Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm (bản đầy đủ)

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm (bản đầy đủ)

1. Nhận xét :

+ Con bò thực hiện công cơ học

F > 0, xe chuyển động S > 0

+ Người cử tạ không thực hiện công cơ học vì F > 0 nhưng S = 0

C1 : Muốn có công cơ học thì phải có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

2. Kết luận :

C2 (1) Lực (2) chuyển động

 Công cơ học là công của lực tác dụng

Thường được gọi tắt là công

3. Vận dụng :

C3 : a, e, d

C4 : +Lực kéo của đầu toa tàu hoả

+ Lực hút của trái đất

+ Lực kéo của người công nhân

II/ Công thức tính công :

1. Công thức tính công cơ học

Khi có 1 lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường S theo phương của lực F là :

 

doc 69 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm (bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 	Ngày dạy :
TIẾT 1 	Ngày soạïn :
CHƯƠNG I : CƠ HỌC 
BÀI 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 
I/ MỤC TIÊU : 
-Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. 
-Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mõi vật được chọn làm mới. 
-Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
II/ CHUẨN BỊ : 
-Tranh vẽ (H1.1-SGK); (H1.2 – SGK) phục vụ cho bài giảng và bài tập. 
-Tranh vẽ (H1.3 – SGK) một số chuyển động thường gặp. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY – HOẠT ĐỘNG HỌC 	NỘI DUNG 
*Hoạt động 1(3’) : Tổ chức tình huống học tập. 
-Bài 1 của chương cơ học chúng ta tìm hiểu về chuyển động cơ học như chúng ta thấy : Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. 
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (12’): 
-GV yêu cầu HS thảo luận 
H : Làm thế nào để biết được một vật là đứng yên hay chuyển động ? 
-HS thảo luận cùng giải thích một số thí dụ HS có thể nêu : Do bánh xe quay, do có khối lay nghe tiếng máy , bụi tung lên) 
Để khẳng định vật CĐ GV cần nêu ra bổ sung. 
Một cách nhận biết vật chuyển động hoặc đứng yên trong vật lý là dựa trên sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác, được chọn làm mốc. 
-Yêu cầu HS trả lời câu C1 
HS trả lời câu C1. 
-GV yêu cầu 1 HS rút ra kết luận về chuyển động. 
-HS nêu kết luận ® GV nhắc lại ghi vở. 
-Yêu cầu HS cả lớp đọc và trả lời câu C2, C3. HS trả lời tuỳ theo VD của mình. 
H : Khi nào vật được coi là đứng yên ? 
HS đưa ra VD
H : Các cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển động ? Nếu đứng yên thì có đúng hoàn toàn không ? 
-HS suy nghĩ cùng trả lời câu hỏi. 
® Trả lời câu C3. 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên : 
-Yêu cầu HS xem hình 1.2 (SGK)
-GV thông báo hành khách ngồi trên 1 toa tàu đang với ga. 
-Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6. 
HS trả lời. 
-Dựa vào câu C4, C5 HS trả lời câu câu C6. 
H : Hãy tìm VD để minh hoạ cho nhận xét trên ? 
® HS lấy VD khác. 
-GV rút ra kết luận chung chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. 
® Yêu cầu HS trả lời C8. 
HS trả lời và ghi vở, HS khác nhận xét. 
*Hoạt động 4 : Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp (5’) 
H : Quỹ đạo chuyển động là gì ? 
-HS trả lời 
Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra. 
H : Nêu các quỹ đạo mà em biết ? 
Quỹ đạo : Thẳng, cong, tròn 
® Yêu cầu HS trả lời câu C9
*Hoạt động 5 : Vận dụng 
-GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C10, C11.
I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? 
C1 So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
*Kết luận : Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc ® Chuyển động cơ học. 
C3 : vật không thay đổi vị trí đối với vật khác chọn mối thì được gọi đứng yên. 
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên : 
C4 : Hành khách chuyển động vị trí của hành khách và nhà ga thay đổi. 
C5 : So với toa tàu hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách với toa tàu là không đổi. 
C6 : Đối với vật này – đứng yên. 
C7 : Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với toa tàu. 
C8 : Mặt trời thay đổi vị trí so với 1 điểm mốc gắn với trái đất vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất 
III/ Một số chuyển động thường gặp
-Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra. 
-Quỹ đạo : Thẳng, Cong, tròn. 
IV/ Vận dụng : 
C10 :
-Ôtô : Đứng yên so với người lái xe chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. 
-Người lái xe : Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện. 
-Người đứng bên đường : Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe. 
-Cột điện : Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe. 
_________#@@&?@#__________
TUẦN 02	Ngày dạy :
TIẾT 02 	Ngày soạïn :
BÀI 2 : VẬN TỐC
I/ MỤC TIÊU : 
-Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó gọi là vận tốc. 
-Nắm vững công thức tính vận tốc : và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. 
-Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. 
-Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
II/ CHUẨN BỊ : 
-Đồng hồ bấm dây
-Tranh vẽ tốc kề xe máy
-Bảng 2.1 và bảng 2.2 – SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
-Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập. 
HOẠT ĐỘNG DẠY – HOẠT ĐỘNG HỌC 	NỘI DUNG 
HS 1 lên trả lời các câu hỏi sau : 
H : Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? 
-HS trả lời – HS khác lắng nghe để nhận xét. 
H : Lấy VD và phân tích về chuyển động chứng tỏ chuyển động có tính tương đối. 
-HS trả lời
-HS 2 lên bảng chữa bài tập : 1.3; 1.5
-HS khác lắng nghe và chuẩn bị nhận xét bài của bạn. 
-Gọi 1 – 2 HS nhận xét ® GV thống nhất cho điểm. 
*Tổ chức tình huống học tập : 
Theo SGK 
*Hoạt động 2 : Nghiên cứu khái niêïm vận tốc – Công thức tính vận tốc : 
-Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1 để so sánh sự mạnh hay chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm. Căn cứ vài KQ cuộc chạy 60m. 
-GV treo bảng 2.1 yêu cầu HS đọc và điền vào cột 4.5. 
-HS hoạt động cá nhân và thực hiện theo nhóm để trả lời C1, C2. 
-GV theo dõi bổ sung nếu cần
-Ghi vở 
H : Quãng đường đi được trong 1s gọi là gì ? ® Ghi khái niệm. 
-HS trả lời : (Vận tốc của từng người chạy) 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C3 vào vở bài tập. 
*Hoạt động 3 : Vận dụng công thức tính vận tốc. 
-Yêu cầu HS nêu công thức tính vận tốc từ TD trên. 
-GV nói rõ vào đơn vị của công thức. 
-GV thông báo : Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị, chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó đơn vị chính là m/s. 
-Cho làm câu C4. 
-GV cho cả lớp đổi đơn vị sau : 
+ 1km/h = ? m/s
+ 3m/s = ? m/h 
® GV hướng dẫn cách đổi
-GV giới thiệu về vận tốc kế 
-Khi ôtô xe máy chuyển động, kim của tốc kế cho biết vận tốc của vật chuyển động. 
*Hoạt động 6 : Vận dụng – Củng cố :
-GV hướng dẫn HS vận dụng trả lời C5, C6, C7, C8
-HS đọc và cùng trả lời C5, riêng câu b C5 GV gợi ý cho HS đổi các đơn vị ra để so sánh c(cùng 1 đơn vị). 
-Gọi HS lên bảng làm C6, C7, C8 nếu còn thời gian. 
-HS lên bảng làm C6
-HS lên bảng làm C7
-HS lên bảng làm C8. 
TL : Để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên. Ta so sánh vật đó với 1 vật khác được chọn làm mốc ta thấy vị trí của nó thay đổi theo thời gian gọi vật đó chuyển động so với vật làm mốc. 
-Tuỳ HS. 
I/ Vận tốc là gì ? 
GV : Nêu gợi ý : Cùng chạy 1 quãng đường 60m.
Vận tốc là quãng đờng đi được trong một đơn vị thời gian. 
KN : Quãng đường chạy được trong 1s gọi là vận tốc. 
C3 : (1) Nhanh, (2) Chậm 
(3) quãng đường, (4) đơn vị
II/ Công thức tính vận tốc : 
 V : Vận tốc 
V S : Quãng đường đi được
 t : Thời gian đi hết quãng đường đó. 
III/ Đơn vị vận tốc 
+ 1km/s = 1000m/3600s
= m/s = 0,28m/s
3m/s = 3/1000km/1/3600h = = 10,8km/h
Đáp số C6 : V = 54km/s = 15m/s 
C7 : t = 40’ = 
Þ S = V.t = 8km
C8 : t = 
V = 4km/s 
Þ V = 2km/h 
_________#@@&?@#__________
TUẦN 03	Ngày dạy :
TIẾT 03 	Ngày soạïn :
BÀI 3 : CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I/ MỤC TIÊU : 
-Phát triển được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều nêu ví dụ của từng loại chuyển động. 
-Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. 
-Tính được vận tốc trung bình trên một đoạn đường. 
II/ CHUẨN BỊ : 
-Mỗi nhóm gồm 1 máng nghiêng, bánh xe có trục quay, đồng hồ điện tử, bảng 3.1 – SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY – HOẠT ĐỘNG HỌC 	NỘI DUNG 
*Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
GV H : Độ lớn vận tốc cho biết gì ? 
H : Viết công thức tính vận tốc, giải thích các ký hiệu và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 
HS1 lên bảng : Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. 
HS2 lên bảng : chữa bài tập 2.3 
-HS khác theo dõi nhận xét thống nhất với GV cho điểm. 
*Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống học tập : 
GV : Em hãy nhận xét về độ lớn vận tốc của 2 chuyển động sau. Chuyển động con lắc đồng hồ (đầu kim đồng hồ). 
-Chuyển động của xe đạp em đi từ nhà đến trường. 
HS chuyển động của con lắc đồng hồ (đầu kim đồng hồ) có vận tốc không thay đổi theo TG. 
HS : Chuyển động của xe đạp khi đi từ nhà tới trường có độ lớn, vận tốc thay đổi theo TG. 
GV : Yêu cầu HS nêu các VD khác trong thực tế về CĐ đều vào CĐ không đều. 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều 
GV : Để tìm hiểu về chuyển động đều, chuyển động không đều ta tiến hành TN. 
GV : Giới thiệu TN 
GV Nêu vấn đề : Chúng ta ng/c chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường dốc và quãng đường nằm ngang. 
+ Các bước TN 
+ Lắp ráp TN 
+ Kiểm tra đoạn đường nằm ngang băng thuốc ni vô. 
+ Cho bánh xe chuyển động từ A ® F quan sát chuyển động của các trục bánh xe trên các đoạn đường trong cùng một khoảng thời gian 3s (Lưu ý : Do bỏ từ thí nghiệm trên các góc nghiêng, khác nhau, nên kết quả khác nhau. 
-HS : TN theo nhóm với chỉ đạo và tổ chức của GV. 
-Trong quá trình TN : 
+Một HS theo dõi đồng hồ. 
+Một HS ghi kết quả vào. 
Bảng 3.1 
® Các nhóm  ... .
I/ Nhiên liệu : 
Than gỗ, xăng, củi khô, ga. 
II/ Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu : 
1. Định nghĩa : 
Là đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 
2. Ký hiệu và đơn vị đo : 
Năng suất toả nhiệt ký hiệu là q
Đơn vị đo là J/kg. 
3. Ý nghĩa :
qh2 = 120.106 J/kg. 
III/ Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt chát toả ra : 
M (kg) – có năng suất toả nhiệt q thì. Q được tính 
Q = m.q
Trong đó : Q : Nhiệt lượng toả ra (J) 
q: NS toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m : KL của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). 
IV/ Vận dụng : 
C1 : Vì than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi. Mặt khác dùng than đun nấu tiện lợi hơn, góp phần bảo vệ rừng, chống lũ quét. 
C2 : Cho biết 
m1 = 15kg qdầu = ? 
q1 = 10.106 J/kg m = ? 
m2 = 15kg
q2 = 27.106 J/kg
Q1 = ? ® m = ? 
Q2 = ? ® m = ? 
Bài giải : 
Nhiệt lượng do 15kg củi khô bị đốt cháy hoàn toàn là : 
Q1 = m1q1 = 15.10.106 = 150.106J
Nhiệt lượng do 15kg than đá bị đốt cháy hoàn toàn là : 
Q2 = m2q2 = 27.10.106 = 105.106(J) 
Vậy : Muốn có Q1 cần m = Q/q1 = 3,41 (kg) dầu hoả ?
Muốn có Q2 cần m=Q/q = 9,2 kg dầu hoả.
_________#@@&?@#__________
TUẦN 31	Ngày dạy :
TIẾT 31 	Ngày soạïn :
BÀI 27 : SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ NHIỆT
I/ MỤC TIÊU : 
-Xác định được các dạng năng lượng đá truyền, chuyển hoá trong các hiện tượng cơ và nhiệt. 
-Tìm được các ví dụ về sự truỳen cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. 
-Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật. 
II/ CHUẨN BỊ : 
-Đối với GV : Vẽ to các bảng 27.1, 27.2 – SGK 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập : 
GV : Gọi 1 HS đọc mục đặt vấn đề
GV : Kết ý vào tìm hiểu bài. 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng : 
GV : Yêu cầu HS xem bảng 27.1 và trả lời C1 
-Yêu cầu 3 HS lên bảng ghi 3 kết quả lên bảng. 
-HS thảo luận : Lên bảng điền vào bảng phụ. 
HS : Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác. 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng : 
GV : Yêu cầu HS quan sát 
HS xem bảng 27.2 trả lời C2 
-Theo dõi các nhóm hoạt động 
-Các nhóm báo cáo kết quả và lên ghi bảng. N1, N2, N3
-HS khác nhận xét. 
Cả lớp thảo luận trả lời chung lại. 
GV : Trong các quá trình cơ nhiệt năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác đúng hay sai chúng ta qua III. 
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu sự bảo toàn năng lượng : 
GV : Từ nhận xét ở hoạt động 2 và 3 yêu cầu lớp nêu lại nhận xét chung. 
-Thông báo nội dung ĐL như SGK. 
-Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ. 
HS1, H2 : Tìm các VD minh hoạ ND định luật. 
* Hoạt động 5 : Vận dụng – Củng cố : 
HS : Đọc và trả lời các bài tập C4, C5, C6. 
Củng cố : Gọi 1 ® 2 HS đọc mục ghi nhớ. 
Yêu cầu học thuộc mãi ĐLBT
-Về nhà làm bài tập – SBT. 
I/ Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác : 
C1 : 
(1) Cơ năng; (2) Nhiệt năng
(3) Cơ năng; (4) Nhiệt năng
II/ Sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng giữa cơ năng và nhiệt năng : 
C2 : (5) Thế năng 
(6) Động năng 
(7) Động năng
(8) Thế năng 
HT2 (9) Cơ năng 
(10) Nhiệt năng
TH2 (11) Nhiệt năng
(12) Động năng
III/ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt : 
Nội dung (ĐL BT và CHNL)
“Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật anỳ sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”. 
IV/ Vận dụng : 
C4 : Tìm 3 VD : 
+Nắp phích 
+Bơm xe đạp 
C5 : Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh. 
C6 : Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. 
_________#@@&?@#__________
TUẦN 32	Ngày dạy :
TIẾT 32 	Ngày soạïn :
BÀI 28 : ĐỘNG CƠ NHIỆT
I/ MỤC TIÊU : 
-Phát biểu định nghĩa động cơ nhiệt. 
-Mô tả được cấu tạo và cách chuyển vận của động cơ nhiệt
-Hiểu được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. 
-Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. 
II/ CHUẨN BỊ : 
-Hình vẽ 28.1 ® 28.5 – SGK 
-Mô hình động cơ nổ 1 kỳ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài – Tổ chức tình huống học tập 
+Kiểm tra bài : 
HS1 : Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ? 
-Lấy VD để kiểm tra sự bảo toàn đó. 
+Tổ chức tình huống học tập : 
Gọi 1 HS đọc phần đặt vấn đề – SGK. 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về động cơ nhiệt
GV : Thông báo định nghĩa động cơ nhiệt. 
HS ghi vở 
-Yêu cầu HS đọc thông báo – SGK. 
-Gọi HS cho VD về các động cơ nhiệt trong thực tế. 
Như động cơ xe máy, xe ôtô 
GV : Thông báo các đ/c nhiệt đầu tiên và ghi bảng. 
GV : Thông báo về cấu tạo : Có 3 bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt – Ngòi nhiệt – bộ phận phát động – nguồn lạnh. 
GV : Trong các loại động cơ giới thiệu ở trên động cơ nổ 4 kỳ là được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Để tìm hiểu về cấu tạo của động cơ 4 kỳ cấu tạo như thế nào ? ® qua mục II. 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ nổ 4 kỳ : 
GV : Treo tranh vẽ 28.4 – SGK 
Giới thiệu về cấu tạo. 
GV : Yêu cầu HS đọc mục 2 chuyển vận 
GV : Treo tranh hình 28.5
Yêu cầu HS trình bày các kỳ hoạt động của động cơ. 
GV : Nhận xét và củng cố lại trình tự các kỳ hoạt động của hoạt động.
GV : Trong các kỳ hoạt động của động cơ nổ 4 kỳ thì kỳ thứ 3 là kỳ hoạt động sinh công còn các kỳ còn lại hoạt động dựa vào vô lăng. 
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hiệu suất của đ/c nhiệt : 
Các nhóm thảo luận C1
GV : Trình bày ND C2 đưa ra công thức tính HS
Chú ý : A có độ lớn bằng phân nhiệt lượng chuyển hoá thành công. 
* Hoạt động 4 : Vận dụng : 
-Yêu cầu : Nêu lại ĐN về động cơ nhiệt. 
-Cong thức tính HS của động cơ nhiệt. 
-Yêu cầu tất cả HS trả lời từ C3 – C6. 
3 HS lấy ít nhất 6 VD. 
GV : Hướng dẫn HS làm câu 6
-Gọi HS lên bảng ghi tóm tắt 
+Công của lực được tính như thế nào ? (A = F.S) 
+Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt 4kg xăng là thế nào ? 
HS trả lời : Q = m.q
-Hiệu suất là bao nhiêu ? 
Dặn dò : Giải các BT 28.1 và 28.2 – SBT, chuẩn bị trước mục 1 ( bài 29). 
I/ Động cơ nhiệt là gì ? 
ĐN : Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó 1 phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng. 
-Máy hơi nước 
-Tua bin nước 
Þ Động cơ đốt ngoài 
Hiện nay : Có các đ/c nhiệt đốt trong như : 
+Đ/c 4 kỳ – xe máy 
+Đ/c phản lực 
+Đ/c điezen 
+Đ/c chạy bằng năng lượng nguyên tử. 
II/ Động cơ nổ 4 kỳ : 
1. Cấu tạo : 
-Pittông 
-Trục băng biên 
-Tay quay
-Van xúp phút 1 – 2
-Xi lanh 
2. Chuyển vận : 
a. Kỳ thứ nhất
b. Kỳ thứ 2 
c. Kỳ thứ 3
d. Kỳ thứ 4
III/ Hiệu suất của đ/c nhiệt : 
C1 : Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận và làm chúng nóng lên, một phần nữa theo các khí thải ra ngoài khí quyền làm cho khí quyền nóng lên. 
C2 : Hiệu suất của đ/c nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. 
Công thức H = A/Q
A : Công của đ/c thực hiện (J) 
Q : Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (J) 
IV/ Vận dụng :
C3 : Không. Vì trong đó không có sự biến đổi năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy ® cơ năng. 
C4 : Đ/c xe máy, máy nổ. 
C5 : Gây ra tiếng ồn, các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc. Nhiệt lượng do đ/c thải ra kết quả góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển. 
S = 100.000m 
F = 700N 
m = 4kg 
Q = 46.106
H = ? 
Giải : 
Công kéo của ôtô là : 
A = F.S = 7.107 (J) 
Nhiệt lượng toả ra của 5 lít xăng là : 
Q = m.q = 4.46.106 (J) 
Hay Q = 18,4.107 (J) 
-Hiệu suất của đ/c là : 
H = A/Q = 7.107(J)/18,4.107(J) = 38%. 
_________#@@&?@#__________
TUẦN 33	Ngày dạy :
TIẾT 33 	Ngày soạïn :
BÀI 29 : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II 
NHIỆT HỌC
I/ MỤC TIÊU : 
-Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập. 
-Làm được các BT phần vận dụng. 
II/ CHUẨN BỊ : 
-GV : Vẽ to bảng 29.1 – SGK 
-Cuối tiết nhắc HS chuẩn bị ôn tập để kiểm tra bằng cách trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập vào vở. 
-HS trả lời các câu hỏi vào vở. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
* Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 2 : Ôn tập
Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp những câu trả lời phần ôn tập. 
-Phần này HS đã được chuẩn bị ở nhà. 
GV : Lưu ý : Đơn vị của hiệu suất là thì phải đổi qua đơn vị %
* Hoạt động 3 : Vận dụng : 
GV : Phân tích yêu cầu HS đọc trả lời các câu hỏi. 
A. Ôn tập : 
Câu (1 ® 10) 
Câu 13 : 
Công thức của hiệu suất của đ/c nhiệt 
H = A/Q
B. Vận dung :
 I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng. 
B 
B
D
C
C 
* Hoạt động 4 : Trò chơi ô chữ 
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ
Cụ thể : 
+Chia 2 đội mỗi đội 4 người 
+Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với hàng ngang của ô chữ. Thời gian tối đa 30s
+ Mỗi câu đúng được 1 điểm
+ Đội nào cao hơn đội đó thắng. 
-Phần hàng dọc : GV gọi HS đọc sau khi đã điền đủ từ hàng ngang
Kết quả như sau : 
Hàng ngang 
Hỗn độn 
Nhiệt năng
Dẫn nhiệt 
Nhiệt lượng 
Nhiệt dung riêng
Nhiên liệu 
Cơ học
Bức xạ nhiệt 
* Ô chữ ở hàng dọc : Nhiệt học
* Hướng dẫn về nhà : 
Ôn tập kỹ toàn bộ chương trình của HK II. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ. 
_________#@@&?@#__________
TUẦN 34	Ngày dạy :
TIẾT 34 	Ngày soạïn :
THI HỌC KỲ II 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Vat ly 8(6).doc