Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

* Hoạt động 1: (5)

GV: Làm thế nào để nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động và thế nào là chuyển động đều.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc (25)

GV: Các em hãy so sánh sự nhanh, chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm ở bảng 2.1

HS: Tính quãng đường chạy trong 1 giây

(Hoặc thời gian chạy ít nhất thì người đó chạy nhanh nhất – với tình huống này có thể đưa ra các quãng đường khác nhau nhằm để học sinh buộc phải so sánh bằng quãng đường chuyển động trong 1 s).

GV: Thông báo: Quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây gọi là vận tốc. GHI BẢNG

I/ Vận tốc là gì ?

Vận tốc là quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây.

C3:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

 

doc 60 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 3/9/2006
Chương I: Cơ học
Tiết 1: 	Bài 1: Chuyển động cơ học
I/ Mục tiêu 
- Nêu được những ví dụ về chuyển động trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
- Giới thiệu thêm chuyển động con lắc gọi là dao động.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ (hình 1.1 ; 1.2 SGK)
- Tranh vẽ 1.3 SGK
- Bảng phụ ghi bài tập 1.2; 1.3 SBT
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
1- ổn định : sĩ số	vắng
2- Kiểm tra: vở, bút, sách giáo khoa
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: (2’)
GV: Giới thiệu chương trình VL 8 và chương I
HS: đọc mục tiêu chương
* Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập (12’)
GV: làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên. Cho học sinh đọc C1 và trả lời
HS: 
QS bánh xe quay, khói bụi, tiếng máy chạy...
GV: cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên dự vào sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.
- Có thể chọn những vật nào làm mốc
HS: có thể chọn các vật làm mốc như; Cây, nhà..
GV: Vậy thế nào là chuyển động cơ học ?
GV: thông báo cho học sinh
GV: cho học trả lời C2 và C3
HS: ....
Cho thêm ví dụ
Ghi bảng
I/ làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên ?
- Chọn vật làm mốc (những vật gắn với trái đất)
- So sánh vị trí của vật với mốc:
+ Nếu vị trí của vật thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với mốc, chuyển động đó gọi là chuyển động cơ học.
+ Nếu vị trí của vật không thay đổi theo thời gian thì vật được coi là đứng yên so với mốc.
* Hoạt động 3: (10’)
GV: như vậy một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác đó là tính tương đối của chuyển động
Cho học sinh đọc C4, C5 và trả lời
GV: gọi học lấy thêm ví dụ (C7)
GV:Cho học sinh trả lời câu hỏi đầu bài C8
- chọn vật làm mốc...
GV:cho học sinh quan sát tranh vẽ 1.3
GV: hãy trả lời quỹ đạo của các chuyển động trong hình a, b, c.
HS:....
C9; C10 cho về nhà
Cho học sinh thảo luận câu hỏi 11
GV: gọi học sinh lấy một ví dụ
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác
III/ Một số chuyển động thường gặp
- Quỹ đạo của chuyển động:
là đường vạch ra do vật chuyển động.
+ chuyển động thẳng
+ chuyển động cong
+ chuyển động tròn (dạng đặc biệt của chuyển động cong)
IV/ Vận dụng
H 1.3
a) – chuyển động thẳng
b) chuyển động cong
c) chuyển động tròn
C11: có trường hợp không đúng ví dụ: chuyển động tròn của một vật quanh vật mốc.
Kết luận: SGK – tr 7
Đọc thêm Có thể em chưa biết.
4- Hướng dẫn học ở nhà:
	- Thuộc phần kết luận
	- Đọc thêm và lấy thêm các ví dụ
	- Làm bài tập C9, C10 và 1.2, 1.3 trong SBT
Ngày soạn: 10/9/2006
Tiết 2:	Bài 2: Vận tốc
I/ Mục tiêu
- Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong 1 s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
- Nắm vững công thức tính vận tốc v= s/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
II/ Chuẩn bị:
- Đồng hồ bấm giây
- Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học 
1- ổn định: sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
	Làm thế nào để nhận biết vật chuyển động hay vật đứng yên.
	Các dạng chuyển động cơ học thường gặp .
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: (5’)
GV: Làm thế nào để nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động và thế nào là chuyển động đều.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc (25’)
GV: Các em hãy so sánh sự nhanh, chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm ở bảng 2.1
HS: Tính quãng đường chạy trong 1 giây
(Hoặc thời gian chạy ít nhất thì người đó chạy nhanh nhất – với tình huống này có thể đưa ra các quãng đường khác nhau nhằm để học sinh buộc phải so sánh bằng quãng đường chuyển động trong 1 s).
GV: Thông báo: Quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây gọi là vận tốc.
Ghi bảng
I/ Vận tốc là gì ?
Vận tốc là quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây.
C3:
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính v=s/t
GV: cho học sinh làm C4:
Tìm đơn vị vận tốc thích hợp cho các chỗ trống ở bảng 2.2
* Hoạt động 3: vận dụng (15’)
GV: cho học sinh làm C5
Muốn so sánh được cần làm gì ?
HS: đưa về cùng một đơn vị
- cùng m/s 
- cùng km/h
GV: kiểm tra xem học sinh có biết cách đổi không
Yêu cầu học sinh làm C6
GV: Gọi học sinh so sánh 54 km/h và 15 m/s có phải chỉ 2 vận tốc khác nhau không ?
HS:
GV: Cho học sinh làm C7
II/ Công thức tính vận tốc
Ký hiệu:
v: là vận tốc
s: là quãng đường đi được
t: là thời gian để đi hết qđ
Công thức tính :
v = 
III/ Đơn vị vận tốc
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
C4: m/s ; m/phút; km/h; km/s; cm/s
Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế
IV/ Vận dụng
C5: 
v1 = 36km/h = 10m/s
v2 = 10,8 km/h = 3m/s
v3 = 10m/s 
Vậy ôtô và tàu hoả chuyển động nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất
C6:
s= 81 km
t = 1,5 h
v = ? km/h; m/s
so sánh ?
Giải
v = 81km/1,5 h = 54 km
v = 54000m/3600s = 15 m/s
Tuy 54 và 15 khác nhau nhưng vì 2 đơn vị khác nhau nên vẫn cùng chỉ 1 vận tốc
C7: t= 40 phút
 v = 12 km/h
 s = ? km
Giải
t = 40 ‘ = 2/3 h
s = v.t = 12km. 2/3 h = 8 km
Vậy quãng đường là 8 km
* Kết luận: SGK – tr10
4- Dặn dò:
- Học thuộc kết luận trang 10 ; làm bài C8 và 2.3 – 2.4 SBT.
- Đọc thêm bài có thể em chưa biết
Ngày soạn: 16/9/2006
Tiết 3	Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều
I/ Mục tiêu
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
- Mô tả TN hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong TN để trả lời được những câu hỏi trong bài.
II/ Chuẩn bị:
- Máng nghiêng, bánh xe đồng hồ có kim giây hay đồng hồ điện tử.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học 
1- ổn định: sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
	Vận tốc là gì ? độ lớn của vận tốc cho ta biết điều gì ? viết công thức tính vận tốc.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập (5’)
GV: trong đời sống chúng ta gặp những chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian, và có những chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian. 
Cho học sinh lấy ví dụ về hai chuyển động này.
HS:...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều (15’)
HS hoạt động theo nhóm 
- Làm thí nghiệm theo hình 3.1 SGK : yêu cầu quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3s liên tiếp trên mặt nghiêng AD và mặt ngang DF
- Từ kết quả TN tự trả lời câu hỏi C1 và C2
Ghi bảng
I/ Định nghĩa:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
GV: Từ TN hình thành cho học sinh khái niệm vận tốc trung bình
Chú ý: Vận tốc trung bình trên quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường khác với trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các đoạn đường.
GV: yêu cầu học sinh tính vận tốc trung bình trên quãng đường AB, BC, CD và trả lời C3
* Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
GV: cho học sinh trả lời C4, C5, C6 làm luôn vào vở bài tập.
II/ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
- Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu m/s
VTB = 
Trong đó: 
s: quãng đường đi được
t: thời gian đi hết qđ đó.
Kết luận: SGK (25)
4- Dặn dò:
- Học thuộc kết luận của bài 
- Làm câu C7 tự thực hành.
- Làm bài tập 3.1 , 3.3, 3.4 SBT
Ngày soạn: 20/9/2006
Tiết 4: 	Bài 4: Biểu diễn lực
I/ Mục tiêu 
- Nêu được ví dụ thể hiện tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
II/ Chuẩn bị
- ôn lại bài lực - hai lực cân bằng ở lớp 6 (bài 6 SGK Vlý 6)
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’)
Lực có thể làm biến đổi chuyển đọng, mà vận tốc xác định sự nhanh, chậm và cả hướng của chuyển động vậy giữa vận tốc và lực có sự liên quan nào không ?
VD: Viên bi thả rơi, vận tốc viên bi tăng nhờ tác dụng nào... muốn biết điều này phải xét sự liên quan giữa lực với vận tốc
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc (10’)
Trả lời câu hỏi C1
* Hoạt động 3: thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ (15’)
GV: thông báo cho học sinh biết 3 yếu tố của lực
Lưu ý: Hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc vào ba yếu tố này.
Biểu diễn véctơ lực cho học sinh quan sát: chỉ rõ đâu là điểm đặt, độ lớn (tỷ lệ tự chọn) phương và chiều.
Ghi bảng
I/ ôn lại khái niệm lực
- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (thay đổi vận tốc ) của vật
II/ Biểu diễn lực
1- Lực là một đại lượng vectơ
- Có độ lớn
- Có phương
- Có chiều
gọi là đại lượng vectơ
2- Cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực
a- Dùng mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực)
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
GV: giải thích cho học sinh nắm được cách vẽ, cách lấy tỉ lệ
* Hoạt động 4: Vận dụng (15’)
Gọi học sinh lên bảng vẽ các đại lượng vectơ lực
GV: sửa sai, nhắc lại cách vẽ
Cho học sinh làm C2
Gọi học sinh làm C3 
Gọi học sinh đọc kết luận
HS: làm bài 4.1 Vở bài tập
Câu D
HS: làm bài 4.3
... hút của trái đất... tăng.
... lực cản ... giảm
- Độ dài bểu diễn cường độ của lực theo tỷ xích cho trước.
b) Véctơ lực ký hiệu bằng chữ F, cường độ : F
VD: 4N
	 F1
	F1 = 20 N
	 F2
	 F= 12N
	F3
	F = 16 N	
Kết luận: SGK (16)
4- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc kết luận
- Làm bài 4.4; 4.5 VBT
Ngày soạn: 5/10/2006
Tiết 5:	Bài 5 : Sự cân bằng lực – quán tính
I/ Mục tiêu
- Nêu được một số thí dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véctơ lực.
- Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: “ Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển ... phần ghi nhớ và phần đọc thêm
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ 
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
II/ Công thức tính nhiệt lượng.
Q = m.c.t
Q: nhiệt lượng vật thu vào(J)
m: Khối lượng của vật (kg)
t: Độ tăng nhiệt độ (0C)
c. Nhiệt dung riêng (J/kgđộ)
III/ Vận dụng
C8
C9
m= 5 kg; c=380 J/kg.K
t1 = 200C; t2 = 500C
Tính Q ?
Giải
Q = m.c.t = 5.380 (50-20)
= 57.000 J = 57 KJ
C10: tương tự
* Ghi nhớ 
- Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ
+ Học thuộc và hiểu cách tính nhiệt lượng theo công thức
+ Làm bài tập 24.1; 24.2
Ngày 28/3/2007
Tiết 29	Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
I/ Mục tiêu:
- Phát biểu được ba nội dung của nguyên lý truyền nhiệt
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được bài toán đơn giải về trao đổi nhiệt giữa hai vật.
II/ Tổ chức hoạt động dạy học
	1- ổn định: kiểm tra sĩ số
	2- Kiểm tra bài cũ: Công thức tính nhiệt lượng là gì? 
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* HĐ1: TCTHHT (5’)
Khi có hai hay nhiều vật truyền nhiệt cho nhau thì quá trình trao đổi nhiệt xảy ra như thế nào ?
GV; cho học sinh đọc tình huống đầu bài ?
* HĐ 2: Nguyên lý truyền nhiệt (10’)
GV: Khi hai vật truyền nhiệt cho nhau (nhiệt độ khác nhau) thì nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
HS:...
GV: Sự truyền nhiệt xảy ra đến khi nào thì thôi ?
HS...
GV: nhiệt lượng do vật này toả ra và vật kia thu vào có bằng nhau không ?
HS:....
Ghi bảng
I/ Nguyên lý truyền nhiệt
1. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
3. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật khi thu vào.
* HĐ 3: Phương trình cân bằng nhiệt (10’)
GV: Nhiệt lượng toả ra của vật này bằng nhiệt lượng thu vào của vật kia.
* HĐ 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt (15’)
GV: Cho học sinh đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài.
GV; Hướng dẫn học sinh lập luận và áp dụng công thức tính
Nhiệt lượng toả ra của quả cầu nhôm tính như thế nào ?
Nhiệt lượng thu vào của nước tính như thế nào ?
Cho ba học sinh lên bảng làm C1, C2, C3
GV; cho học sinh đọc phần ghi nhớ
và có thể em chưa biết
Qtoả = Qnhiệt
III/ Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt
Cho biết
m1 = 0,15 kg
c1 = 880 J/kg.k
t1 = 1000C
t = 25 0C
c2 = 4200 J/kg.K
t = 250C
m2 = ?
Bài giải
Nhiệt lượng quả cầu nhôm toả ra khi nhiệt độ hạ từ 1000C xuống 250C là:
Q1 = m1.c1. (t1 - t) = 0,15.880.(100-25)
= 9.900 J
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C là :
Q2 = Q1 
m2.c2.(t-t2) = 9.900 J
m2 = 
m2 = 0,47 kg
IV/ Vận dụng 
C1:
C2
C3:
- Hướng dẫn học ở nhà: học sinh làm bài tập 25.1, 25.2. 25.3 SBT
Ngày 3/4/2007
Tiết 30	Bài 26: Năng suất toả nhiệt
I/ Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt
- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
II/ Tổ chức hoạt động dạy học
	1- ổn định: kiểm tra sĩ số
	2- Kiểm tra bài cũ: chữa bài 25.1, 25.2
3- Bài mới
Hoạt động của thầy trò
* HĐ 1: Tổ chức THHT 95’)
Hàng ngày chúng ta dùng nhiệt lượng từ đâu? 
Loại chất đốt nào tốt hơn ?
* HĐ 2: Tìm hiểu về nhiên liệu (10’)
GV: cho học sinh lấy các ví dụ và nhiên liệu và so sánh các nhiên liệu đó về sự toả nhiệt, giá thành ....
* HĐ 3: Thông báo về năng suất toả nhiệt (15’)
GV: ...
GV: Năng suất toả nhiệt của các chất khác nhau thì như thế nào ?
GV; cho học sinh giải thích ý nghĩa của của năng suất toả nhiệt
* HĐ 4: Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra 
GV: muốn tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra ta tính như thế nào ?
Ghi bảng
I/ Nhiên liệu
VD: than, củi, dầu, ga, ...
II/ Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu:
Năng suất toả nhiệt cho biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu đó.
Ký hiệu: q đơn vị là J/kg
VD: khi đốt cháy 1 kg củi thì toả ra nhiệt lượng là 10.106 J/kg
III/ Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
Q = m q
Trong đó : 
Q nhiệt lượng toả ra (J)
q năng suất toả nhiệt của nl (J/kg
m khối lượng của nl bị đcht (kg)
* HĐ 5: Vận dụng (5’)
GV: cho học sinh làm C1, C2
Cho học sinh đọc và tóm tắt đầu bài
Gọi học sinh lên bảng làm bài
Cho học sinh làm bài tập 
26.1
26.2
GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
GV: Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết
GV: cho học sinh biết nguồn nhiên liệu tự nhiên không phải là là vô tận, dùng nhiều sẽ hết do vậy con người phải sử dụng tiết kiệm và tìm các nguồn năng lượng khác để sử dụng.
IV/ Vận dụng
C1: Vì dùng than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi.
C2: 
Cho biết
m1 = 15 kg; q1 = 10.106 J/kg
m2 = 15 kg; q2 = 27.106 J/kg
tính Q1; Q2 ?
Giải
Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi là ;
Q1 = m1.q1 = 15.10.106 = 15. 107 J
Q2 = m2.q2 = 15. 27.106 = 40,5 .107 J 
Bài tập
26.1: 
Câu C
26.2
Câu C
- Hướng dẫn học ở nhà:
+ Làm bài tập 26.3, 26.4, 26.5, 26.6
- Chuẩn bị bài mới
Ngày 15/4/2007
Tiết 31	Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các 
hiện tượng cơ và nhiệt
I/ Mục tiêu:
- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
II/ Chuẩn bị
Cho GV: Vẽ lại trên giấy khổ lớn các hình vẽ trong bài.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
	1- ổn định: kiểm tra sĩ số
	2- Kiểm tra bài cũ: Năng suất toả nhiệt là gì ? ký hiệu, đơn vị tính
3- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
* HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập (5’)
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác nhưng chúng phải tuân theo một định luật mà chúng ta sẽ học trong bài này.
* HĐ 2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng (10’)
GV: cho học sinh đọc và quan sát các hình vẽ sau đó trả lời câu hỏi C1
HS: ...
GV: cho học sinh lấy thêm ví dụ trong thực tế 
HS: 
....
Ghi bảng
I/ Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác
C1: 
- Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ
- Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.
- Viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển
* Ví dụ: mài dao : cơ năng của người biến thành nhiệt năng làm nóng dao và đá mài
* HĐ 3: Sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. (10’)
GV; Yêucầu học sinh đọc và quan sát các hình vẽ sau đó trả lời câu hỏi C2
* HĐ 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng (10’)
GV: thông báo cho học sinh nội dung định luật bảo toàn năng lượng
GV: gọi học sinh nêu các thí dụ về sự bảo toàn năng lượng mà ta đã học
HS:...
* HĐ 5 : Vận dụng (5 ‘)
GV: cho các tổ thảo luận các câuC4, C5, C6 và gọi các nhóm trình bày 
- Nhận xét câu trả lời
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết
II/ Sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
C2: 
- Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng.
- Khi có lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng.
- Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại.
- Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút.
III/ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C3: 
- Quả bóng rơi xuống sàn rồi nảy lên..
- Nước chảy làm quay tua bin
IV/ Vận dụng
C4:
- Cơ năng của bánh xe làm nóng ổ trục
- ...
C5: 
Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh
C6:
Vì một phần cơ năng của con lắc chuyển hóa thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
Ghi nhớ:
- Hướng dẫn học ở nhà: 
+ Học thuộc bài
+ Làm các bài tập 27.1 đến 27.6 trong vở bài tập
Ngày 20/4/2007
Tiết 32	Bài 28: Động cơ nhiệt
I/ Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
- Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kỳ, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này.
- Dựa vào hình vẽ các kỳ của động cơ nổ bốn kỳ, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này.
- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
II/ Chuẩn bị
- Hình vẽ động cơ nhiệt.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
	1- ổn định: kiểm tra sĩ số
	2- Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng .
3- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* HĐ 1: TCTH học tập
Nhiệt năng có thể chuyển hóa thành động năng...
* HĐ 2: Động cơ nhiệt là gì?
GV; Thông báo định nghĩa động cơ nhiệt, cho học sinh đọc...
GV; gọi học sinh nêu một số ví dụ về động cơ nhiệt 
* HĐ 3: tìm hiểu động cơ đốt trong 4 kỳ
GV: treo tranh cho học sinh quan sát và nêu cấu tạo của động cơ nhiệt.
I/ Động cơ nhiệt là gì ?
Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.
VD: máy hơi nước, ôtô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ
II/ Động cơ nổ 4 kỳ
1- Cấu tạo
Gồm xi lanh, pít tông, van nạp, van xả, buzi, cần trục, thanh truyền...
GV: Dùng tranh vẽ và mô hình giới thiệu cho học sinh các kỳ làm việc của động cơ nhiệt
GV: củng cố lại bằng các câu hỏi:
Kỳ 1 hoạt động như thế nào ?
HS....
Kỳ 2 hoạt động như thế nào ? 
HS....
Kỳ 3 hoạt động như thế nào ?
HS...
 Kỳ 4 hoạt động như thế nào ?
HS.....
Kỳ nào có khả năng sinh công ?
* HĐ 4: giới thiệu về hiệu suất
GV: giới thiệu cho học sinh công thức tính 
H = A/Q .100%
(có máy nào hiệu suất đạt 100% khồng ?)
* HĐ 5: vận dụng
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
- nhắc lại kiến thức toàn bài
2/Chuyển vận
Kỳ 1; Van 1 mở, van 2 đòng, nhiên liệu được hút vào xi lanh
Kỳ 2: Nén nhiên liệu
Kỳ 3: đốt cháy nhiên liệu pít tông đi xuống sinh công.
Kỳ 4: pít tông đi lên đẩy nhiên liệu đã cháy ra ngoài.
III/ Hiệu suất của động cơ nhiệt
H = A/Q . 100%
H: Hiệu suất
A: công động cơ thực hiện đc
Q: nhiệt lượng do nhiên liệu cháy toả ra.
IV/ Vận dụng
C 3: Không, vì trong đó khong có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy.
C4; Một số động cơ nổ 4 kỳ: xe máy, ô tô, tàu thuỷ...
C5 : gây ra tiếng ồn, các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc gây ô nhiễm..
- Hướng dẫn học ở nhà
+ Hoàn thành câu hỏi C6
+ Trả lời các câu hỏi phần ôn tập bài tổng két chương II
+ Làm bài tập 28.1 đến 28.7

Tài liệu đính kèm:

  • docBo giao an Vat ly 8.doc