Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vàođể nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

GV: Thông báo nhiệt lượng một vật thu vào để tăng nhiệt độ phụ thuộc vào 3 yếu tố.

- Khối lượng của vật

- Độ tăng nhiệt độcủa vật.

- Chất cấu tạo nên vật.

Để kiểm tra sự phụ thuộc trên, ngời ta phảI làm thế nào?

GV: Phân tích một vài đại lượng để học sinh dự đoán.

HS: Dự đoán nh khối lượng m của vật .

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs rờ kơI 	Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:30	Ngày soạn: 30/03/2009 
Tiết: 29	Ngày dạy: 01/04/2009 
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.
I. Mục tiêu: 
- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên .
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Mô tả được thí nghiệm và xử lí đợc bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m , rt và chất làm vật.
II. Chẩn bị: 
- 1 giá thí nghiệm ; 1đèn cồn ; 1cốc nớc ; 1 nhiệt kế ; kẹp. 
- Tranh vẽ to bảng kết quả của 3 thí nghiệm .
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Đối lưu là gì? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1:Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vàođể nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
GV: Thông báo nhiệt lượng một vật thu vào để tăng nhiệt độ phụ thuộc vào 3 yếu tố.
- Khối lượng của vật 
- Độ tăng nhiệt độcủa vật.
- Chất cấu tạo nên vật.
Để kiểm tra sự phụ thuộc trên, ngời ta phảI làm thế nào?
GV: Phân tích một vài đại lượng để học sinh dự đoán.
HS: Dự đoán nh khối lượng m của vật ...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào tăng nhiệt độ (nóng lên) và khối lượng của vật.
GV: Giới thiệu kết quả ở thí nghiệm yêu cầu học sinh thảo luận (hoạt động nhóm) để trả lời câu hỏi C1, C2. 
HS: Thảo luận trả lời.
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên & độ tăng nhiệt độ.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm về C3, C4 đIều khiển cả lớp thảo luận trả lời.
HS: Làm việc theo nhóm trả lời C3, C4, C5
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau, muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ của hai chất khác nhau. Muốn vậy phải cho nhiệt độ cuối của hai chất khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
C5: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ nhiệt giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với các chất làm vật.
GV: Giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm, hớng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C6, C7 thảo luận về các câu trả lời.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời.
C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
C7: Có.
* Hoạt động 5: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng.
GV: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và các đại lượng.
* Hoạt động 6: Vận dụng.
nội dung
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật:
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ:
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật:
II. Công thức tính nhiệt lượng.
Q= mc .rt
Trong đó:
Q: Nhiệt lượng vật thu vào tính ra J
m: Khối lượng vật tính ra kg
rt = t2 - t1 độ tăng nhiệt độ tính ra 00C hoặc Kĩ.
C : Đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là Nhiệt Dung Riêng tính ra J/Kg. K
III. Vận dụng:
4. Dặn dò: 
- Học sinh học bài cũ
- Làm bài tập trong sách bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc30 Cong thuc tinh nhiet nang.doc