Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Chiềng Sinh

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Chiềng Sinh

 Bài :1

 Kết quả cần đạt:

 - Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “ Con Rồng cháu tiên” và “Bánh trưng bánh giầy” trong bài học kể được hai truyện này.

 - Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt đã học ở bậc tiểu học.

 - Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.

 

doc 131 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Chiềng Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài :1
 Kết quả cần đạt: 
 - Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “ Con Rồng cháu tiên” và “Bánh trưng bánh giầy” trong bài học kể được hai truyện này.
 - Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt đã học ở bậc tiểu học.
 - Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
Ngày soạn: 3- 9- 2006 Ngày giảng: 6- 9- 2006
 Tiết :1 : Văn bản: 
Con rồng cháu tiên
 A Phần chuẩn bị:
 I . Mục tiêu bài học:
 - Giúp h/s hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết .
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên”.
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tượng kì ảo của truyện.
 - Kể được truyện. Giáo dục h/s tự hào về nguồn gốc dân tộc.
 II. Phần chuẩn bị:
 1.Phần thầy: Đọc bài , nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án.
 - Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau lên rừng xuống biển.
 2.Phần trò: Đọc kĩ bài, Trả lời câu hỏi theo sgk.
 B. Phần thể hiện khi lên lớp:
 * ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 I.Kiểm tra bài cũ: (3p’)
 Kiểm tra bài soạn của học sinh.
 II. Dạy bài mới 
*Giới thiệu bài: ( 1’) 
 Ngay từ thời cổ đại , con người đã sớm biết băn khoăn về nguồn gốc của mình. Người Việt Nam cũng thế, tổ tiên ta giải thích về nguồn gốc của dân tộc đất nước mình ra sao? Bài học hôm nay.
10’
?
gv
?
?
?
?
25’
?
?
?
gv
?
?
?
?
?
gv
?
?
?
3’
?
?
3’
Truyền thuyết Con rồng cháu tiên’’ mở đầu cho chuỗi tiểu thuyết về thời đại các anh hùng, cũng như mở đầu cho chuỗi truyền thuyết VN nói chung.
Em hãy đọc chú thích * 
Em hiểu như thế nào về truyền thuyết?
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Truyền thuyết có cơ sở lịch sử (cốt lõi sự thật lịch sử) là những sự kiện nhân vật lịch sử quan trọng nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cư sở cho sự ra đời của tác phẩm. Tuy vậy cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái “nền’’, cái “phông” cho các tác phẩm lịch sử được nhào nặn, kì ảo hoá để khái quát lí tưởng hoá các nhân vật lịch sử và sự kiện làm tăng chất thơ cho các sự kiện. 
 Truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian nó thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Người kể và người nghe tin tiểu thuyết như là có thật dù có những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 
Thật ra không chỉ truyền thuyết mà tất cả các thâe loại tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Nhưng so với thể loại văn học dân gian khác truyền thuyết có mối liên hệ lịch sử đậm hơn, rõ hơn. GV nêu yêu cầu đọc truyện : Đây là truyền thuyết có yếu tố kì lạ hoang đường nên cần đọc giọng thong thả, rõ ràng nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả sự kì lạ phi thường của LLQ và Âu cơ
LLQ : tình cảm, ân cần.
Âu Cơ : lo lắng, than thở.
- Đoạn cuối đọc trầm thể hiện niềm tự hào. 
GV đọc từ đầu đến “hiện lên”
Gọi HS đọc phần còn lại - GV nhận xét, uốn nắn.
Em hiểu thế nào là “ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh, thuỷ cung, thần nông”
- Ngư Tinh: Con cá sống lâu năm thành yêu quái
- Hồ tinh: Con cáo sống lâu năm thành yêu quái. 
- Mộc tinh: Cây sống lâu năm .
 - Thuỷ cung : cung điện dưới nước
- Thần nông: nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết để dạy mọi người trồng trọt và cày cấy.
 Hãy kể tóm tắt nd truyện bằng lời văn của em?
- Lạc Quân trong khi lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ thuộc dòng thần Nông sau đó Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra Một vị thần nòi rồng tên là Lạc Long một trăm con trai. Nhưng Long Quân vốn quen ở dưới nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năn mươi người con theo cha xuống biển ,năm mươi người con theo mẹ lên núi, hẹn khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai được gọi là Lang, con gái được gọi là Mị Nương, cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng. Mười mấy đời nên ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Do tích này mà về sau người Việt Nam đều tự hào là con cháu Vua Hùng, có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.
Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Xác định các phần? cho biết nội chính của mỗi phần?
 Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu-> Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Đoạn 2: Tiếp -> lên đường: việc sinh nở kì lạ và cuộc chia tay của Long Quân và Âu Cơ.
+ Đoạn 3: Còn lại: Nguồn gốc người VN. 
Chúng ta sẽ phân tích truyện theo bố cục trên.
Theo em tác giả dân gian kể câu truyện theo trình tự nào ?
- Theo trình tự không gian, thời gian sự việc nào sảy ra trước kể trước, sự việc nào sảy ra sau kể sau.
Truyện những nhân vật nào ? ai là nhân vật chính? 
- Truyện có các nhân vật : LLQ, ÂC, 100 người con. LLQ và Âu có là hai nhân vật chính.
Một câu truyện bao giờ cũng được kết cấu theo trình tự nhất định, có cốt truyện, có nhân vật. Điều này các em sẽ hiểu rõ hơn ở kiểu vb’ tự sự trong tiết tập làm văn sau.
Các em đọc thầm đoạn đầu và cho biết phần này kể về truyện gì ?
Hai nhân vật được giới thiệu qua những chi tiết nào? ( nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
HS phát hiện chi tiết
GV ghi bảng
Tác giả dân gian đã giới thiệu đầy đủ về nhân vật LLQ từ nguồn gốc xuất thân đến hình dáng tài năng và công lao đối với nhân dân
+ Lạc Long Quân: Thần nòi Rồng, ở dưới nước sức khoẻ vô địch nhiều phép lạgiúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi.
+ Âu Cơ: Dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Có nguồn gốc và hình dạng kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ.
Em có suy nghĩ và nhận xét gì về nguồn gốc và hình dáng của hai nhân vật này ?
- Cách giới thiệu về nhân vật của tác giả dân gian rất hấp dẫn, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc, người nghe. Bởi qua đó ta nhận thấy cả hai nhân vật đều có tính chất kì lạ, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng.
Những chi tiết miêu tả hai nhân vật trên có hay gặp trong c/s đời thường của con người không? vì sao?
- Là truyện đời xưa, được kể lại bằng cảm quan thần thoại. Ông cha ta đã tưởng tượng ra những chi tiết kì ảo không có trong đ/s thực, khiến cho nhân vật thêm huyền ảo, lung linh : họ không phải là người thường mà là những vị thần mang nét phi thường, xuất chúng. 
 Qua các chi tiết đó em hình dung Long Quân và âu Cơ là những người ntn?
LLQ có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, 
Có tài năng xuất chúng của một vị thần gần gũi và yêu thương dân lành. Còn Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần họ là những nhân vật thực hiện sự mơ ước vĩ đại của dân tộc ta
LLQ và Âu Cơ gặp nhau và yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống với nhau gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển của chế độ xã hội lúc bấy giờ ?
- Điều đó phản ánh sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ : chuyển từ giai đoạn quần hôn sang giai đoạn vợ chồng, gia đình của người Việt cổ.
Ngay từ đầu câu chuyện ta đã bắt gặp nhiều chi tiết tưởng tưởng tượng kì ảo, hấp dẫn người đọc đó là yếu tố đặc trưng của vb’ tự sự.
Theo dõi đoạn tiếp theo từ “ít lâu sau đến khoẻ mạnh”
 Đoạn truyện kể về sự việc gì ?
Tìm chi tiết nói về chuyện sinh nở của Âu Cơ ?
+ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở một trăm người con hồng hào đẹp đẽ ... không cần bú mớm lớn như thổi khôi ngô khoẻ mạnh như thần
Em thấy việc sinh nở của Âu Cơ có gì khác lạ ?
- “Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở một trăm người con hồng hào đẹp đẽ ... không cần bú mớm lớn như thổi khôi ngô khoẻ mạnh như thần” đúng là những đứa con của mẹ tiên con rồng.
- Những chi tiết có tính chất kì lạ đẹp đẽ khác thường. Trong tưởng tưởng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của một tình yêu, một mối lương duyên tiên - rồng. Chi tiết trên mang ý nghĩa giải thích về nguồn gốc của dân tộc VN và cũng là yếu tố tưởng tưởng kì ảo một đặc trưng của truyện truyền thuyết.
Một em kể lại đoạn cuối của truyện ?
- HS kể lại truyện.
Vì sao Long Quân và Âu Cơ lại chia con? họ chia ntn?
- Nay ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi cai quản các phương. Kẻ miền núi [...]giúp đỡ nhau đừng quên lời hẹn.
Người con trưởng làm vua hiệu Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Nay là Phú Thọ. 
Cuộc chia tay này phản ánh nhu cầu phái triển của dân tộc VN trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước. Giải thích các dân tộc VN sinh sống ở khắp mọi nơi từ miền núi đến miền biển.
- Cái cốt lõi lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng biển và rừng, sự phong phú đa dạng của các dân tộc sinh sống trên đất nước VN nhưng đều chung một dòng máu, chung một gia đình. một cha, một mẹ. Còn lời dặn của LLQ lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau gắn bó lâu đời của dt VN.
Chi tiết “Người con trưởng làm vua hiệu Hùng Vương” giải thích hiện tượng gì của trong lịch sử dựng nước của dân tộc VN ?
- Tên nước đầu tiên của nước ta là Văn Lang nghĩa là đất nước tươi đẹp, sáng ngời có văn hoá. Đất nước của những người đàn ông, các chàng trai khoẻ mạnh giàu có (lang). XH Văn lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hoá dù còn sơ khai
Nhân dân ta có câu: 
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10-3.
 Bác Hồ dạy : 
 “Các vua Hùng đã có công dựng nước . Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
 Theo quan niệm của nhân dân ta Rồng, Tiên là những biểu tượng nào? Người xưa suy tôn tổ tiên ta là Rồng, Tiên nhằm mục đích gì?
- Rồng ,Tiên là biểu tượng cho cái đẹp, cao sang. Rồng là biểu tượng của vua thời xưa, cũng là biểu tượng cho cái đẹp đứng đầu trong bốn con vật linh thiêng : long, li, qui, phượng. Tiên là biểu tượng của người đàn bà đẹp, nhân từ , có phép lạ để cứu người lương thiện.
 - Suy tôn tổ tiên ta là Rồng, Tiên người xưa đã đề cao nguồn gốc dân tộc- một nguồn gốc thật đẹp đẽ, cao quí, gợi biết bao sự tôn kính, tự hào. 
 Em thấy trong truyện có những chi tiết nào là kì ảo, là tưởng tượng?
HS trả lời.
 Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
- Là chi tiết không có thật, gắn vối quan niệm tín ngưỡng của người xưa về thế giới.
 - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
 - Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc của dân tộc để người đời sau thêm tự hào, tôn kính dân tộc mình.
 - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Theo em truyện hấp dẫn nhờ đâu?
Truyện “ Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa ntn ?
Những truyện nào của dân tộc khác cũng giải thích nguồn gốc dân tộc?
- Dân tộc Mường có truyện “ Quả trứng nở ra con người” 
- Dân tộc khơ Mú có truyện “Quả bầu mẹ”
- Là sự gần gũi cội nguồn giao lưu vân hoá các dân tộc trên đất nước ta. 
III.H ... địa lí, ngôn ngữ địa phương để đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích địa danh, cách đặt tên các vùng kênh rạch ở vùng này làm phong phú thêm sự hiểu biết cho người đọc.
Chúng ta cũng phân tích vb’ theo bố cục trên.
Đọc thầm lướt đoạn 1 cho biết nội dung chính của đoạn ?
- ấn tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau.
 Tìm những chi tiết nói về ấn tượng chung ban đầu của tác giả về sông nước Cà Mau ? 
- Sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên trời thì xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
 - rì rào bất tận: của ánh sáng, rừng, gió.
 - .... đơn điệu triền miên, mòn mỏi.
ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau của tác giả như thế nào ? (ấn tượng chung màu sắc âm thanh?
 - ấn tượng chung ban đầu mà tg’ cảm nhận về vùng Cà Mau là không gian rộng lớn mênh mông của vùng đất này với sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời nước rừng cây.
Không gian ấy khi mới tiếp xúc thì có cảm giác đơn điệu triền miên. 
Để làm nổi bật ấn tượng đó tác giả tập chung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua cảm nhận qua giác quan nào của tác giả?
- Để làm nổi bật ấn tượng đó tác giả tập chung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua cảm nhận thị giác, thính giác đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió
Nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn có gì đặc sắc?
- Để thể hiện nội dung trên tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật : phối hợp tả xen với kể , lối liệt kê, dùng điệp từ , đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác.
Nghệ thuật so sánh: bủa giăng như mạng nhện.
- Từ láy gợi tả: rì rào bất tận
- Điệp từ: xanh. 
Phối hợp tả xen với kể, lối liệt kê, điệp từ, tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác 
Kết hợp thị giác thính giác cùng nghệ thuật miêu tả ở trên giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau?
-> Đoạn văn này nêu ấn tượng nổi bật ban đầu về vùng sông nước Cà Mau.
Vì vậy tác giả chưa miêu tả một cách cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát “ sông ngòi, kênh rạchtrên trời thì xanh dưới nước cũng xanh, xung quanh mình chỉ toàn sắc xanh của cây lá. không gian rộng lớn mênh mông với màu xan bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng gió.
Đoạn văn này giới thiệu với chúng ta những kênh rạch nào?
Tìm nhanh những chi tiết miêu tả Rạch Mái Giầm, kênh bọ Mắt, Ba Khía?
- Rạch Mái Giầm: hai bên toàn cây mái giầm, cọng tròn, xếp là giống.
- Kênh bọ mắt: cơ man nào là Ba Khía 
Em có nhận xét gì về cách đặt tên những địa danh này?
- Mở đầu đoạn 2 tác giả tập chung về cảnh tượng các kênh rạch vùng Cà Mau, thuyết minh giải thích về một số địa danh, cách đặt tên cho các dòng sông dân dã, mộc mạc theo lối dân gian, đặt tên cho con sông không phải những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó để mà gọi thành tên.
Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống của con người Cà Mau?
- Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã phong phú, con người sống rất gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị chất phác.
ở đoạn văn tiếp theo tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào?
- Con sông Năm Căn.
- Rừng đước.
Dòng sông và rừng đước được miêu tả bằng những hình ảnh nào nổi bật?
- Dòng sông mênh mông nước đổ như thác..cá hàng đàn..như bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng ngàn thước
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ... cây đước ngọn bằng tăm tắp.
Cách tả của tác giả có gì độc đáo? Tác dụng của cách miêu tả đó?
-> Tả trực tiếp bằng thị giác và thính giác dùng nhiều hình ảnh so sánh : nước như thác, cá như người bơi ếch, đước như hai dãy trường thành.
-> Cảnh hiện lên cụ thể sinh động, người đọc dễ hình dung.
Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào ?
- Các động từ : Thoát ra, đổ ra, xuôi về
Nếu thay đổi trật tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nộ dung diễn đạt ? xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này ?
- Không thể thay đổi trật tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì sẽ làm sai lạc nội đungiễn đạt, đặc biệt là sự diễn đạt trạng thái hoạt động của con thuyền qua một nơi khó khăn, trong mỗi khung cảnh : thoát ra là nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm. “đổ ra” diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn, “xuôi về” diẽn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả.
Đoạn văn tả dòng sông Năm Căn và rừng đước đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong trí tưởng tượng của em?
Thiên nhiên mang vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ, trù phú một vẻ đẹp chỉ có ở thời xa xưa.
GV liên hệ : Đến đây các em đã phần nào hình dung được thiên nhiên vùng đất Cà Mau và không ít ai trong chúng ta cũng tự hào hơn về vùng đất địa đầu của Tổ Quốc Việt Nam. Và cô hi vọng một ngày không xa chúng ta sẽ được đặt chân đến vùng đất đó để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của nó.
Vậy tại sao đến bây giờ vẫn còn những khu rừng đẹp kì vĩ đến như vậy ?
- Bởi đó là do ý thức của con người biết bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, nên vẫn còn những khu rừng hoang dã như thế. Nhưng các em ạ hiện nay cũng có không ít những người đã vì lợi ích cá nhân mà chặt phá đi những cách rừng xanh bạt ngàn và hùng vĩ đó chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà họ không biết rằng những cánh rừng đó đã che chở chắn gió, chắn bão cho chính cuộc sống của họ. Đó là những con người vô ý thức đã và đang huỷ diệt đi cuộc sống của mình. Vậy từ đây mỗi chúng ta hãy quan tâm và bảo vệ tài nguyên rừng như chính lá phổi của con người.
Các em theo dõi tiếp đoạn miêu tả màu sắc rừng Đước.
Hãy tìm những chi tiết trong đoạn văn những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả ?
- Xanh lá mạ, màu xanh của lá đước non, màu xanh rêu, màu xanh cuả lá đước bánh tẻ, màu xanh chai lọ, 
Màu xanh của rừng đước gợi cho em sự liên tưởng như thế nào?
-> Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba mức độ sắc thái: xanh lá mạ, màu xanh của lá đước non, màu xanh rêu, màu xanh cuả lá đước bánh tẻ, màu xanh chai lọ, màu xanh lá đước đã già nhờ ba mức độ xanh này mà trước mắt người nhìn hiện lên từng bậc màu xanh lớp nọ chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
Thế giới Năm Căn mênh mông hùng vĩ, giàu có mà dạt dào sức sống, sông mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác’’ cá Đước bơi hàng đàn “đen trũi”. Rừng Đước là biểu tượng cho vẻ đẹp hoang dã, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Cà Mau.
Màu xanh của rừng Đước “xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh trai lọ’’. Cách so sánh và cảm nhận của Đoàn Giỏi thật phong phú và đầy chất thơ. Rừng Đước Cà Mau như đưa ta vào cõi mộng của màu xanh vô tận ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai ... Cây Đước trong văn Đoàn Giỏi cũng như trong thơ Xuân Diệu đều sâu nặng tình yêu đất nước.
Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn cả ở cảnh sinh hoạt cộng đồng nơi chợ búa
Đọc thầm đoạn 3
Chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào?
- Chợ nằm sát bên bờ sông ồn ào, tấp nập.
- Những đống gỗ chất cao như núi đứng dựa bờ 
- Thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
- Chợ đủ các hàng hoá: các món xào nấu Trung Quốc, thịt rừng nướng, kim chỉ, nữ trang đắt giá.
- Buôn bán ngay trên thuyền.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn này?
- Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã quan sát kĩ lưỡng, vừa bao quát được khung cảnh chung vừa khắc hoạ được những hình ảnh cụ thể. Chú ý những hình khối màu sắc, âm thanh. Qua đó làm nổi rõ sự độc đáo và hấp dẫn của chợ Năm Căn.
Theo em chợ Năm Căn độc đáo ở chỗ nào?
-> chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những mái nhà bè như những phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.
Cà Mau còn hấp dẫn người đọc ở cảnh gì?
- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc, người Hoa, Miên, Châu Giang.
Qua đó em cảm nhận được gì về chợ Năm Căn ? 
Em học tập được gì về nghệ thuật tả cảnh ở văn bản này?
Qua đoạn trích giúp em cảm nhận được điều gì về vùng đất này?
Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương hoặc địa phương nơi em đang ở. Giới thiệu về con sông ấy.
- Sông Đà, sông Mã, ....
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “sông nước Cà Mau”?
Hoặc viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về con sông Đà quê em?
- Ai đã từng lên Sơn La đều mong đến thăm Thuỷ điện Tạ Bú - Nơi con sông Đà chảy qua. Dẫu chưa được một lần vào thăm thuỷ điện Tạ Bú, nhưng nghe mọi người kể tôi hình dung ra quang cảnh sông Đà cuộn cuộn nước chảy và một màu xanh bạt ngàn của núi đồi. Nhưng khi được đặt chân đến đó hẳn ai cũng thấy sự hình dung đó không giống như trong tưởng tượng của mình. Đứng trên toà nhà chỉ huy của khu thuỷ điện sẽ thấy con sông Đà rộng lớn, mênh mông như thế nào. Nước sông mùa này không trong mà trải dài một màu vàng. Giữa dòng là công trình thuỷ điện đang xây dựng, chỉ một vài năm nữa thôi ở đó sẽ mọc lên công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á và hàng ngày nơi đây cũng tiếp đón biết bao du khách đến tham quan. Để từ đó ta càng thấy yêu mến, tự hào biết bao về con sông Đà, con sông mà nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” với ý chí chinh phục thiên nhiên và mở ra nhiều điều thú vị.
III/ Hướng dẫn học sinh học bài làm bài ở nhà.( 1’)
- Tóm tắt tác phẩm- Học nội dung bài, học nghi nhớ.
 - Soạn bài “ bức tranh của em gái tôi”. Trả lời theo câu hỏi cuối bài.
I Đọc và tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Tác giả: Đoàn Giỏi (1925 - 1989). Quê Tiền Giang là nhà văn thường viết về cuộc sống và thiên nhiên của người Nam Bộ.
- Tác phẩm: Văn bản được trích từ chương XVIII của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (1957).
2. Đọc 
II/ Phân tích
1. ấn tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau.
* Cảnh sông nước Cà Mau với không gian rộng lớn mênh mông, bất tận bao trùm trong màu xanh.
2. Cảnh sông ngòi kênh rạch Cà Mau
* Thiên nhiên phong phú, đa dạng, hoang sơ gắn bó với cuộc sống con người lao động.
* Thiên nhiên mang vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ, trù phú 
3. Cảnh chợ Năm Căn.
- Cảnh chợ Năm Căn trù phú, tấp nập đông vui, độc đáo.
III/ Tổng kết ghi nhớ
- Nghệ thuật miêu tả vừa bao quát, vừa cụ thể chi tiết sinh động. Tác giả đã huy động các giác quan, nhiều điểm nhìn để quan sát miêu tả cùng với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất Cà Mau.
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp độc đáo mà hấp dẫn.
- Tác giả là người am hiểu vùng đất Cà Mau, có tình cảm gắn bó với mảnh đất này.
VI/ Luyện tập
-
Ngày soạn: 19 - 1- 2007 
 Ngày giảng:23 - 1- 2007
 Tiết :78
So sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 bai 1.doc