Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 13: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 13: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét

2. Kỹ năng:

- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có.

- Sử dụng được lực kế, bình chia độ.để làm thí nghiệm kiểm chứng dộ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.

3. Thái độ:

HS có thái độ học tập tích cực, tự giác, say mê nghiên cứu, tinh thần hợp tác.

B. Phương pháp :

- Thực nghiệm, hoạt động theo nhóm

C. Chuẩn bị :

* GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.

-Một lực kế 0 – 2,5N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3.

-Một bình chia độ, một giá đỡ.

-Một khăn lau, mỗi học sinh một bản mẫu báo cáo thí nghiệm (như SGK)

* HS: Mẫu báo cáo thực hành

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét? Nêu rõ các đại lượng trong công thức?

3. Bài mới.

a. Đặt vấn đề:

 Bài trước các em đã biết lực đẩy Acsi mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ .Vậy để kiểm chứng lại một lần nữa, hôn nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành . Nghiệm lại lực đẩy Ác si mét.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 13: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 13 Ngày soạn: //200.
THỰC HÀNH:NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Viết công thức tính lực đẩy Acsi mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
2. Kỹ năng:
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có.
- Sử dụng được lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng dộ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
3. Thái độ:
HS có thái độ học tập tích cực, tự giác, say mê nghiên cứu, tinh thần hợp tác.
B. Phương pháp :
- Thực nghiệm, hoạt động theo nhóm 
C. Chuẩn bị :
* GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một lực kế 0 – 2,5N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3.
-Một bình chia độ, một giá đỡ.
-Một khăn lau, mỗi học sinh một bản mẫu báo cáo thí nghiệm (như SGK)
* HS: Mẫu báo cáo thực hành 
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét? Nêu rõ các đại lượng trong công thức?
3. Bài mới.
a. Đặt vấn đề: 
 Bài trước các em đã biết lực đẩy Acsi mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ .Vậy để kiểm chứng lại một lần nữa, hôn nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành . Nghiệm lại lực đẩy Ác si mét.
b.Triển khai bài:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1:
GV:Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của học sinh, yêu cầu học sinh trả lời trước lớp câu C4, C5.
HS:
GV:Nêu rõ mục tiêu của bài thực hành và giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc sử dụng lực kế đo trọng lượng của vật và cách đo V của vật bằng bình chia độ.
HS: nêu quy tắc
GV: Với các dụng cụ thí nghiệm như trên, để đo lực đẩy Ác-si-mét và trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật ta làm thế nào?
HS:Thảo luận nhóm để đề xuất phương án thí nghiệm (không nhất thiết phải theo SGK).
b- Hoạt động 2:
GV:Yêu cầu các nhóm trình bày phương án thí nghiệm của nhóm, giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, giới thiệu phương án thí nghiệm ở SGK, yêu cầu học sinh đọc nội dung thực hành mục II, trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
HS:
GV:Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của bài.
HS:Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV:Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.Nhắc nhở học sinh các nhóm ghi kết quả thí nghiệm vào mẫu báo cáo đã chuẩn bị và hoàn thành mẫu báo cáo.
HS:
GV:Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Dựa vào kết quả của các nhóm, giáo viên nhận xét, đánh giá bài thực hành.
HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
GV:Thu báo cáo kết quả thí nghiệm của các nhóm, đánh giá cho điểm. Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ thí nghiệm và trả cho giáo viên.
I. Chuẩn bị:
- Như SGK
II. Nội dung thực hành.
1. Đo lực đẩy Ác-si-mét.
- Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí.
Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật:
- Đo thể tích của vật vật nặng, cũng chính là thể tích của của phần chất lỏng bị vật chiém chỗ 
+ Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng chìm vật trong nước 
3. So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận:
4. Củng cố.
GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
5. Dặn dò.
-Đọc trước bài mới: Sự nổi.

Tài liệu đính kèm:

  • docT13ly.doc