm dưới trung bình.
Hoạt động 4: GV sửa lỗi sai điển hình (chủ yếu câu 2 phần Tự luận. Gv ghi các ví dụ sai ra phiếu học tập cho HS sửa, Gv nhận xét, chỉnh sửa)
Hoạt động 5: Đọc bài điểm cao, phát bài, vào điểm
Hoạt động 6: Thống kê chất lượng
Điểm
> = 5
> = 8
< 5
< = 3
Lớp 6A3
C. Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài 
A. Chương trình Ngữ văn địa phương
I. Nội dung
1. Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu thường mắc lỗi:
a. Tr / ch: Tra xét, trầm tĩnh, chắt lọc,
b. S / x: Xôn xao, xộc xệch, sang trọng, xì xào,
c. R / d /gi: Rì rào, rừng rực, dính dáng, dò la,
d. N / l: Lẫn lộn, nương tựa, nan giải,
2. Đọc và viết đúng một số vần thường mắc lỗi:
a. Ac / at: Lệch lạc, nhếch nhác, khang khác,
b. Ước / ướt: Lướt thướt, cá cược, xanh mướt,
3. Viết đúng các thanh hỏi, ngã
Đỗ Phủ, Tố Hữu, Nguyễn Trãi, giỗ tổ, đỡ đẻ,
4. Viết đúng các phụ âm đầu
Ví dụ: v / d: vui vẻ, đi về, vỗ về,
II. Luyện tập
Bt1: Điền trống: (tr / ch; s / x; r / d / gi; l / n)
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua,...
- Sấp ngửa, sơ sài, sản xuất, bổ sung,...
- Rũ rượi, rùng rợn, giảm giá, giáo dục,...
Bt2: Lựa chọn từ thích hợp điền trống:
a. Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, dẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Bt3: Chọn s hoặc x điền trống:
 Xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung, số, xơ xác, sầm sập, xoảng. 
Bt4: Điền từ thích hợp có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống:
 Thắt lưng buộc bụng; Buột miệng nói ra; Cùng một guộc, Con bạch tuộc; Thẳng đuồn đuột; Quả dưa chuột; Bị chuột rút; Trắng muốt; Con chẫu chuộc
Bt5: Viết hỏi hay ngã:
 Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lổ, ngẫm nghĩ .
Bt6: Chữa lỗi chính tả:
- Căng dặng-> căn dặn; kiêu căn -> kiêu căng 
- Chắng ngang đường -> chắn ngang đường; chẳn cho -> chẳng cho ; vô dừng -> vô rừng ; chặc cây -> chặt cây
- Cắng răng -> cắn răng.
B. Trả bài kiểm tra tiếng Việt
1. Hướng dẫn đáp án
2. Nhận xét ưu, khuyết điểm.
3. Sửa lỗi
- Mô hình cụm danh từ :
Phần trước
Phần 
trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Cả
mấy chục
cuốn
sách
- Cả mấy chục cuốn sách của em cũng để vừa. (là câu)
Cụm danh từ: Cả mấy chục cuốn sách.
C. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục ôn tập để tránh mắc những lỗi dùng từ thường gặp.
- Ôn tập lại phần tiếng Việt, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 18	 	 Ngày soạn: 25/12/2012
Tiết: 70 - 71	 Ngày dạy : 27/12/2012
KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Theo đề chung của Phòng GD & ĐT Đam Rông)
Có đề, đáp án và biểu điểm kèm theo
Tuần: 18	 	 Ngày soạn: 01/01/2013
Tiết: 72	 Ngày dạy : 03/01/2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mức độ cần đạt
	- Nắm rõ những nội dung cần trình bày trong bài kiểm tra học kì I. Đồng thời, nhận thấy những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình. Qua đó, Hs có thể sửa chữa, rút kinh nghiệm những lỗi thường mắc phải.
- Rèn kĩ năng đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện.
- Có ý thức tự giác, tích cực khắc phục những lỗi thường mắc phải khi làm bài.
II. Chuẩn bị
	Gv: Bài của hs đã chấm, soạn giáo án.
	Hs: Ôn tập.
III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: (Lớp 6A3 vắng ......................)
 2. Gv treo bảng phụ ghi đề bài kiểm tra học kì cho HS xem lại.
 3. Hs thảo luận nhóm, tự nhận xét bài làm của mình.
 4. Gv treo bảng phụ ghi đáp án cho Hs xem.
 5. Gv nhận xét ưu - khuyết điểm
Ưu điểm: Đa số các em làm bài đạt chất lượng cao, trên trung bình. 
Nhược điểm: Những bài đạt chất lượng giỏi trong lớp còn ít. Như vậy, với đề bài không phải quá khó, mà chất lượng như vậy chứng tỏ các em ôn tập chưa thực sự hiệu quả. Với phần Tự luận, đóng vai nhân vật bà đỡ Trần để kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa, các em chưa linh hoạt trong ngôi kể, có bạn còn kể nhầm sang câu chuyện thứ hai. Các em phải rút kinh nghiệm và lưu ý hơn ở học kỳ II.
 6. Gv trả bài để Hs xem và đối chiếu với đáp án. 
7. Chất lượng bài làm
Lớp 6A3
> = 5
> = 8
< 5
> = 3
Sĩ số : 36
8. Hướng dẫn tự học
	- Ôn lại thật kỹ những kiến thức đã học trong học kỳ I.
	- Soạn bài mới Bài học đường đời đầu tiên (Sgk HK II).

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 TUAN 18.doc