Kiểm tra chất lượng kì I môn Ngữ văn 9

Kiểm tra chất lượng kì I môn Ngữ văn 9

Đề bài

Câu 1:(3điểm ) Viết đoạn văn ngắn thuyết minh sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2:(2điểm ) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

- Cãi chày cãi cối

- Khua môi múa mép

- Hứa hươư hứa vượn

- Ăn đơm nói đặt

Câu 3:(5điểm ) Suy nghĩ, cảm nhận về hình tượng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi thứ mười bốn.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng kì I môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT huyện Tiền Hải
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ I
Trường THCS Đông Long 
 Môn :Ngữ Văn 9 
Ngày kiểm tra : / /2012 
 ( Thời gian làm bài 60’) 
Họ và tên Lớp 9
Đề bài 
Câu 1:(3điểm ) Viết đoạn văn ngắn thuyết minh sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 2:(2điểm ) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
Cãi chày cãi cối
 Khua môi múa mép
 Hứa hươư hứa vượn
 Ăn đơm nói đặt 
Câu 3:(5điểm ) Suy nghĩ, cảm nhận về hình tượng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi thứ mười bốn.
 Bài làm
................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ( NGỮ VĂN 9)
Câu 1: ( 3đ)
- Yêu cầu hình thức : 
- Đoạn văn viết đúng cấu trúc, chủ đề. Các câu trình bày có nội dung hướng vào nội dung bài
- Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
- Yêu cầu :Nội dung:
* Giới thiệu chung về tác phẩm và tác giả Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyền kì mạn lục). 0.5 đ
+ Tác giả: Nguyến Dữ (năm sinh, mất, quê quán)
+ Thể loại : Truyện truyền kì
+ Nguồn gốc: Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm, viết bằng chữ Hán, dựa vào cốt chuyện Vợ chàng Trương.
* Tóm tắt truyện: Đảm bảo các ý sau: ( 1đ)
 a. Vũ Thị Thiết là người con gái thùy mị nết na có chồng là Trương Sinh. Trương Sinh đi lính Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ. Mẹ mất nàng lo toan chu đáo(0.5đ)
 + Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy. Vũ Nương tự vẫn.
 + Cái bóng trên tường giúp Trương Sinh ra mọi sự thì quá muộn.
b. Trương sinh lập đàn giải oan bên bờ sông nhưng chỉ thấy Vũ Nương hiện lên giữa dòng nói với chồng mấy lời rồi biến mất.( 0,5đ).
* Giá trị nội dung: (1,0 đ)
 a. Giá trị hiện thực(0,5đ)
- Người đọc cảm nhận được cuộc sống nam quyền, thấp thoáng bóng dáng của chiến tranh phong kiến phi nghĩa, phán ánh số phận bi kịch của người phụ nữ
b. Giá trị nhân đạo ( 0,5đ) 
- Niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đề cao vẻ đẹp truyền thống thống của họ, lên án , tố cáo những thế lực vùi dập con người
* Giá trị nghệ thuật (0,25đ).
- Nghệ thuật dựng truyện , miêu tả nhân vật, sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của truyền kì
- Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyền kì mạn lục) xứng đáng là một “Thiên cổ kì bút” ( àng văn hay của ngàn đời).
Câu 2: Mỗi câu giải thích đúng được 0,5 đ
Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả
 Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác,phô trương
 Hứa hươư hứa vượn: Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa
 Ăn đơm nói đặt : vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
Các thành ngữ trên vi phạm phương châm về chất 
( Chú ý phải giải thích đầy đủ mới cho điểm, nếu thiếu trừ 0.25đ)
Câu 3: (5đ)
* Yêu cầu hình thức : 
- Đoạn văn viết đúng cấu trúc, bài viết có bố cục đủ 3 phần 
- Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
- Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được yêu câu về nội dung sau:
*Yêu cầu :Nội dung:
- Con người hành động mạnh mẽ quyết đoán: 
- Trí tuệ sáng suốt nhạy bén 
+ Sáng suất trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược ta và địch.. 
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp khi Sở Lân mắc lỗi .
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng 
+ Chưa đánh mà đã hẹn ngày gặp mặt ăn mừng vào mùng 7 
+ Nên kế hoạch để ngoại giao sau khi thắng trận 
- Tài dùng binh như thần: 
 + Cuộc hành quân thần tốc:.
+ Sau khi hành quân đến nơi hàng ngũ ra sao 
Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: 
 + Thân trinh cầm quân
 + Kết quả của trận chiến.. 
Cách cho điểm
Điểm 5- 4: thực hiện được các yêu cầu trên, chữ đẹp, trình bày sáng sủa, diễn đạt, trong sáng, có chất văn.
Điểm 3-2: Thực hiện được hầu hết các yêu cầu trên chữ dễ đọc, trình bày sáng sửa, diễn đạt khá, có thể có ý còn sơ sài.
Điểm 1 chỉ viết được một vài ý nhưng sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nỗi chính tả,ngữ pháp.
Điểm 0 bỏ giầy trắng hoặc viết không có ý 
Phòng GD & ĐT huyện Tiền Hải
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ I
Trường THCS Đông Long 
 Môn :Ngữ Văn 8 
Ngày kiểm tra : / /2012 
 ( Thời gian làm bài 60’) 
Họ và tên:.Lớp 8.
Đề bài 
Câu 1( 2đ) 
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
Trong các từ in đậm trên từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người.Và nêu ra đặc điểm khái niệm của từ loại đó
Em hãy giải thích nghĩa của các từ in đậm đó.
Câu 2( 1đ) 
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng năm từ cùng trường từ vựng “trường học”.
Câu 3 (7đ).
Chú bé Hồng là một cậu bé có tình yêu thương mãnh liệt đối với mẹ của mình. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng em hãy làm sáng tỏ nội dung trên. 
Bài làm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ( NGỮ VĂN 8)
Câu 1: ( 2đ)
(1đ) - Móm mém: là từ tượng hình( 0,25đ)
 - Hu hu: là từ tượng thanh (0,25đ)
 - Đặc điểm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người ( 0,5đ).
b.( 1đ) 
 - Từ móm mém: là từ gợi ra hình dáng khuân mặt khốn khổ của lão Hạc với cái miệng rụng hết răng, còn má thì hõm vào và cằm hơi nhô ra.( 0,5đ).
- Từ hu hu: là một từ láy hoàn toàn, khi đọc lên âm thanh của nó đã gợi ra những tiếng khóc to và liên tiếp. Ngoài ra nó còn biểu thị một trạng thái tâm lí đau đớn xót xa của lão Hạc khi phải bán chó ( 0,5đ).
Câu 2 (1đ)
Tùy thuộc vào đoạn văn của học sinh nhưng đảm bảo có được một số từ sau là từ cùng trường từ vựng “trường học”: Trường, lớp, sân, trường, thầy cô, cô giáo, bạn bè, bảng, phấn, bàn, ghế, sách vở,
Câu 3 (7đ)
Chú bé Hồng là một cậu bé có tình yêu thương mãnh liệt đối với mẹ của mình. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng em hãy làm sáng tỏ nội dung trên
* Yêu cầu hình thức : 
- Đoạn văn viết đúng cấu trúc, bài viết có bố cục đủ 3 phần 
- Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
- Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được yêu câu về nội dung sau:
*Yêu cầu :Nội dung:
a, Mở bài (1đ) - Giới thiệu qua về tác giả.
 - Giới thiệu về tác phẩm.
 - Nhân vật Nguyên Hồng
Hoặc học sinh có thể vào bài theo cách gián tiếp.. 
Thân bài ( 5đ) 
* ( 2,5đ) Phản ứng tâm lý của chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc đối với mẹ chú 
 - Khi nghe người cô hỏi, lấp tức hình ảnh người mẹ mặt rầu rầu và hiền từ sống dạy trong chú bé
+ Hồng cúi đầu không đáp.
+ Cười đáp lại cô cháu không vào ..
+ Sao cô biết mợ con có con..
+ Chú bé đã nhận ra sự cay độc trong lời nói của cô nên câu không muốn để những rắp tâm tanh bẩm xâm hại đến
Sau lời hỏi thứ hai của cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay
+ “ Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm.”
- Tâm trạng đau đớn uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
+ “Gia những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
+ “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”
+ “Nước mắt tôi ròng ròngở cổ”
+ “Cười dài trong tiếng khóc”.
* (2,5đ) Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
 - Hành động của chú bé Hồng khi nhìn thấy bóng mẹ: chạy theo, gọi ,
- Cử chỉ: vội vàng, bối rối, lập cập
- Tâm trạng; hạnh phúc, tức tưởi, mãn nguyện
- Cảm giác sung sướng khi đứa con được ở trong lòng mẹ ( chú ý phân tích kĩ)
+ Nó tạo ra một không gian của ánh sáng màu sắc của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi
+ Nó là hình ảnh về một thế giới thiêng liêng về tình mẫu tử.
+ Chú bé Hồng vui sướng khi ở bên mẹ những lời cay độc của bà cô chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy
Kết luận (1đ)
Đây là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
 Cảm nghĩ cảu h/s bộc lộ
Cách cho điểm
Điểm 7-6: thực hiện được các yêu cầu trên, chữ đẹp, trình bày sáng sủa, diễn đạt, trong sáng, có chất văn.
Điểm 5-4: Thực hiện được hầu hết các yêu cầu trên chữ dễ đọc, trình bày sáng sửa, diễn đạt khá, có thể có ý còn sơ sài.
Điểm 3-2 chỉ viết được một vài ý nhưng sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nỗi chính tả,ngữ pháp.
Điểm 1- 0 bỏ giầy trắng hoặc viết không có ý

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 khao sat chat luong dau nam.doc