Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 13 đến bài 19

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 13 đến bài 19

I . Mục tiêu

* Kiến thức: Phân biệt được các thành phần của máu.Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu .Phân biệt được máu nước môvà bạch huyết. Trình bày được vai trò trong cơ thể

* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, quan sát tranh hình,phát hiện ra kiến thức ,khái quát tổng hợp kiến thức ,hoạt động nhóm.

* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, giữ gìn bảo vệ cơ thể chống mất máu.

II. Chuẩn bị:

1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .

2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình

3. Đồ dùng dạy học: Tranh tế bào máu,phóng to tranh 13.2.,mẫu

doc 17 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1328Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 13 đến bài 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7. 
Ppct : 13.. 
NS... ND
Chương III : TUẦN HOÀN
Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRONG CƠ THỂ
I . Mục tiêu 
* Kiến thức: Phân biệt được các thành phần của máu.Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu .Phân biệt được máu nước môvà bạch huyết. Trình bày được vai trò trong cơ thể 
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, quan sát tranh hình,šphát hiện ra kiến thức ,khái quát tổng hợp kiến thức ,hoạt động nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, giữ gìn bảo vệ cơ thể chống mất máu.
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học: Tranh tế bào máu,phóng to tranh 13.2.,mẫu máu động vật lắng đọng tự nhiên với chất chống đông 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Bằng một ví dụ phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể?
3. Bài mới: Em thấy máu chảy trong trường hợp nào ? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì ? Để tìm hiểu máu chúng ta nghiên cứu bài 13 .
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu máu
1-Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu 
-Chia lớp ra 4 nhóm 
-Treo hình 13.1 mô tả thí nghiệm cho hs quan sát và đọc thông tin sgk để hoàn thành nội dung câu hỏi ( biểu diễn mẫu máu)
(?) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ( treo bàng phụ ) 
-Nhận xét sửa sai thống báo đến hs đáp án đúng 
-Gọi hs chỉ vào tranh các loại tế bào 
-Gọi đại diện nhóm khác nhắc lại 
-Chốt lại ghi tiểu kết
2-Tìm hiểu chức năng của hồng cầu và huyết tương
-Cho hs đọc bảng 13 đọc thông tin thảo luận trả lời đặt câu hỏi 
(?) Khi cơ thể mất nước máu có còn lưu thông trong mạch dễ dàng không ? 
-Nhận xét bổ sung 
(?) Tỷ lệ % của các chất nói lên điều gì, chức năng của nó ? 
-Nhận xét đặt câu hỏi 
(?) Vì sao máu từ phổi về tim thành các tế bào máu đỏ tươi ? 
(?) Máu từ các tế bào đến tim có màu đỏ thẫm 
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét bổ sung. Cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu môi trường trong của cơ thể
-Treo hình 13.2 cho hs quan sát . Đặt câu hỏi cho hs trả lời 
-Các tê bào cơ, não của cơ thể người có thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài được không ? 
-Nhận xét bổ sung cho ghi
I/ Máu
1-Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu 
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Quan sát hình 13.1 nghe gv mô tả thí nghiệm và đọc sgk thảo luận hoàn thành câu hỏi. Quan sát mẫu máu xác định các thành phần
-Thảo luận phát biểu điền vào chỗ trống . Nhóm khác nhận xét 
-Nghe gv nhận xét 
-Đại diện nhóm phát biểu 
-Phát biểu 
TK: Máu gồm : 
-Huyết tương: lỏng, trong suốt màu vàng 55%
-Tế bào máu: đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu 45%
2-Tìm hiểu chức năng của hồng cầu và huyết tương
-Đọc thông tin , đọc bảng 13 thảo luận trả lời 
-Thống nhất đáp án trả lời. Nhóm khác nhận xét 
-Đọc kỹ bảng 13 phát biểu 
-Nghe nhận xét 
-Máu có nhiều O2
-Đọc sgk rồi phát biểu 
-Nghe gv bổ sung .Ghi tiểu kết 
TK: Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất hoá học , các chất cần thiết khác và chất thải  Hồng cầu vận chuyển 02 và CO2.
II/ Môi trường trong của cơ thể 
Quan sát hình 13.2 đọc thông tin trong sách 
-Thảo luận thống nhất đáp án và trả lời . Nhóm khác nhận xét 
-Nghe giáo viên bổ sung gh i
TK: Môi trường trong cảu cơ thể gồm máu , nước mô và bạch huyết .Môi trường trong giáp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất .
4. Củng cố: Máu có cấu tạo như thế nào .Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu .
5. Dặn dò : Học bài trả lời câu hỏi đọc trước bài 14 
6. Rút kinh nghiệm      ..   .    
Tuần : 7. 
Ppct : 14.. 
NS... ND
Bài 14: BẠCH CẦU VÀ MIỄN DỊCH
I .Mục tiêu 
* Kiến thức: Hiểu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm. Trình bày được khái niệm miễn dịch phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Co ùý thức tiêm phòng bệnh dịch
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, bảo vệ cơ thể,rèn luyện cơ thể tăng khả năng miễn dịch.
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học Hình 14.1 -14.5 sgk phóng to ,tư liệu về miễn dịch
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
2.1 :Nêu thành phần cấu tạo của máu chức năng của huyết tương và hồng cầu 
2.2 : Môi trường trong có vai trò gì?
3. Bài mới : Khi em bị mụn ở tay. Tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi, trong nách có hạch vậy do đâu ta khỏi đau? Hạch ở trong nách là gì? Muốn trả lời được các câu hỏi ta vào bài 14.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Chia lớp ra 4 nhóm 
-Treo hình 14.1 cho hs quan sát đọc thông tin sgk thảo luận trả lời câu hỏi 
(?) Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét bổ sung 
(?) Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ?
(?) Tế bào T đã phá huỷ cách tế bào có nhiễm virus , vi khuẩn bằng cách nào ? 
-Nhận xét bổ sung 
(?) Kháng nguyên là gì? kháng thể là gì ?
-Nhận xét bổ sung cho ghi 
Hđ2: Tìm hiểu miễn dịch 
-Đọc sgk đặt câu hỏi .
(?) Miễn dịch là gì ? 
-Gọi hs nhắc lại 
(?) Có mấy loại miễn dịch 
-Nhận xét 
(?) So sánh 2 loại miễn dịch này 
-Chốt lại cho ghi
I/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Quan sát hình 14.1 đọc sgk thảo luận trả lời 
-Thảo luận nhóm thống nhất đáp án trả lời.Nhóm khác nhận xét 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe 
-Quan sát hình 14.4 phát biểu trả lời 
-Quan sát hình 14.4 đại diện nhóm phát biểu trả lời 
-Thống nhất đáp án đại diện njóm phát biểu nhóm khác nhận xét 
-Ghi tiểu kết
TK: Kháng nguyên là phân tử ngoại lai.
Kháng thể là những phân tử prôtein do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên .
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo Kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên, phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh
II/ Miễn dịch
-Đọc sgk rút ra kết luận câu hỏi của gv 
-Phát biểu trả lời miễn dịch là khái niệm con người.
Có 2 loại 
-Nghe nhận xét 
-Trả lời sau khi thống nhất
-Ghi tiểu kết
TK: Miễn dịch là khả năng không mắc 1 số bệnh ở người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh có 2 loại miễn dịch 
+Miễn dịch tự nhiên : là khả năng tự chống bệnh của cơ thể ( do kháng thể )
+Miễn dịch nhân tạo : là tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vacxin.
4. Củng cố : 
Sự thực bào là gì ? nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. 
Miễn dịch là gì ? có mấy loại miễn dịch 
5. Dặn dò : Học bài ,vẽ hình 14.1,14.2,14.3 đọc trước bài 15 
6. Rút kinh nghiệm                   . .. .
Bài 15: ĐÔNG MÁU
Tuần : 8. 
Ppct : 15.. 
NS... ND
VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I .Mục tiêu 
* Kiến thức: Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm. kĩ năng vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tương liên quan đến đông máu trong đời sống.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, có ý thức giữ gì bảo vệ cơ thể biết xữ lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Sơ đồ trang 48 tranh 15 trang 49 phóng to 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
2.1-Các bạch cầu nảo đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể
2.2-Miển dịch là gì? Nêu sự khác nhau giữa miển dịch tự nhiên và miển dịch nhân tạo?
3. Bài mới : Khi ta bị đứt tay, tai nạnmáu chảy ra nhiều sau đó giảm dần và ngưng hẳn . Tại sao lai có hiện tượng đó? Đó là nội dung bài 15
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu hiện tượng đông máu
-Treo sơ đồ đông máu cho HS quan sát và đọc SGK
-Đặt câu hỏi cho HS trả lời.
(?) Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống cơ thể?
 (?) Sự đông máu có liên quan tới phần nào của máu?
 (?) Máu không chảy ra khỏi mạch nữa nhờ đâu?
 (?) Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
-Gọi đại diện nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét chốt lại nd cho hs ghi
Hđ2: Tìm hiểu các nguyên tắc truyền máu
1-các nhóm máu ở người 
-Cho hs đọc thông tin thảo luận trả lời câu hỏi (treo bảng phụ ) 
(?) Hồng cầu máu người có loại nào? 
(?) Huyết tương máu người có loại kháng thể nào?
(?) Chúng gây kết dính cho máu người máu không 
- Gọi hs khác nhận xét 
- Nhận xét
-Treo sơ đồ truyền máu cho hs quan sát. Gọi hs lên đánh dấu 
-Cho hs ghi
2-Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu 
-Cho hs thảo luận để trảlời câu hỏi đặt câu hỏi 
(?) Máu có kháng nguyên Avà B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? vì sao ?
-Gọi nhóm khác nhận xét 2 đáp án 
(?) Máu nhiễm các tác nhân gây bệnh đem truyền cho người được không ?
-Nhận xét ,bổ sung cho ghi tiểu kết
I/ Đông máu
-Quan sát sơ đồ đông máu đọc sgk trang 48
-Trả lời câu hỏi của gv
-Thống nhất đáp án trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Thả ... h máu . 
Tim hoạt động như thế nào để máu có thể bơm theo 1 chiều 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 4
6. Rút kinh nghiệm                  . .     
Tuần : 9. 
Ppct : 18.. 
NS... ND
Bài 18: VÂN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
 VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I .Mục tiêu 
* Kiến thức: Trình bày được cơ chế máu qua hệ mạch chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch .
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch.
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Hình 18.1 ,18.2 sgk phóng to bảng phụ 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
 3. Bài mới: Tế bào là gì? Tế bào có cấu tạo như thế nào? Và bộ phận trong tế bào có chức năng gì? Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu hoạt động vận chuyển máu qua hệ mạch
Treo hình 18.1,2 lên bảng hướng dẫn hs quan sát và đọc thông tin thảo luận trả lời 2 câu hỏi sgk .
Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều nhất định trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Chốt lại 
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ . Mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ? 
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét lại 
-Chốt lại toàn bộ nội dung cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu phương pháp vệ sinh hệ tim mạch
1-Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
-Cho hs đọc thông tin sgk thảo luận để đề ra biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim macïh 
- Gọi hs khác nhận xét 
- Thuyết trình các tác nhân gây hại: Một trong các tác nhân gây bệnh cho hệ tim mạch là virus. Cần bảo vệ môi trường sống hạn chế sự phát triển của virus
-Cho hs ghi nội dung biện pháp bảo vệ tim mạch 
2-Cần rèn luyện hệ tim mạch 
-Treo bảng phụ lên bảng cho hs đọc và đọc sgk trang 60 đểû hoàn thành nội dung câu hỏi .
Đề ra biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch 
-Nhận xét thông báo đến hs đáp án đúng 
-cho ghi tiểu kết
I/ Vận chuyển máu qua hệ mạch 
-Quan sát hình 18.1,2 đọc thông tin thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi sgk
-Thảo luận trảlời . Nhóm khác nhận xét 
-Phát biểu nhận xét 
-Quan sát tranh 18.2 sgk đọc thông tin thảo luận thống nhất trả lời . 
Nhóm khác nhận xét .
-Phát biểu nhận xét
-Nghe gv nhận xét
TK: Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch , sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch
II/ Vệ sinh hệ tim mạch
1-Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
-Đọc thông tin sgk thảo luận trả lời 
-Nghe gv thuyết trình 
TK: cần khắc phục hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn tiêm phòng các bệnh có hại cho tim . Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch.
2-Cần rèn luyện hệ tim mạch 
-Đọc bảng phụ và sgk thảo luận trả lời 
-Nhóm khác nhận xét 
-Nghe gv nhận xét
TK: Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên đều đặn bằng các hình thức TDTT, xoa bóp, lao động vừa sức
4. Củng cố : 
Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ? 
Cần rèn luyện hệ tim mạch như thế nào ? 
5. Dặn dò : Học bài cũ, ôn tập chuẩn bị kiểm tra, soạn trước bài 19
6. Rút kinh nghiệm                  . .        .                          . .        .          .
Tuần : 10. 
Ppct : 19.. 
NS... ND
KIỂM TRA 45 PHÚT
I/Mục tiêu
-Giúp hs nắm lại toàn bộ kiến thức đã học như : chức năng của các bào quan , cấu tạo chức năng của các nơron , thành phần hóa học của xương , cấu tạo các loại xương . Sự đông máu và nguyên tắc truyền máu .
-Rèn luyện cho hs 1 số kỹ năng biết tu duy , nhớ ra kiến thức kỹ năng tự hoàn thành bài kiểm tra 
-Giáo dục cho hs có ý thức tự giác trong giờ kiểm tra .
II- Thiết lập ma trận 
1-Số lượng câu hỏi : 6 câu 
2-Thiết lập ma trận :
Nội dung kiểm tra 
Mức độ nhận biết
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKHQ
TL
TNKHQ
TL
TNKHQ
TL
Khái quát
về cơ thể người
Câu 1 
(1,5 đ)
Câu 3
 (2,5 đ)
4 đ
Vận động
Câu 4
(2 đ)
2 đ
Tuần hoàn
Câu 2
 (1,5 đ)
Câu 5 
(2,5 đ)
4 đ
Tổng
3 đ
5 đ
2 đ
10 đ
III-Thiết kế câu hỏi : 
A/ Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Hãy xắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ ( a,b,c) với số (1,2,3)vào ô vuông ở bảng sau cho phù hợp
Câu 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau Huyết tương –Bạch cầu – Hồng cầu – Tiểu cầu điền vào chỗ trống 
Máu gồm         và các tế bào máu. Các tế bào máu gồm               bạch cầu và          
B/ Tự luận 
Câu 3: Nêu cấu tạo chức năng và phân loại nơron ? Vì sao khi hủy tủy ếch thì ếch không còn hoạt động?
Câu 4: Nêu thành phần hoá học của xương và ý nghĩa của chúng đối với chức năng của xương ?
Câu 5: Đông máu là gì? Vẽ sơ đồ sự đông máu?
IV-Đáp án
A/ Trắc nghiệm:
Câu
 Nội dung 
 Điểm 
 1 
 2
 1c ; 2a ; 3b
 Máu gồm huyết tương và các tế bào máu . 
Các tế bào máu gồm : HC, BC, TC
1.5
0.5
1.0
B/ Tự luận
Câu
Nội dung
 điểm
 3
Nơ ron gồm có thân hinh sao chứa nhân.
Từ thân phát đi nhiều tua ngắn gọi là sợi nhánh và 1 tua dài gọi là sợi trục. 
Chức năng của nơron là cảm ứng và dẫn truyền.
Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm, nơron li tâm và nơron trung gian
Vì các dây thần kinh của ếch bị đứt.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
 4
TP hóa học của xương gồm 
+ chất khoáng (Canxi) ¦ giúp cho xương có tính rắn chắc.
+ chất hữu cơ ( cốt giao) ¦ giúp cho xương có tính mềm dẻo.
Ý nghĩa giúp cho xương vững chắc
0.5
0.5
1.0
5
Đông máu là 1 cơ chế chống mất máu, bảo vệ cơ thể chống lại sự mất máu. 
Sự đông máu có liên quan đến hoạt động chủ yếu của tiểu cầu để hình thành 1 búi tơ máu ôm giữa các tế bào máu thành 1khối đông máu bịt kín vết thong 
1.0
0.5
1.0
Bài 19: THỰC HÀNH
Tuần : 10. 
Ppct : 20.. 
NS... ND
 SƠ CỨU CẦM MÁU
I .Mục tiêu 
* Kiến thức: Phân biệt được động mạch ,tĩnh mạch, mao mạch. Biết cách garo và biết được những qui định khi đặt garo.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, kĩ năng băng bó vêùt thương, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, thực hành
3. Đồ dùng dạy học : Băng gạt bông, dây cao su mỏng, gạc , bông ,dây cao su
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
2.1-Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu và như thế nào?
2.2-Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch?
3. Bài mới : Khi cơ thể bị thương ta biết được đâu là bị thương tĩnh mạch, đâu là bị thương động mạch hay chỉ là mao mạch băng bó hoạc làm garo như thế nào cho đúng cách đó là nội dung bài 19.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành
-Cho HS đọc mục tiêu của bài thực hành
Yêu cầu của bài thực hành này là gì?
-Nhắc lại nội dung
-Kiểm tra dụng cụ học sinh
Hđ2: Thực hành. 
1-Chảy máu mao mạch 
Hoạt động 1
- Chia lớp ra 8 nhóm 
-Thông báo đến hs dạng chảy máu ở mao mạch .
- Tiến hành băng vết thương ở lòng bàn tay (Vừa làm vừa thuyết trình) hướng dẫn hs cách làm .
- Xuống đến từng nhóm sửa sai . 
- Thông bao đến hs nếu sau khi băng máu còn chảy đưa nạn nhân đến bệnh viện .
2-Chảy máu động mạch 
-Thông báo đến hs dạng chảy máu động mạch 
-Treo hình 19.1 hướng dẫn hs quan sát trả lời câu hỏi 
Bước đầu tiên chúng ta phải làm gì ? khi chảy máu động mạch . 
-Tiến hành làm mẫu cho hs quan sát cach băng bó ở cổ tay .
-Hướng dẫn hs tiến hanøh .
-Chú ý từng nhóm , sửa sai .
-Nêu 1 số lưu ý . 
Hđ3: Thu hoạch 
-Cho hs trả lời câu hỏi sgk .
-Chảy máu động mạch tĩnh mạch có khác gì nhau về biểu hiện và cách xử lý ?
 Nêu những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc garo là gì ? vì sao chỉ những vết thương ở động mạch ở tay hoạt ở dưới chân mới dùng biện pháp buộc garo ? 
-Gọi hs khác nhận xét .
-Nhận xét lại 
Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay ( chân ) cần được xử lý như thế nào ( cho hs viết vào phiếu )
-Cho hs làm bảng 19 ( vào phiếu)
-Đánh giá giờ thực hành : sự chuẩn bị , cách thực hiện 
-Cho hs thu dọn hiện trường . 
I/ Yêu cầu của bài thực hành
-Đọc phần mục tiêu 
-Thảo luận thống nhất trả lời 
-Bỏ dụng cụ ra cho gv kiểm tra 
II/ Thực hành.
1-Chảy máu mao mạch 
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Nghe gv thông báo dạng chảy máu ở mao mạch 
-Quan sát cách làm của gv . từng nhóm tiến hành thực hành 
-Chú ý gv sửa sai 
-Nghe
2-Chảy máu động mạch
-Nghe
-Quan sát hình 19.1 thảo luận trả lời 
-Thống nhất phát biểu 
+Dò tìm vị trí động mạch 
-Quan sát gv làm 
-Tiến hành thực hành 
-Nghe gv sửa sai 
-Nghe
III-Thu hoạch 
-Trả lời câu hỏi sgk 
-Trả lời : chảy máu động mạch nhiều hơn  
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe gv nhận xét 
-Thảo luận thống nhất trả lời 
-Hoàn thành bảng 19 nộp 
-Nghe gv đánh giá. Rút kinh nghiệm 
-Dọn vệ sinh
4. Củng cố : nhắc lại các bước tiến hành thí nghiệm. 
5. Dặn dò : Soạn trước bài 20
6. Rút kinh nghiệm                  . .        .                          . .        .          .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong III TUAN HOAN.doc