Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10 đến 28 - Năm học 2010-2011 - Dương Khánh Ngọc

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10 đến 28 - Năm học 2010-2011 - Dương Khánh Ngọc

GV hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần A theo tong phần như sau:

-Hướng dẫn học sinh thảo luận từ câu 1 đến câu 4 để hệ thống phần động học. GV tóm tắt trên bảng:

Chuyển động cơ học

CĐ đều CĐ không đều

v=s/t vtb= s/t

Tính tương đối của CĐ và đứng yên.

- Hướng dẫn HS thảo luận tiếp từ câu 5 đến câu 10 để hệ thống về lực.

GV ghi tóm tắt trên bảng.

Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

Lực là đại lượng vectơ

Hai lực cân bằng

Lực ma sát

áp lực phụ thuộc vào : Độ lớn của lực và diện tích mặt tiếp xúc.

áp suất : p = F/S

- Hướng dẫn HS thảo luận câu 11 và 12 cho phần tĩnh học chất lỏng.

GV ghi tóm tắt trên bảng:

Lực đẩy Acssimet:

FA = d.V

Điều kiện để một vật nhúng chìm trong chất lỏng là:

+ Nổi lên: P<>

+ Chìm xuống: P>FA hay d1>d2

+ Cân bằng “lơ lửng”:

P = FA hay d1= d2

-Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 13 đến câu 17, hệ thống phần công và cơ năng.

GV ghi tóm tắt trên bảng:

DDK để có công cơ học .

Biểu hức tính công : A= F.s

Định luật về công

í nghĩa vật lý của công suất . CT tính : P= A/t

Định luật bảo toàn cơ năng.

Hoạt động 3: Vận dụng

- GV phát phiếu học tập mục I của

doc 66 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10 đến 28 - Năm học 2010-2011 - Dương Khánh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2010	Ngày dạy: 26/10/2010
Tuần 10 - Tiết 10
Kiểm tra 45 phút
I) Mục tiêu: 
 -Học sinh vận dụng kiến thức giải bài tập.
 -Giáo viên đánh giá học tập của học sinh
II) Đồ dùng: Phôtô đề và giấy kiểm tra.
III) Nội dung:
A) Khoanh tròn vào các chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1) Một ôtô chạy trên đường
Ôtô chuyển động so với người lái xe.
Người lái xe chuyển động so với hành khách.
Hành khách chuyển động so với cây ven đường
Ôtô chuyển động so với hành khách.
Câu 2) Một người đi được quãng đường S1 trong thời gian t1 sau đó đi tiếp quãng đường S2 trong thời gian t2 . Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường được tính bằng công thức.
Vtb= S1/t1+ S2/t2 C) Vtb= V1+ V2/2
Vtb= S1+S2/ t1+t2 D) Vtb= t1+t2/ S1+S2
Câu 3) Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật là :
 A) Không thay đổi C) Giảm dần
 B) Tăng dần D) Có thể tăng dần, giảm dần
Câu 4) Hành khách đang ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng sang bên trái chứng tỏ khi đó xe:
 A) Đột ngột giảm vận tốc. C) Đột ngột rẽ phải
 B) Đột ngột tăng vận tốc. D) Đột ngột rẽ trái
Câu 5) Trong các trường hợp sau trường hợp nào áp lực lên mặt sân là lớn nhất.
 A) Người đứng cả 2 chân 
 B) Người đứng co 1 chân lên 
 C) Người đứng cả 2 chân nhưng đứng gập người
 D) Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm thêm cái mũ.
Câu 6) Có 4 bình cùng đựng nước như hình vẽ. áp suất lên đáy bình nào là lớn nhất:
 A) Bình A C) Bình C
 B) Bình B D) Bình D
Câu 7) Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra:
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng nó lại phồng lên như cũ.
Xăm xe đạp ngoài nắng bị nổ.
Dùng ống nghiệm nhỏ rỗng 2 đầu có thể mút được nước từ trong cốc vào trong miệng
Quả táo rụng rơi xuống đất.
B) Điền từ, cụm từ thích hợp vào ô trống
Câu 8) Khi quả bóng lăn trên đất ...................... tác dụng vào quả bóng theo phương .................. và chiều ............................... ... đã làm cho quả bóng chuyển động .....................
Câu 9 ) Trong bình thông nhau chứa cùng một ................ ................ Các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở ......................
C) Giải các bài tập sau:
Câu 10) Một người lặn ở độ sâu 10m nước biển
Tính áp suất của nước biển lên người đó biết rằng trọng lượng riêng nước biết d= 10300N/m3
Để đảm bảo cho tính mạng người đó đã phải mặc chiếc áo chống được áp suất cao. Vì sao?
Câu 11) Một ngôi nhà co khối lượng 50 tấn, diện tích mặt móng là 20m2
Tính áp lực của ngôi nhà lên mặt móng
Tính áp suất của ngôi nhà lên mặt móng
IV) Đáp án và biểu điểm.
 Các câu từ 1 đến 7 đúng được 0.5 điểm
 Câu 8,9 mỗi câu được 1 điểm 
 Câu 10 a) P=d.h
 = 10300N/m3.10 = 103000N/m2 (1 điểm)
 b) Vì trong lòng chất lỏng tồn tại áp suất tác dụng vào người theo mọi phương. (1điểm) 
 Câu 11 Đổi m = 50tấn = 50 000kg (0.5 điểm) 
 ằ Trọng lượng P = 500 000N
áp lực của ngôi nhà lên mặt móng đúng bằng trọng lượng của ngôi nhà F = P = 500 000 (N) (1điểm) 
áp suất của ngôI nhà lên mặt móng là: 
 P = F/S = 500 000/20 = 25000 (N/m2) (1,5điểm) 
====================================================
Ngày soạn: 31/10/2010	Ngày dạy: 02/11/2010
Tuần 11 - Tiết 11
Lực đẩy ác - si - mét
I - Mục tiêu
Kiến thức
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng (lực đẩy ác-si-met), chỉ rõ đặc điểm của lực này?
Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.
Vận dụng công thức tính lực đẩy ác-si-mét để giải các hiện tượng đơn giản.
Kỹ năng
Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên vật để xác định độ lớn của lực đẩy ác-si-mét
II- Chuẩn bị
Lực kế, giá đỡ, cốc nước, bình tràn, quả nặng.
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập 
1. Kiểm tra
- HS 1: Chũa bài tập 9.1, 9.2, 9.3.
- HS 2: Chữa bài tập 9.4. 
- HS3: Chữa bài tập 9.5, 9.6 
2. Tổ chức tình huống học tập như SGK 
HĐ2: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm ở hình 10.2. Trả lời tn gồm có dụng cụ gì? Bước tiến hành thí nghiệm ?
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm đo P, P1.
Trả lời câu C1 
Rút ra kết luận C2
Gọi 3 HS trả lời theo thứ tự từ khá - trung bình - yếu 
Lực kế treo vật đo P
Lực kế treo vật nhúng trong nước đo trọng lượng P1
HS tiến hành thí nghiệm (5phút)
P1 chứng tỏ vật nhúng trong nước chịu 2 lực tác dụng:
 Hình vẽ
P
Fđ
Fđ và P ngược chiều nên:
P1 = P – Fđ < P 
C2: kết luận 
Một vật nhúng trong chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên. 
HĐ3: Tìm côngthức tính lực đẩy ác-si-mét
HS đọc dự đoán và mô tả tóm tắt dự đoán 
HS nhắc lại: Nếu vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì chất lỏng sẽ dâng lên như thế nào?
HS trao đổi nhóm hãy đề xuất phương án thí nghiệm 
GV kiểm tra phương án thí nghiệm của các nhóm. Chấn chỉnh lại phương án cho chuẩn.
Nếu HS không nêu được thì yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 10.3 và nêu phương pháp thí nghiệm. 
Rút ra nhận xét:
 Fđ và Pnước tràn ra
F đẩy của chất lỏng lên vật được tính bằng công thức nào?
1. Dự đoán
vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì Fđ của nước càng mạnh. 
Thí nghiệm kiểm tra:
HS làm thí nghiệm theo các bước:
B1: Đo P1 của cốc , vật
B2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2
B3: So sánh P2 và P1
P2 <P1
=> P1 = P2 + Fđ
B4: Đổ nước tràn ra vào cốc
P1 = P2 + P nước tràn ra
Nhận xét:
Fđ = P nước tràn ra
C3: Vật càng nhúng chìm nhiều => Pnước dâng lên càng lớn => Fđ nước càng lớn 
Fđ = Pnước mà vật chiếm chỗ
Fđ = d.V
Trong đó:
d: Trọng lượng riêng chất lỏng
V: thể tích mà vật chiếm chỗ 
HĐ4: Vận dụng, củng cố - Hướng dẫn về nhà 
* Vận dụng:
Kiểm tra 2 HS giải thích câu C4
HS giải thích câu C4
Gầu nước ngập dưới nước thì:
P = P1 – Fđẩy
 nên lực kéo giảm đi so với khi gầu ở ngoài không khí .
Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C5 
GV kiểm tra vở của 3 HS, 1 HS trình bày câu trả lời 
C5: 
FđA = d. VA
FđB = d.VB
VA = VB => FđA = FđB 
Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C6
C6:
Fđ1= dđ. V
Fđ2= dn.V
dn>dd => Fđ2> Fđ1 thỏi nhúng trong nước có lực đẩy chất lỏng lớn hơn.
* Củng cố: Phát biểu ghi nhớ của bài học
Yêu cầu 2 HS phát biểu 
* Hướng dãn về nhà 
Trả lời cầu C1 đến câu C6
Phát biểu ghi nhớ bài học
Làm bài tập SBT 
Chuẩn bị thực hành:
+ Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành 
+ Phô tô báo cáo thí nghiệm
Ngày soạn: 07/11/2010	Ngày dạy: 09/11/2010
Tuần 12 - Tiết 12
Thực hành
Nghiệm lại Lực đẩy ác - si - mét
I - Mục tiêu
Kiến thức
Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy ác-si-met; F = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
F = d.V
Nêu được tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ thí nghiệm đã có 
Kỹ năng
- Sử dụng lực kế, bình chia độ .... để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác-si-mét 
II- Chuẩn bị
Mỗi nhóm:
Lực kế, giá đỡ, cốc nước, vật nặng, khăn lau khô.
Mỗi HS 1 mẫu báo cáo thí nghiệm đã phôtô
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra mẫu báo cáo thí nghiệm 
HS 1: trả lời câu C4 
C4: côngthức tính lức đẩy ác-si-mét:
FA = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ 
FA = d. V
d là trọng lượng riêng chất lỏng. Đơn vị N/m3
V là thể tích chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Đơn vị m3
FA là lực đẩy của chất lỏng lên vật. Đơn vị N
HS2: Trả lời cầu C5
1) Kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác-si-mét cần phải đo lực đẩy:
Đo P1 vật trong không khí 
Đo P2 vật trong chất lỏng 
FA = P1 – P2 
2) Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ. 
Nếu HS phát biểu được thì GV khuyến khích và chuẩn lại..
Nếu HS không phát biểu được thì GV gợi ý cho HS:
+ Đo V vật bằng cách nào?
+ Đo trọng lượng của vật bằng cách nào? 
sau khi đo FA và P nước mà vật chiếm chỗ thì phải xử lí kết quả như thế nào? 
Đo V vật bằng cách 
Vvật = V2 – V1
V1: Thể tích nước lúc đầu
V2: thể tích khi vật nhúng chìm trong nước 
Đo trọng lượng của vật: Có V1
+ Đo P1 bằng cách đổ nước vào bình, đo bằng lực kế. 
Đổ nước đến V2, đo P2 
P nước mà vật chiếm chỗ = P2 – P1 
So sánh FA và P nước mà vật chiếm chỗ 
Kết luận: FA = P nước mà vật chiếm chỗ. 
HĐ2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 
HS đề ra phương án nghiệm lại lực đẩyác-si-mét cần có dụng cụ nào?
1. Đo lực đẩy ác-si-mét
HS làm việc cá nhân trả lời C4, C5 
B1: HS trả lời câu C4, C5 vào mẫu báo cáo
HS làm việc theo nhóm, điền kết quả vào bảng 11.1
Yêu cầu mỗi lần trước khi đo HS phải lau khô bình chứ nước 
HS tiến hành đo 
Chú ý thể tích nước ban đầu phải đổ sao cho mực nước trùng với vạch chia. 
HS có thể lấy v1 có giá trị khác nhau 
B2: HS tiến hành 10 phút 
2. Đo trọng lượng của nước mà vật chiếm chỗ. 
HS tiến hành đo 
Ghi kết quả vào bản báo cáo thí nghiệm 
Tính P nước mà vật chiếm chỗ 
Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả F, P của nhóm mình 
Kết quả của HS thấy số đo của F và P khác nhau nhiều quá thì GV nên kiểm tra lại thao tác của HS 
Kết quả F, P gần giống nhau thì chấp nhận vì trong quá trình làm có sai số.
3. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận
HĐ3: GV nhận xét quá trình làm thí nghiệm 
Thu báo cáo của HS 
Ngày soạn: 14/11/2010	Ngày dạy: 16/11/2010
Tuần 13 - Tiết 13
Sự nổi 
I - Mục tiêu
Kiến thức
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi củavật.
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống 
Kỹ năng
Làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng. 
II- Chuẩn bị
Mỗi nhóm:
- Cốc thuỷ tinh to đựng nước 
- đinh
- miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh 
- ống nghiệm nhỏ 
- Hình vẽ tàu ngầm 
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập 
*) Kiểm tra bài cũ 
HS 1: - Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có trạng thái chuyển động như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ2: Chữa Bài tập 10.2 
Dựa vào biểu thức:
FA = d.V
D không đổi 
V2 >V3 >V1
=> F2 >F3>F1
Chữa bài tập 10.6
Yêu cầu HS ghi tóm tắt đầu bài 
Phân tích thông tin
Giải bài tập theo sự phân tích thông tin
HS chữa bài tập 
Nếu đúng thì GV trình bày chuẩn lại cho HS theo dõi 
Nêu HS không làm được thì GV gọi ý theo các bước sau để HS về nhà làm:
+ Ngoài không khí : Fđ = P n treo trên thanh đòn => khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt của vật NTN với nhau?
+ Khi nhúng vào nước thì hợp lực tác dụng lên 2 vật ntn? Phân tích.
+ So sánh hợp lực bằng cách so sánh lực đẩy lên 2 vật => so sánh Vn và Vđ
-Tuy nhiên tuỳ đối tượng để dành thời lượng chữa số bài tập phù hợp. 
Bài 10.6 
Trong không khí 
Pđ = Pn = P 
=> OA = OB 
Hình vẽ
Nhúng t ... năng tổng hợp, khái quát hoá.
Thái độ
Nghiêm túc trong học tập. 
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2 đèn cồn 9bấc được kéo lên đều nhau), 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế (chỉ dùng để minh hoạ các thí nghiệm trong bài)
- Chuẩn bị cho mỗinhóm 3 bảng kết quả thí nghiệm bảng 24.1, 24.2, 24.3 vào một tờ giấy. 
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập 
* Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các cách truyền nhiệt đã học
- Chữa bài tập 23.1, 23.2
* Tổ chức các tình huống học tập
GV nhắc lại định nghĩa nhiệt lượng -> Không có dụng cụ nào có thể đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy muốn xác định hiện tượng người ta phải làm thế nào?
HĐ2: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
GV có thể nêu vấn đề: Nhiệt lượng mà vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Gọi HS nêu dự đoán, GV ghi các dự đoán đó lên bảng. Phân tích yếu tố nào là hợp lí, không hợp lí. Đưa đến dự đoán 3 yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật
Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
HS thảo luận đưa ra dự đoán xem nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên vào 1 trong 3 yếu tố đo, ta phải làm thí nghiệm trong đó yếu tố cần kiểm tra cho thay đổi còn hai yếu tố kia vẫn giữ nguyên.
HĐ3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật.
GV nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.1
Yêu cầu HS phân tích kết quả trả lời câu C1, C2
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích bẳng 24.1 của nhóm mình. 
HS nêu được để kiểm tra mối quan giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ta làm thí nghiệm đung nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật như nhau.
HS các nhóm phân tích kết quả thí nghiệm ở bảng 24.1, thống nhấy ý kiến ghi vào bảng 24.1
Cử đại diện nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng tham gia thảo luận trên lớp
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng
Ghi vở kết luận:
C2: Qua thí nghiệm trên có thể kết luận; Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
HĐ4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ (8 phút)
Yêu cầu các nhóm thảo luận phương án làm thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ theo hướng dẫn trả lời câu C3, C4. 
Phân tích bảng số liệu 24.2, nêu kết luận rút ra qua việc phân tích số liệu đó.
Đại diện các nhóm trình bày phương án thí nghiệm kiểm tra.
C3: Phải giữa khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước. Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhua. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
Phân tích bảng số liệu 24.2, tham gia thảo luận trên lớp câu trả lời.
Ghi vở kết luận:
C5: Rút ra kết luận: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 
HĐ5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật (8 phút)
Tương tự như HD4 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận cần thiết.
HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6, C7
C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau. để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật
C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
Ghi kết luận như câu C7 vào vở.
HĐ6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng (8 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại nhiệtlượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 
Giới thiệu khái niệm về nhiệt dung riêng, bảng nhiệt dung riêng của một số chất
Gọi HS giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của một số chất thường dùng như nước , nhôm, đồng...
HS nêu được nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất làm vật.
HS ghi vở công thúc tính nhiệt lượng Hiểu được ý nghĩa con số nhiệt dung riêng 
HĐ7: vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5 phút)
Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C9 để HS ghi nhớ công thức tính nhiệt lượng 
Gọi 1,2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
C9:
Tóm tắt: 
M=5kg
t1 = 200C
t2 = 500C
c = 380J/kg.K
Q=?
Bài làm.
áp dụng công thức Q= m.c. rt
Thay số ta có: 
Q= 5.380(50-30) = 57000(J)
Vậy nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C la 57000J hay 57kJ.
* Hướng dẫn về nhà:
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Trả lời câu hỏi C10 và làm bài tập 24 - Công thức tính nhiệt lượng SBT từ 24.1 đến đến 24.7
- Học phần ghi nhớ.
Ngày soạn: 27/03/2011	Ngày dạy: 29/03/2011
Tuần 29 - Tiết 29
Phương trình cân bằng nhiệt
I - Mục tiêu
Kiến thức:
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau
Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật
Kĩ năng:
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng
Thái độ:
 Kiên trì, trung thực trong học tập.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- 1 phích nước, 1 bình chia độ hình trụ, 1 nhiệt lượng kế, 1 nhiệt kế.
III- Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập (7 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên. Giải thích rõ kí hiệu và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
Chữa bài tập 24.4
HS2: Chữa bài tập 24.1, 24.2
* Tổ chức tình huống học tập:
Như phần mở đầu SGK 
2 HS lên bảng tra rlời câu hỏi và chữa bài tập 
HS cả lớp chú ý theo dõi để nhận xét
Lưu ý ở bài 24.4 nhiệt lượng cần để đun sôi nước gồm có nhiệt lượng cần thiết cho nước và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhóm để tăng nhiệt độ từ 200C lên đến 1000C
HĐ2: Nguyên lí truyền nhiệt (8 phút)
I- Nguyên lí truyền nhiệt
GV thông báo 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt giải thích tình huống đặt ra ở đâu bài
Cho phát biểu nguyên lí truyền nhiệt 
HS lắng nghe và ghi nhớ 3 nguyên lí truyền nhiệt
HS vận dụng nguyên lí truyền nhiệt giải quyết tình huống đặt ra ở phần mở bài: Bạn An nói đúng vì nhiệt phải truyền từ vật có nhiệt dộ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn chứ không phải truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
HĐ3: Phương trình cân bằng nhiệt (10 phút)
II- Phương trình cân bằng nhiệt 
Gv hướng dẫn HS dựa vào nội dung thứ 3 cuẩ nuyên lí truyền nhiệt, viết phươngtrình cân bằng nhiệt
Qtoả ra = Qthu vào
Yêu cầu HS viết công thức tính nhiệt lượng mà vật toả ra khi toả ra khi giảm nhiệt độ.
Yêu cầu HS tự ghi công thức tính Qtoả ra; Qthu vào vào vở. Lưu ý rt trong công thức tính nhiệt nhiệt lượng thu vào là độ tăng nhiệt độ. Trong công thức tính nhiệt lượng toả ra là độ giảm nhiệt độ của vật.
Dựa vào nội dung thứ 3 của nguyên lí truyền nhiệt, xây dựng được phương trình cân bằng nhiệt
Tương tự công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào khi nóng lên -> HS tự xây dựng công thức tính nhiệt lượng vật toả ra khi giảm nhiệt độ.
HS tự ghi phần công thức tính Qtoả ra, Qthu vào và giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức vào vở. 
HĐ4: ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt (5 phút) 
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài ví dụ. Hướng dẫn HS cách dùng các kí hiệu để tóm tắt đề bài, đổi đơn vị cho phù hợp nếu cần. 
Hướng dẫn HS giải bài tập ví dụ theo các bước:
+ Nhiệt độ của vật khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
+ Phân tích xem trong quá trình trao đổi nhiệt: vật nào toả nhiệt để giảm từ nhiệt độ nào xuống nhiệt độ nào, vật nào thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ nhiệt độ nào đến nhiệt độ nào?
+ Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra , nhiệt lượng thu vào.
+ Mối quan hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm?
=> áp dụng phương tình cân bằng nhiệt
cho HS ghi các bước giải bài tập 
Để gây hứng thú cho HS học tập GV có thể thay ví dụ much III- SGK bằng ví dụ C2. hướng dẫn HS giải tương tự. 
HS đọc, tìm hiểu đề bài, viết tóm tắt đề.
+ HS phân tích bài theo hướng dẫn của GV 
+ Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ 2 vật đều bằng 250C
+ Quả cầu nhôm toả nhiệt để giảm nhiệt từ 100C xuống 25C. nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ 20C lên 25C
+ Qtoả ra = m1.c1.t1 (với rt1 = 100 - 25)
Qthu vào = m2.c2. t2 (với rt2 = 25 - 20)
+ áp dụng phương trình cân bằng nhiệt :
Qtoả ra = Qthu vào.
HS ghi tắt các bước giải bài tập 
+ B1: Tính Q1 nhiệt lượng nhôm toả ra
B2: Viết công thức tính Q2 Nhiệt lượng nhôm thu vào.
+ B3: Lập phương trình cân bằng nhiệt Q2 = Q1
+ B4: Thay số tìm m2.
HĐ5: Vận dụng - Hướng dẫn về nhà (15 phút)
Hướng dẫn HS vận dụng câu C1, C2 nếu còn thời gian thì làm câu C3, nếu thiếu thời gian thì giao câu C3 cho phần chuẩn bị bài ở nhà của HS 
GV cho HS tiến hành thí nghiệm : B1: Lấy m1 = 300g (tương ứng với 30ml) nước ở nhiệt độ phòng đổ vào một cốc thủy tinh. Ghi kết quả t1. 
B2: Rót 200ml (m2 = 200g) nước phích vào bình chia độ, đo nhiệt độ ban đầu của nước. Ghi kết quả t2.
B3: Đổ nước phích trong bình chia độ vào cốc thủy tinh, khuấy đều, đo nhiệt độ lúc cân bằng t
Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C2. Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và chữa bài.
GV thu vở của một số HS chấm điểm
GV nhận xét thái độ làm bài, đánh giá cho điểm HS 
Chốt lại: Nguyên lí cân bằng nhiệt. Khi áp dụng vào làm bài tập ta phải phân tích được quá trình trao đổi nhiệt diễn ra như thế nào. Vận dụng linh hoạt phương trình cân bằng nhiệt cho từng trường hợp cụ thể.
Câu C1: HS lấy kết quả ở bước 1, bước 2 tính nhiệt độ nước lúc cân bằng nhiệt.
So sánh nhiệt độ t lúc cân bằng nhiệt theo thí nghiệm và kết quả tính được 
Nêu được nguyên nhân sai số là do: Trong quá trình trao đổi nhiệt một phần nhiệt lượng hao phí làm nóng dụng cụ chứa và môi trường bên ngoài.
Cá nhân HS trả lời câu hỏi C2 vào vở.
Nhận xét bài chữa của bạn trên bảng, chữa bài vào vở nếu cần.
Để áp dụng phương tình cân bằng nhiệt phải xác định được vật toả nhiệt, vật thu nhiệt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nguyên lí truyền nhiệt, viết được phương trình cân bằng nhiệt.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Trả lời câu C3 và làm bài tập 25 - Phương trình cân bằng nhiệt SBT từ 25.1 đến 25.7

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Vat li 8 da sua xong.doc