Bài thực hành môn Hóa học lớp 8

Bài thực hành môn Hóa học lớp 8

I. MỤC TIÊU

 Biết được sự khác nhau về tính chất giữa các chất qua việc theo dõi nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

 Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp hai chất.

 Làm quen với một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản ; biết cách lấy hoá chất rắn, lỏng ; hoà tan chất rắn trong chất lỏng ; cách lọc chất rắn không tan.

II. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT (dùng cho một nhóm thực hành)

 

doc 41 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 3645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thực hành môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội quy phòng thí nghiệm
Điều 1 :
Phải ngồi theo đúng chỗ ngồi đã quy định. Không được tuỳ tiện di chuyển đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng.
Điều 2 : 
Trước khi làm thí nghiệm phải nắm vững mục đích yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ máy móc. Nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm.
Điều 3 : 
Khi làm thí nghiệm, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Điều 4 : 
Quan sát, ghi chép số liệu, kết quả, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm, nhận xét, giải thích và kết luận.
Hoàn thành báo cáo kết quả thực hành vào vở thực hành ngay trong buổi thực hành đó.
Điều 5 :
Chỉ được làm những bài thực hành do giáo viên quy định và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, không tự ý làm các thí nghiệm khác không có trong bài.
Điều 6 :
 Không được hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm. Không để túi, cặp sách trên lối đi lại.
Điều 7 :
 Khi vào phòng thí nghiệm, quần áo phải gọn gàng. Cần có các phương tiện bảo hộ lao động như : áo choàng, găng tay, kính che mắt, ... Khi có tai nạn xảy ra cần bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. 
Bài thực hành số 01
tính chất nóng chảy của chất, 
tách chất từ hỗn hợp
I. Mục tiêu
- Biết được sự khác nhau về tính chất giữa các chất qua việc theo dõi nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp hai chất.
- Làm quen với một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản ; biết cách lấy hoá chất rắn, lỏng ; hoà tan chất rắn trong chất lỏng ; cách lọc chất rắn không tan...
II. Dụng cụ và hoá chất (dùng cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất 	
Tên hoá chất
SL
Tên hoá chất
SL
Lưu huỳnh
2 gam
Muối ăn
5 gam
Parafin
2 gam
Cát
2 gam
2. Dụng cụ
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
ống nghiệm	 
3
Nhiệt kế rượu 	
1
Cốc thủy tinh 100ml	
2
Giấy lọc (tờ)	 	
1
Phễu lọc	 
1
Lưới thép không gỉ	
1
Đũa thủy tinh	
1
Giá để ống nghiệm
1
Đèn cồn	
1
Thìa xúc hoá chất	 
2
Bộ giá thí nghiệm cải tiến (gồm 1 đế sứ và 1 kẹp ống nghiệm)	
1
Chổi rửa ống nghiệm 	
1
III. Thực hành
Phiếu thực hành
Ngày.......tháng.....năm 200....
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
	a. Thí nghiệm 1 : Theo dõi sự nóng chảy của các chất : parafin và lưu huỳnh.
- Đặt lên miệng cốc thủy tinh có chứa nước sạch (nước chiếm khoảng 2/3 thể tích của cốc) một tấm bìa cứng, trên mặt bìa có ba lỗ (giáo viên tự khoan) : hai lỗ cắm vừa khít hai ống nghiệm, lỗ thứ ba cắm vừa nhiệt kế rượu.
Cho vào ống nghiệm số 1 : 2 gam lưu huỳnh ; ống nghiệm số 2 : 2 gam parafin.
- Đặt đứng hai ống nghiệm và nhiệt kế nói trên vào cốc nước, xuyên qua tấm bìa. 
Đặt cốc nước lên kiềng sắt có lưới thép không gỉ. Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn cho đến khi nước sôi thì ngừng lại. 
	Những gợi ý và hướng dẫn của giáo viên :
	Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
	Câu hỏi :
Để so sánh nhiệt độ nóng chảy, vì sao không đem trực tiếp ống nghiệm chứa lưu huỳnh và parafin trên ngọn lửa mà lại đặt ống nghiệm chứa các chất đó vào cốc nước và đun nóng ?
	b. Thí nghiệm 2 : Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Cho vào cốc nước hỗn hợp muối ăn và cát, khuấy đều đến khi muối ăn tan hết. Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh vào phễu có giấy lọc (xem hình 1.6 SGK trang 12), thu lấy phần nước lọc vào cốc (không đổ dung dịch muối ăn lẫn cát đến sát mép giấy lọc). Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm (khoảng 2 - 3ml), dùng kẹp gió kẹp ống nghiệm cắm lên đế sứ, để ống nghiệm hơi nghiêng, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. Khi đun nóng, lúc đầu hơ ngọn lửa đèn cồn dọc ống nghiệm, sau đun tập trung ở phần đáy, nước trong ống nghiệm sôi, nước bay hơi hết.
Quan sát chất còn lại trong ống nghiệm và chất thu được trên tờ giấy lọc.
	Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
	Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung
a. Có 4 hỗn hợp sau :
a) Hỗn hợp đất sét trộn nước
b) Hỗn hợp đường tan trong nước
c) Hỗn hợp dầu hỏa với nước
d) Hỗn hợp bột sắt trộn cát
Hỏi có thể tách mỗi hỗn hợp thành các thành phần riêng biệt bằng cách nào trong số các phương pháp sau : lọc, cô cạn, dùng phễu phân li, dùng nam châm, dùng phép lắng gạn ?
a) ..........................................................................
b) ..........................................................................
c) ...........................................................................
d) ...........................................................................
b. Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, B đứng trước câu trả lời đúng
Phép chưng cất dùng để tách một hỗn hợp gồm
A. nước với muối ăn.	B. nước với rượu. 
C. cát với đường.	D. bột sắt với lưu huỳnh.
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 02
Sự lan toả của chất
I. Mục tiêu
- Cảm nhận được chuyển động của phân tử chất khí và chất lỏng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm và hoá chất.
II. Hoá chất, dụng cụ (cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất : 	
- Dung dịch amoniac đặc 
- Giấy quỳ tím
- Kali pemanganat (thuốc tím) 
2. Dụng cụ :
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
ống nghiệm 
2
ống hút nhỏ giọt 
2
Nút cao su 
2
Thìa xúc hoá chất 
2
Cốc thủy tinh 100ml 
2
Chổi rửa ống nghiệm 
1
Đũa thủy tinh 
1
Bộ giá thí nghiệm cải tiến
(đế sứ và kẹp ống nghiệm) 
1
Kẹp kim loại
1
Giá để ống nghiệm 
1
III. Thực hành
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng......năm 200......
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1 : Sự lan toả của amoniac.
- Thử trước để thấy amoniac làm giấy quỳ tẩm nước đổi sang màu xanh.
- Bỏ một mẩu giấy quỳ tẩm nước vào phần đáy ống nghiệm. Lấy nút cao su có dính bông tẩm dung dịch amoniac đậy vào miệng ống nghiệm, kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm cải tiến. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím ở phần đáy ống nghiệm (xem hình vẽ trang 28 - SGK). 
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
Câu hỏi :
- Vì sao trước khi làm thí nghiệm sự khuếch tán của amoniac, phải thử trước để thấy sự đổi màu của giấy quỳ tím tẩm ướt ?
- Trong thí nghiệm 1, ngoài cách dùng giấy quỳ tím tẩm nước, còn có cách nào khác có thể nhận ra sự khuếch tán của amoniac trong không khí ?
b. Thí nghiệm 2 : Sự lan toả của kali pemanganat (thuốc tím).
- Cho vào hai cốc thủy tinh (100ml), mỗi cốc khoảng 50ml H2O.
- Dùng thìa xúc hoá chất cho vài mảnh vụn tinh thể thuốc tím (KMnO4) vào cốc (1). Sau đó dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tan hết. Quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc nước. 
- Lấy cùng một lượng thuốc tím và cho từ từ từng mảnh vào cốc (2), không khuấy hay động vào cốc. Quan sát sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím và chỗ khác (càng chờ lâu, rất có hiệu quả). So sánh màu của nước trong hai cốc và có nhận xét.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận :
2. Câu hỏi bổ sung
a. Hãy giải thích tác dụng của từng giai đoạn trong thí nghiệm được mô tả sau đây và cho biết mục đích của thí nghiệm này ?
“Cho vào ống nghiệm lượng nhỏ iot (khoảng bằng hạt đỗ xanh). Đậy ống nghiệm bằng nút bấc có kèm một băng giấy nhỏ tẩm tinh bột, sao cho băng giấy sát thành ống nghiệm, không chạm vào các tinh thể iot. Đun nóng nhẹ ống nghiệm. Quan sát sự đổi màu của tinh bột lan dần theo băng giấy từ dưới lên trên”. 
Biết : Tinh thể iot khi đun nóng sẽ thăng hoa (chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi), khi gặp tinh bột sẽ làm tinh bột chuyển màu xanh.
b. Dưới đây là một số từ và nghĩa thông thường của các từ :
Ngưng tụ : chuyển từ khí sang lỏng hoặc rắn.
Bay hơi : chuyển từ lỏng sang khí. 
Đông đặc : chuyển từ lỏng sang rắn.
Thăng hoa : chuyển trực tiếp từ rắn sang khí mà không nóng chảy trước.
Dễ bay hơi : có khả năng bay hơi dễ dàng.
Đông đặc : Vật thể chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
Xem kĩ sơ đồ và các mô tả.
- Iot là một nguyên tố tạo nên tinh thể có màu tím thẫm. Khi nung iot trong ống nghiệm, ống nghiệm chứa đầy khí màu tím và có một ít tinh thể màu tím tạo thành ở phía trên gần miệng ống nghiệm.
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước một cặp từ dưới đây ứng với các thay đổi đã diễn ra.
 	A. Dễ bay hơi, đông đặc. 
B. Hơi, đông đặc.
 	C. Bay hơi, ngưng tụ. 
D. Thăng hoa, ngưng tụ.
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 03
dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học
I. Mục tiêu	
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm.
II. Hoá chất, dụng cụ (cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất : 	
- Thuốc tím (kali pemanganat)
- Nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit)
- Dung dịch natri cacbonat 
2. Dụng cụ :
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
ống nghiệm	
6
Giá để ống nghiệm	
1
ống dẫn thủy tinh hình chữ L 
1
Thìa xúc hoá chất	
1
ống hút nhỏ giọt	
1
Chổi rửa ống nghiệm	
1
Bộ giá thí nghiệm cải tiến (gồm 1 đế sứ và 1 kẹp ống nghiệm)
1
Que đóm, đèn cồn, diêm
1
III. Thực hành
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng.....năm 200...
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1 : Hoà tan và đun nóng kali pemanganat. 
- Lấy khoảng 1 gam thuốc tím (kali pemanganat) cho lên trên tờ giấy sạch. Dùng đũa thủy tinh chia hoá chất làm 3 phần :
- Cho một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1) rồi lắc cho tan. 
- Cho hai phần còn lại vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng. Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, que đóm bùng cháy chứng tỏ có khí oxi thoát ra từ thuốc tím. Tiếp tục thử cho đến khi que đóm không bùng cháy thì ngừng đun.
- Đổ nước vào ống nghiệm (2) rồi lắc kĩ một thời gian. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về h ... ng CaO
- Photpho đỏ P
- Giấy quỳ tím
2. Dụng cụ thí nghiệm :
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
Bát sứ (capsun sứ)	 
1
Kẹp hoá chất	 
1
ống hút nhỏ giọt	 
2
Dao con	 
2
Cốc thủy tinh 100 ml	 
1
Giấy lọc	
1
Lọ thủy tinh hoặc bình tam giác (100 - 120m) 
1
Thìa xúc hoá chất	 
2
Tấm kính vuông	
1
Chổi rửa ống nghiệm	
1
III. thực hành
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng.....năm 200...
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1 : Tác dụng của nước với natri
- Dùng panh hoặc kẹp đốt hoá chất gắp một miếng natri ra khỏi lọ dầu chứa natri và đặt lên trên tờ giấy lọc hoặc miếng kính. 
- Dùng dao cắt một mẩu natri bằng hạt đậu xanh. 
- Dùng giấy lọc để thấm khô dầu sau đó đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc khác đã tẩm ướt (tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẩu natri không chạy ra ngoài). Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Chú ý :
+ Không dùng tay để cầm natri
+ Khi cắt phần natri thừa phải cho vào lọ dầu đựng natri.
+ Có thể nhỏ một vài giọt dung dịch phenolphlalein vào mảnh giấy lọc đã xảy ra phản ứng giữa nước và natri. Màu hồng xuất hiện do phản ứng tạo ra NaOH. 
b. Thí nghiệm 2 : Tác dụng của nước với vôi sống (CaO)
- Cho vào bát sứ nhỏ hoặc ống nghiệm khô một mẩu vôi sống (bằng hạt lạc), sau đó rót một ít nước vào. Sau khi phản ứng xong, nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch phenolphtalein (hoặc cho một mẩu giấy quỳ đỏ) vào dung dịch mới tạo thành. Quan sát và giải thích hiện tượng quan sát được.
c. Thí nghiệm 3 : Tác dụng của nước với điphotpho pentaoxit
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh hoặc bình tam giác 100ml.
- Lấy một mẫu photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) cho vào muôi sắt (có kèm nút bấc hoặc nút cao su xuyên qua cán muỗng), rồi đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho đã cháy thì đưa nhanh vào lọ và đậy chặt nút lại.
- Khi photpho ngừng cháy thì đưa muôi sắt ra ngoài, sau đó cho một ít nước vào lọ và lắc mạnh cho khói trắng tan hết.
- Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. 
Nhận xét và giải thích các hiện tượng quan sát được.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung
	a. Thí nghiệm 1 “Nước tác dụng với natri” : 
- Vì sao phải thấm khô dầu hoả bám quanh mẩu natri bằng giấy lọc trước khi tiến hành thí nghiệm ? 
- Khi đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước, mẩu natri nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy. Hãy giải thích hiện tượng này ?
	b. Hình 5.13 SGK mô tả thí nghiệm “Nước tác dụng với CaO”. Hãy cho biết :
- Hơi bốc lên từ chén sứ là chất gì ? Vì sao ?
- Sau thí nghiệm, cho 1 – 2 giọt dung dịch phenolphtalein hoặc thêm một mẩu giấy quỳ vào dung dịch trong chén sứ thì sự thay đổi màu sắc các chất chỉ thị màu nói trên có khác nhau không ? Vì sao? 
	c. Thí nghiệm 3 “Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit” : 
- Khi P đã cháy xong, khói trắng trong lọ là chất gì ? Sau khi lắc, khói trắng trong lọ tan hết, thêm dung dịch phenolphtalein hay quỳ tím vào dung dịch trong lọ ? Căn cứ vào sự thay đổi màu sắc suy ra tính chất gì của dung dịch đó ?
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác
 thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 07
Pha chế dung dịch theo nồng độ
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách tính toán và pha chế dung dịch đơn giản theo nồng độ.
- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng thực hành thí nghiệm như sử dụng cân và một số dụng cụ xác định thể tích chất lỏng (cốc có vạch, ống đong hình trụ,).
II. dụng cụ, hoá chất (cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất
 - Nước cất
 - Đường trắng khô
 - Muối tinh NaCl khô 
2. Dụng cụ 
Tên dụng cụ
SL
Cân hiệu số	 
1
Cốc 100ml khắc vạch 
1
ống đong hình trụ 
2
Thìa xúc hoá chất 
2
Đũa thuỷ tinh
2
III. thực hành
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng.....năm 200...
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
	1.1. Pha chế dung dịch
Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau :
- Pha 50g dung dịch đường saccarozơ có nồng độ 15%.
- Pha 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 2M.
- Pha 50g dung dịch đường saccarozơ 5% từ dung dịch đường saccarozơ có nồng độ 15% ở trên.
- Pha 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 2M ở trên.
	1.2. Cách tiến hành
	a. Thí nghiệm 1 : Pha chế 50 gam dung dịch đường saccarozơ có nồng độ 15%.
	Phần tính toán :
Khối lượng chất tan có trong 50g dung dịch đường 15%
Khối lượng nước cần dùng 50 - 7,5 = 42,5 (g)
	Phần thực hành : 
- Dùng cân điện tử hiện số cân 7,5 gam đường kính (đường saccarozơ) cho vào cốc thủy tinh dung tích 100ml, cho tiếp vào cốc 42,5 gam nước rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho chất tan hòa tan hết, ta thu được 50 gam dung dịch đường saccarozơ 15%.
	Chú ý : Do nước có khối lượng riêng là 1 g/ml (gần đúng), thay cho việc cân 42,5 gam nước, ta có thể đong 42,5ml nước để pha dung dịch trên.
b. Thí nghiệm 2 : Pha chế 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 2M.
	Phần tính toán
- Số mol chất tan (NaCl) cần dùng :
- Khối lượng chất tan (NaCl) : 58,5 ´ 0,2 = 11,7 (g).
	Phần thực hành :
- Dùng cân điện tử hiện số cân 11,7 gam NaCl tinh thể cho vào cốc chia độ (hoặc ống đong dung tích 100ml).
- Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho NaCl tan hết. Đổ nước đến vạch 100ml ta được dung dịch NaCl 2M.
	Chú ý : Trong SGK yêu cầu pha chế 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M, tuy nhiên loại cân hiện số được trang bị cho học sinh lớp 8 thực hành chỉ có độ chính xác 0,1g. Vì vậy chúng tôi đề nghị nên pha dung dịch với nồng độ 2M.
Để pha chế được chính xác hơn nên dùng bình định mức thay cho cốc thủy tinh.
	c. Thí nghiệm 3 : Pha chế 50g dung dịch đường saccarozơ 5% từ dung dịch đường saccarozơ có nồng độ 15% ở thí nghiệm 1.
	Phần tính toán :
Khối lượng chất tan (đường) có trong 50 gam dung dịch đường 5% :
Khối lượng đường dung dịch 15% chứa 2,5 gam đường :
Khối lượng nước cần dùng :
50 - 16,7 = 33,3 (g)
	Phần thực hành :
- Cân 16,7 gam dung dịch đường 15% rồi cho vào cốc có dung tích 100ml.
- Cho tiếp vào 33,3 gam nước (hoặc 33,3ml) vào cốc. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều, được 50 gam dung dịch đường 5%.
mdd đường 15% 5
 5% 
m nước 0% 10
	Chú ý : Ngoài cách tính toán ở trên đã giới thiệu, chúng tôi giới thiệu cách tính khác để tham khảo khi pha chế dung dịch.
- Theo quy tắc đường chéo (lấy số lớn trừ số nhỏ) ta được kết quả : cứ lấy 2 phần khối lượng nước hoà tan 1 phần khối lượng dung dịch đường 15% ta được dung dịch đường 5% theo yêu cầu pha chế.
	d. Thí nghiệm 4 : Pha chế 50 ml dung dịch natri clorua có nồng độ 1M từ dung dịch natri clorua có nồng độ 2M ở thí nghiệm 2.
	Phần tính toán :
Số mol chất tan (NaCl) có trong 50ml dung dịch 1M cần pha chế
Thể tích dung dịch NaCl 2M trong đó có chứa 0,05 mol NaCl
	Phần thực hành : 
- Đong 25ml dung dịch NaCl 2M cho vào cốc chia độ (ống đong).
- Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml, khuấy đều thu được 50ml dung dịch NaCl 1M.
CM (NaCl) 2M 1
 1M 
CM nước 0M 1
	Chú ý : Ngoài cách tính trên, có thể sử dụng cách tính theo quy tắc đường chéo để pha chế dung dịch :
	- Với kết quả tính toán ở trên, cứ lấy một thể tích dung dịch NaCl 2M hoà với một thể tích nước, dung dịch NaCl thu được có nồng độ 1M.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung
Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước câu trả lời và kết quả đúng : 
	a. Hoà tan 5ml dung dịch axit H2SO4 98% vào 10ml nước cất, 
A. chất tan là nước, dung môi là H2SO4.
B. chất tan là H2SO4, dung môi là nước.
C. cả hai chất nước và H2SO4 vừa là chất tan vừa là dung môi.
D. nước hoặc H2SO4 có thể là chất tan hoặc dung môi.
	b. Dung dịch là hỗn hợp
A. chất rắn trong chất lỏng.
B. chất khí trong chất lỏng.
C. đồng nhất của dung môi và chất tan.
D. đồng nhất của chất rắn trong dung môi.
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Hướng dẫn 
sử dụng đĩa VCD thí nghiệm (kèm sách)
Để xem được nội dung đĩa VCD, thường sử theo các cách dưới đây :
Cách 1 : Sử dụng đầu đĩa VCD, DVD để xem giống như việc xem đĩa VCD ca nhạc hoặc phim
Cách 2 : Sử dụng máy vi tính có ổ đĩa CD, DVD
Thao tác xem trên máy tính thông thường theo các bước sau :
Bước 1 : Cho đĩa VCD vào ổ đĩa, sau đó nhắp đúp (2 lần liên tiếp) chuột trái vào biểu tượng My Computer trên màn hình
Bước 2 : Nhắp đúp chuột trái vào ổ đĩa có chứa đĩa VCD vừa cho vào trước đó
Bước 3 : Nhắp đúp chuột trái vào thư mục MPEGAV
Bước 4 : Khi màn hình hiển thị các đoạn video dưới tên AVSEQ*.DAT, nhắp chuột phải vào đoạn video cần xem, sau đó nhấn chuột trái chọn Open With... (Hình 1)
Hình 1 : Chọn Open With...
Nếu chương trình hiển thị thông báo “Caution”, tiếp tục nhấn chuột trái vào nút Open With...
Khi hiển thị hộp thoại Windows, chọn Select the program from a list, sau đó nhấn nút OK (Hình 2)
Hình 2 : Chọn chương trình xem phim
Bước 5 : Sau khi màn hiển thị hộp thoại Open With chọn chương trình xem phim có sẵn trong Windows là Windows Media Player sau đó nhấn OK để xem phim.
Hình 3 : Chọn chương trình xem phim Windows Media Player
Chú ý : Trong hộp thoại Open With nên tích chọn vào ô trước dòng chữ Always us.... để xem các đoạn video còn lại được thuận tiện hơn.
Mục lục
Nội quy phòng thí nghiệm.........................................................
3
Bài thực hành số 01 : Tính chất nóng chảy của chất, 
tách chất từ hỗn hợp..................................................................
4
Bài thực hành số 02 : Sự lan toả của chất.................................
9
Bài thực hành số 03 : Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học....................................................................................................
15
Bài thực hành số 04 : Điều chế, thu khí oxi và thử tính chất của khí oxi.....................................................................................................
20
Bài thực hành số 05 : Điều chế, thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro..................................................................
25
Bài thực hành số 06 : Tính chất hoá học của nước...................
30
Bài thực hành số 07 : Pha chế dung dịch theo nồng độ............
35
Hướng dẫn sử dụng đĩa VCD thí nghiệm thực hành................
41

Tài liệu đính kèm:

  • docVo thuc hanh lop 8_moi.doc