Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến 11

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến 11

Con roàng chaùu tieân

(Truyeàn thuyeát)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

 - Khi niệm thể loại truyền thuyết.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

III. CHUẨN BỊ:

1. giáo viên

-nghiên cứu các ngữ liệu, tranh ảnh; các truyện có nội dung tương tự, liên quan

2. học sinh:

Soạn bài các câu hỏi skg, đọc các bài liên quan.

 

doc 118 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết 1; Văn bản Ngày dạy: 22/8/ 2011
Con roàng chaùu tieân
(Truyeàn thuyeát)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Khi niệm thể loại truyền thuyết.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
III. CHUẨN BỊ:
giáo viên
-nghiên cứu các ngữ liệu, tranh ảnh; các truyện có nội dung tương tự, liên quan
2. học sinh:
Soạn bài các câu hỏi skg, đọc các bài liên quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định, tổ chức: sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
 - Giới thiệu chương trình ngữ văn 6.
 - Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc mình. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã trở nên quen thuộc mà không người Việt Nam nào không tự hào, yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1(7P): Hdẫn HS tìm hiểu khái niệm truyền thuyết
? em hiểu thế nào là truyền thuyểt?
- HS : đọc chú thích sgk
- Gv; mở rộng thêm cho HS về thể loại văn học dân gian này.
Mục tiêu : HS đọc văn bản và nắm nội dung văn bản , tìm hiểu được một số chú thích khó , nắm được thế nào là truyền thuyết 
HOẠT ĐỘNG 2 (7P) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản
GV hướng dẫn HS đọc to, rõ ràng, chính xác
- GV đọc mẫu -> gọi HS đọc to và nhận xét
?. Truyện chia mấy đoạn? ND từng đoạn?
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3
GV : hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “ Long Trang “ 
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường “ .. 
+ Đọan 3 : Còn lại 
HOẠT ĐỘNG 3( 20P)phân tích văn bản
?Truyện gồm những nhân vật nào?Nhân vật chính là ai ?Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất thân từ đâu ?Hình dáng của họ như thế nào ?
(HS :thảo luận trả lời 
GV :chốt ý :Vẻ đẹp của LLQ và ÂC là vẻ đẹp:
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp) 
+ Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? (GV :chốt ý)
?Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ ? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
(GV: Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra ) 
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
-HS trả lời
-GV nhận xét, bổ sung
(HS : Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển )
? Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
(GV: ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đoàn kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh ) 
GV: Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . 
HOẠT ĐỘNG 4 (4P) Tổng kết
?Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Hãy tìm những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản ? Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
(HS phát hiện trả lời)
-GV: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử -> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? 
- HS đọc ghi nhớ 
-Gv chốt lại nội dung qua phần ghi nhớ
I. ĐỊNH NGHĨA TRUYỀN THUYẾT
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
:
 Thể loại: Tự sự.
-" Con Rổng cháu Tiên" thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
- Bố cục: 3 phần
1. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Âu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . 
2. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ 
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết , thống nhất và bền vững . 
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật : 
-Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh.
2. Ý nghĩa văn bản :
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
4. Hướng dẫn tự học (2p)
-Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết , sự việc chính của truyện.
-Kể lại được truyện.
-Liên hệ một số câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt .
-Tìm những câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, những câu cac dao, bài hát được khơi nguồn cảm xúc từ tác phẩm " Con Rồng, cháu Tiên " hoặc nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.
( Gợi ý : " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công ,thành công , đại thành công", bài thơ" Hòn đá to, hòn đá nặng ", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng"."Khôn ngoan đá đáp người ngoài.Gà cùng một mẹ chớ hoài dá nhau", bài hát : nổi trống lên các bạn ơi ( Phạm Tuyên ), Dòng máu Lạc Hồng (Lê Quang ).
 Sọan : + Bánh chưng, bánh giầy ( sọan kĩ câu hỏi hướng dẫn ) .
*************************
TUẦN 1 Ngày soạn: 21/8/2011
Tiết 2; Văn bản Ngày dạy: 24/8/ 2011
Baùnh chöng, baùnh giaày
(Höôùng daãn ñocï theâm)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
	(Truyền thuyết – Hướng dẫn đọc thêm)
-Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
-Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
-Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.
Học sinh:
-Học thuộc bài cũ.
-Soạn bài mới chu đáo.
Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: (4P)
? Trình bày ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu tiên”?
Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.
Gv : nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới: 
 Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 (10p) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những nét chính của văn bản
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS nhắc lại định nghĩa truyền thuyết . 
- Hướng dẫn HS đọc ; Gọi HS đọc chú thích .
- HS đọc, gv nhận xét.
?Văn bản có thể chia thành mấy phần ?
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2 (20P) Hướng dẫn HS phân tích.
. ?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
-GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời , Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi vua ? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra) 
HỌAT ĐỘNG 3 (8p) tổng kết
Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ?
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy "?
Học sinh đọc mục ghi nhớ.
I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Bánh chưng, bánh giầy " thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
-.Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu ->. “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại
1. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, vua đã già.
- Ýđịnh: Người nối ngôi phải nối được chí vua.
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
2. Lang Liêu được thần giúp đỡ 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
3. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
II. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo Trong trời đất , không gì quý bằng hạt gạo ".
-Lối kể chuyện dân gian : theo trình tự thời gian.
2. Ý nghĩa văn bản : là câu chuyện suy tôn tài năng , phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Hướng dẫn tự học (3p)
-Đọ ... iết khá rõ ràng; đã biết nêu vấn đề trọng tâm; trình bày đoạn văn khá mạch lạc, có hình ảnh.
* Nhận xét khuyết điểm:
- Đáng tiếc vẫn có bạn chưa thật hiểu kỹ bài nên xác định các phương án trả lời thiêú độ chính xác.
- Vẫn còn tình trạng viết ẩu, chữ xấu, sai chính tả.
- Bài tự luận có bạn viết còn sơ sài, sa vào liệt kê lại các chi tiết trong văn bản mà chưa nêu được suy nghĩ của bản thân.
* Giáo viên trả bài cho học sinh:
* Học sinh trình bày trước lớp lỗi trong bài làm của mình và nêu ra phương án sửa lỗi.
 Học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Học sinh trao đổi bài cho nhau để cùng sửa lỗi.
* Chọn 2 bài tự luận khá nhất đọc trước lớp: 
* Giáo viên gọi điểm.
Kết quả chung:
-trên TB: 52 HS
-Dưới TB: 10HS
* Học sinh về nhà:
- Sửa lỗi, hoàn chỉnh bài làm.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
TUẦN 11 Ngày soạn:02/11/2011
Tiết 43;Tập làm văn Ngày dạy: 04/11/ 2011
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỨC ĐỐ CẦN ĐẠT
-Nắm được kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn bản tự sự. 
-Biết trình bày, diễn đạt một câu chuỵên của bản thân.
II. TRỌNG TÂM KIỂN THỨC KĨ NĂNG.
1. Kiến thức :
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể 1 câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng:
Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc 1 câu chuyện của bản thân trước lớp.
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: giáo án, tư liệu liên quan, phiếu học tập
2. Học sinh: chuẩn bị theo yêu cầu sgk
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ(3p)
?Kiểm tra sự chuẩn bị của HS?
? Khi kể truyện người ta thường kể theo thứ tự nào? T/d của mỗi thứ tự kể.
 (Định hướng: - Kể xuôi ( Kể theo thứ tự tự nhiên)
 - Kể ngược:( kể kết quả trước, nguyên nhân sau )" Gây bất ngờ, chú ý.)
*Gv nhận xét, ghi điểm
3.Bài Mới. 
Để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngàyđạt hiểu quả cao hơn chúng ta tiếp tục học về luyện nói trong tiết học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1( 105P)Chuẩn bị, thảo luận, luyện nói tại tổ
Gv: Đọc chép đề bài lên bảng.
 Yêu cầu tìm hiểu đề.
H/s: Tìm hiểu đề.
Gv: Yêu cầu h/s lập dàn ý đại cương.
- Dựa vào dàn bài tham khảo trong sgk để lập dàn ý.
*HS thảo luận theo những câu hỏi sau:
? Với đề bài trên nội dung phần mở bài cần nêu những gì?
? Theo em với đề bài trên phần thân bài cần nêu những ý gì?
? Trên đường về quê em thấy những gì? đi bằng phương tiện gì?
? Về đến quê em đã nhìn thấy những cảnh gì?
? Những ngày ở quê em đi những đâu? làm việc gì?
? Phần kết bài cần nêu những ý gì?
- H/s đọc đề bài - GV ghi bảng:
? Nêu yêu cầu của đề? XĐ ngôi kể, thứ tự kể?
? Phần mở bài cần nêu ý nào?
? Theo em phần TB cần nêu những ý lớn nào?
? Trong mỗi ý lớn đó cần khai thác những nội dung gì?
? Phần kết luận cần nêu ý cơ bản gì?
HOẠT ĐỘNG 2 (25P): luyện nói trên lớp
-Gv đề nghị phó học tập điều động các nhóm thực hiện(luyện nói)
-Nhắc nhở HS mỗi nhóm chỉ đại diện một bạn lên nói trước tập thể lớp.
 Gợi ý:Trong quỏ trỡnh HS kể GV chỳ ý theo dừi sửa chữa cỏc mặt sau :
 +Tạo tư thế thổi mái nhưng phải nghiêm chỉnh.
 +Lời núi phải to ,rõ
 +Mắt phải luôn hướng vào người nghe
 +Tránh cách nói như đọc thuộc lòng
 +Nội dung phải đúng yêu cầu.
 + Biểu dương cái hay, sáng tạo 
-Sau mỗi đại diện HS lên nói, GV gọi HS nhận xét (nội dung, chất giọng, nét mặt, cử chỉ,)
-Đề nghị Hs hoan nghênh để khích lệ tinh thần sau mỗi bạn trỡnh bày
-Gv là người nhận xét, đánh giá và cho điểm sau cựng.
Giáo viên theo dõi: uốn nắn nhận xét. .
-phát âm: rõ ràng , dễ nghe, diễn cảm
-sửa câu sai ngữ pháp..
-Sửa cách đễn đạt vụng về.
-Biểu dương những diễn đạt hay, sáng tạo
I. CHUẨN BỊ.
1: Đề bài 1:
- Kể về một chuyến về quê hương.
* Dàn ý:
A. Mở bài: 
Giới thiệu lí do về thăm quê, ai đưa đi, trong hoàn cảnh nào?
B. Thân bài: 
 + Kể lại tâm trạng khi về quê: Lòng xôn xáouốt đêm trằn trọc, dậy thật sớm.
 + Trên đường về quê.
Phương tiện đi.
Cảnh trên đường...
 + Về đến quê:
Từ xa nhìn về làng.
Đường vào làng.
Cổng làng những ngôi nhà trong làng.
Nhà ông bà ở:( TĐộ của mọi người...)
 + Những ngày ở quê.
Thăm gia đình, nội, ngoại. ( Lời nói của mọi người...)
Vui chơi cùn bạn bè.
 C. Kết bài:
Tình cảm của em đối với quê hương.
2. Đề 2: 
 Kể về cuộc đi thăm gia đình liệt sĩ neo đơn.
A. Mở bài :
 Thăm gia đình liệt sỹ neo đơn vào dịp nào, ai tổ chức, thăm ai?
B. Thân bài:
 + Chuẩn bị đi thăm.
 Tập trung ở đâu? Ăn mặc.
 + Tâm trạng trước khi đi:
 Hồi hộp xôn xao.
 + Khi đi.
Phương tiện đi.
Không khí, thời tiết.
Cảnh trên đường.
 + Đến nhà:
Nhà ở phố nào? tả qua ngôi nhà.
Quang cảnh gia đình.
Cuộc gặp gỡ diễn ra ( Thắp hương, tặng quà)
C: Kết luận:
Nêu ấn tượng của em về cuộc đi thăm.
II. LUYỆN NÓI
1. Tập nói theo tổ (nhóm). 
2: Tập nói trước lớp.
4. Hướng dẫn tự học(2p) 
-GV Nhận xét toàn bộ giờ luyên nói.
 Tuyên dương những HS nói tốt.
- Chuẩn bị tiếp các dàn ý đề còn lại. Về nhà tập kể 
 Cụm danh từ (trang 116+117,sgk)
+Tìm hiểu trước khái niệm và cấu tạo cuả cụm danh từ.
+Xem trước phần Luyện tập
TUẦN 11 Ngày soạn:02/11/2011
Tiết 44; tiếng Việt Ngày dạy: 04/11/ 2011
CỤM DANH TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm của cụm danh từ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – KĨ NĂNG.
1.Kiến thức :
- Nghĩa của cụm danh từ
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ
2. Kĩ năng:
Đặt câu có sử dụng cụm danh từ
3/ Thái độ
- Giáo dục cho h/s lòng yêu mến tiếng việt, có ý thức sử dụng và phân biệt ý nghĩa của cụm danh từ.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án , bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: soạn bài, ôn lại kiến thức về danh từ 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ(4p)
? DT chỉ sự vật gồm những DT nào? Đặt câu có DT và cho biết danh từ đó thuộc tiểu loại nào?
*Yêu cầu HS trả lời được:(Định hướng: DT chỉ sự vật thuộc 2 loại : DT chung và DT riêng.
VD h/s tự đặt.)
*GV Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới.
Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản của danh từ, trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về cụm danh từ để xác định và sử dụng chính xác trong khi viếthiểu thêm khả năng kết hợp và cấu tạo của cụm danh từ..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1(13P): Tìm hỉểu khái niệm cụm danh từ.
- Gv: Treo bảng phụ " h/s đọc BT -> xác định yêu cầu.
?Các từ in đậm bổ xung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
? Các từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào? 
(Danh từ)
 ? Các từ bổ xung ý nghĩa gọi là gì?
(Phụ ngữ) 
Vậy: ?Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ là gì? Ta tìm hiểu phần tiếp theo
- HS đọc BT-> Nêu yêu cầu.
? So sánh cách nói trong từng cặp rồi rút ra nhận xét? 
+ Một túp lều 
+ Một túp lều nát 
+ Một túp lều nát trên bờ biển
 Nghĩa đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ.
? Vậy đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ là gì? 
Chúng ta tìm hiểu mẫu 3
? Tìm một cụm DT và đặt câu với cụm DT ấy? 
- Những cái bàn ấy.
" Những cái bàn ấy đều đã hỏng.
 - Các bạn học sinh
" Các bạn học sinh rất chăm học.
Anh aỏy/ soỏng ụỷ laứng naứy 
 CDT CDT
 CN VN
? Xác định CN – VN trong các câu em vừa tìm?
? Qua Mẫu 1 em cho biết cụm DT do các yếu tố nào tạo nên?
? Nhận xét nghĩa của cụm DT so với DT ?
? Qua mẫu 3 em có nhận xét gì về chức vụ của cụm danh từ trong câu?
? Vậy em hiểu thế nào là cụm DT ? Nghĩa của cụm DT so với DT ? 
- H/s đọc ghi nhớ, chốt ND.
- GV chốt lại.
- HS đọc mẫu SGK. 
HOẠT ĐỘNG 2 (15p): Phân tích cấu tạo cụm danh từ
? Tìm cụm DT trong vd trên
? Tìm những phụ ngữ đứng trước, sau DT?
- Phụ ngữ đứng trước có 2 loại:
+ Cả: Chỉ lượng không chính xác (T2) 
+ Ba, chín. Chỉ lượng chính xác ( T1)
- Phụ ngữ đứng sau có 2 loại:
+ Nếp, Đực, Sau: Đ2 Sự vật ( S1)
+ ấy : Chỉ vị trí sự vật. ( S2)
Lưu ý HS: theo mô hình .
- Phụ ngữ trước : t 
+ t1 : phụ ngữ chỉ số lượng: 1, 2, 3.
+ t2 : phụ ngữ chỉ toàn thể: tất cả, cả thảy, hết thảy.
- Phần trung tâm: T.
+ T1 : danh từ chỉ đơn vị.
+ T2 : danh từ chỉ sự vật.
- Phụ ngữ sau: s.
+ s1 : nêu đặc điểm sự vật, vị trí.
+ s2 : chỉ từ: (ấy, này, kia.)
? Điền các cụm DT đã tìm được vào mô hình cụm DT.?
- H/s tự điền vào mô hình gv đã kẻ ở bảng phụ.
 Gv: Lưu ý: Phần phụ sau có khi là 1 cụm từ hoặc một cụm từ C- V.
+ Phần trước kí hiệu T1 T2 ( Có hoặc không)
+ Phần TTâm: DT kí hiệu T1 T2 (Nhất thiết phải có)
 + Phần Sau: DT kí hiệu S1 S2 (Có hoặc không).
? Cum DT có cấu tạo ntn?
? Đặc điểm của từng phần?
 - Gv lưu ý: Cụm DT có thể ở dạng đầy đủ hoặc không đầy đủ, không nhất thiết phải có phần trước và phần sau.
? Nêu mô hình cấu tạo cụm DT ý nghĩa bổ sung của các phần phụ trước và phần phụ sau?
- Gv chốt lại nội dung kiến thức.
- H/s đọc " Dặn về học thuộc.
HOẠT ĐỘNG 3(10P): Luyện tập
- Đọc B.tập " Xác định yêu cầu.
 ( HĐ độc lập)
- Đọc B.tập " XĐ yêu cầu.
 ( HĐ nhóm 2)
- Đọc B.tập " XĐ yêu cầu B.tập .
- HS làm miệng-> GV ghi bảng
I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ ?
1. Ví dụ (sgk)
- Các từ in đậm - Bổ sung ý nghĩa
+ Xưa -> Ngày
+ hai -> vợ chồng
+ ông lão đánh cá -> vợ chồng 
+ một -> túp lều
+ nát trên bờ biển -> túp lều
=>Các danh từ kết hợp với những từ đứng trước hoặc sau nó tạo thành cụm danh từ.
- Cụm danh từ->Nghĩa đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ.
- Cụm DT : Do DT và phụ ngữ tạo nên.
 - Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của DT.
- Chức vụ: Làm chủ ngữ hoặc vị ngữ (Giống DT)
2.Ghi nhớ ( sgk - 117)
II. CẤU TẠO CỤM DANH TỪ
1.ví dụ
- Cum DT: + Làng ấy.
 + Ba thúng gạo nếp.
 + Ba con trâu đực.
 + Ba con trâu ấy.
 + Chín con.
 + Năm sau.
 + Cả làng.
* Mô hình.
Phần Trước
P. TTâm
Phần sau
T2 
T1
T1
T2
S1
S2
Làng
Ba
Thúng
Gạo
Nếp
Ba
Con
Trâu
Đực
Ba
Con
Trâu
Ấy
Chín
Con
Năm
Sáu
Cả
Làng
- Cụm danh từ cấu tạo 3 phần:
+ Phần trước: ( Từ chỉ slượng)
+ Phần TTâm ( DT)
+ Phần sau: ( Chỉ VTrí đ2 từ để trỏ)
- Đ2: Phần trước 2 loại.
 Phần sau: 2 loại
2 Ghi nhớ: ( sgk - 118)
III. LUYỆN TẬP
* B.tập 1:
- Tìm các cụm DT.
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. Một lưỡi búa của cha.
c. Một con yêu tinh ở trên núi.
* Bài tập 2.
Chép lại cụm DT vào mô hình cụm DT.
Phần Trước
P. TTâm
Phần sau
T1
T2
T1
T2
S1
S2
Một
Người 
Chồng
Thật xứng
đáng
Một
Lười
Búa
Của cha
Một
Con
Yêu tinh
Ở
Trên nui
* B.tập 3:
- Điền phụ ngữ thích hợp vào ô trống.
+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
+ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
+ Lần thứ 3, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
4. Hướng dẫn tự học(2p) 
? Cụm danh từ là gì?
 ? Nêu cấu tạo cụm DT.
- Về học thuộc 2 ghi nhớ. Làm B.tập ( sbt)
- Chuẩn bị “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”
-đọc truyện ;
-tìm hiểu phần chú giải các chú thích;
-trả lời các câu hỏi Đọc- hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6- SOAN.doc