Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2009-2010

Câu 1. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng?

A . Chỉ khi vật đang đi lên. ; B . Chỉ khi vật đang rơi xuống.

C . Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. ; D . Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

Câu 2. Đơn vị của công suất là :

A . kW. ; B . W. ; C . Mã lực. ; D . Tất cả các đơn vị trên.

Câu 3. Công suất của máy bơm nước là 1000W. Trong 60 giây máy thực hiện một công là :

A . 30000J. ; B . 360000J. ; C . 1000J. ; D . 60000J.

Câu 4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A . Viên đạn đang bay ; B . Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C . Hòn bi đang lăn trên mặt đất. ; D . Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 5. Ném một vật lên cao, động năng giảm. Vì vậy :

A . Thế năng của vật cũng giảm theo. ; B . Thế năng của vật tăng lên.

C . Thế năng của vật không đổi. ; D . Thế năng của vật có thể tăng, có thể giảm.

Câu 6. Khi mũi tên được bắn ra từ chiếc cung, dạng năng lượng nào đã chuyển hoá cho nhau ?

A . Động năng thành thế năng. ; B . Thế năng đàn hồi thành động năng.

C . Thế năng hấp dẫn thành động năng. ; D . Động năng thành thế năng đàn hồi.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/01/2010
Ngày dạy : 27/01/2010
CHƯƠNG III : NHIỆT HỌC
TIẾT 23 : CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp học sinh :
Biết được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là những nguyên tử và phân tử.
Biết được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
2 . Kĩ năng : Vận dụng kiến thức trả lời một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong các hoạt động nhóm. 
II . Chuẩn bị : 
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 19 sgk.
Đối với cả lớp : hai bình chia độ, một bình đựng 50cm3 rượu, một bình đựng 50cm3 nước và tranh vẽ hình 19.3 sgk.
Đối với mỗi nhóm HS : một bình đựng 50cm3 ngô, một bình đựng 50cm3 cát.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 19 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 	
KIỂM TRA 15 PHÚT
Nội dung cần kiểm tra :
+ Công suất.
+ Cơ năng.
+ Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng.
MA TRẬN ĐỀ
 Bậc nhận 
 thức
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 15 : Công suất.
1x0,5đ
1x0,5đ
1x2đ
1đ
2đ
Bài 16 : Cơ năng.
4x0,5đ
1x1,5đ
2x0,5đ
3đ
1,5đ
Bài 17 : Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng.
1x0,5đ
1x1,5đ
1x0,5đ
1đ
1,5đ
Tổng 
3đ
3đ
1,5đ
0,5đ
2đ
5d
5đ
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
A . Trắc nghiệm.
I . Khoanh tròn câu trả lời em chọn :
Câu 1. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng?
A . Chỉ khi vật đang đi lên.	; 	B . Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C . Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.	;	D . Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
Câu 2. Đơn vị của công suất là :
A . kW.	;	B . W.	;	C . Mã lực.	; 	D . Tất cả các đơn vị trên.
Câu 3. Công suất của máy bơm nước là 1000W. Trong 60 giây máy thực hiện một công là :
A . 30000J.	;	B . 360000J.	;	C . 1000J.	; 	D . 60000J.
Câu 4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A . Viên đạn đang bay 	; 	B . Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C . Hòn bi đang lăn trên mặt đất. 	; 	D . Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 5. Ném một vật lên cao, động năng giảm. Vì vậy :
A . Thế năng của vật cũng giảm theo. 	; 	B . Thế năng của vật tăng lên.
C . Thế năng của vật không đổi. 	; 	D . Thế năng của vật có thể tăng, có thể giảm.
Câu 6. Khi mũi tên được bắn ra từ chiếc cung, dạng năng lượng nào đã chuyển hoá cho nhau ?
A . Động năng thành thế năng.	;	B . Thế năng đàn hồi thành động năng.
C . Thế năng hấp dẫn thành động năng.	;	D . Động năng thành thế năng đàn hồi.
II . Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
Cơ năng của vật có được do được gọi là động năng. Động năng của vật khi và khối lượng của vật càng lớn.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật được gọi là
B . Tự luận.
Câu 1. Khi nào một vật có cơ năng? Thế nào là sự bảo toàn cơ năng?	
Câu 2. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được một đoạn đường 400m trong 30 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.	
3 . Bài mới :
Hoạt động học của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe.
- Quan sát thì nghiệm của GV.
+ Dự đoán phương án.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cấu tạo của các chất.
- Đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về cấu tạo các chất theo yêu cầu của GV.
+ Các chất đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt đó là các nguyên tử và phân tử.
- Lắng nghe.
- Quan sát tìm hiểu cấu tạo các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.
- Đọc thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm mô hình theo hướng dẫn của GV.
+ Trả lời câu hỏi của GV hoàn thành C1.
- Thảo luận tìm hiểu và giải thích về sự hụt thể tích khi trộn rượu với nước theo hướng dẫn của GV hoàn thành C2.
 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Lắng nghe.
Hoạt động 4: Vận dụng – Tổng kết.
- Trả lời các câu hỏi phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
+ C4. Thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở bên trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần.
+ C5. Cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV sơ qua các nội dung chính về chương III : Nhiệt Học.
- GV tiền hành thí nghiệm : đổ 50cm3 nước vào 50cm3 rượu như trong sgk.
+ H : Vì sao ta không thu được 100cm3 hỗn hợp nước và rượu? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về cấu tạo các chất.
+ H : Theo nghiên cứu khoa học, các chất được cấu tạo như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại về cấu tạo hạt của vật chất như trong sgk.
- GV hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu về cấu tạo các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.
- Yêu cầu 1HS đọc thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm mô hình.
+ H : Khi trộn 50cm3 ngô với 50cm3 cát ta có thu được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát hay không? Hãy giải thích vì sao?
- Từ giải thích về sự hụt thể tích khi trộn ngô với cát, GV hướng dẫn HS thảo luận giải thích về sự hụt thể tích khi trộn rượu với nước.
+ H : Như vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hay không?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong sgk.
+ H : Vì sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ mỗi ngày một xẹp dần?
+ H : Cá muốn sống phải có không khí. Tại sao cá vẫn sống được ở trong nước?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 20 sgk.
Nội dung ghi bảng :
CHƯƠNG III : NHIỆT HỌC
TIẾT 23 : CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
I . Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
 	Các chất đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt đó là các nguyên tử và phân tử.
II . Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình : sgk.
C1. 
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách :
C2.
Kết luận : Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
III. Vận dụng.
C3. Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, ngược lại các phân tử nước cũng xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
C4. Thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở bên trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần.
C5. Cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA
A . Trắc nghiệm : 5đ.
Phần I. 3đ. Mỗi câu chọn đúng được : 0,5đ.
Câu 1 : D ; 	Câu 2 : D ;	Câu 3 : D;	Câu 4 : C;	Câu 5 : B;	Câu 6 : B
Phần II. 2đ. Mỗi ý đúng được : 0,5đ.
Chuyển động	;	càng lớn	;	vận tốc	;	thế năng đàn hồi
B . Tự luận : 5đ.
Câu 1 : 3đ ; mỗi ý : 1,5đ.
Câu 2 : 2đ.
Tóm tắt : 0,5đ. Có đổi đơn vị.
Tính công của con ngựa : 0,75đ. Nếu không có lời giải hoặc đơn vị thì -0,25đ.
Tính được công suất : 0,5đ (có lời giải, cong thức tính, đơn vị)
Đáp số : 0,25đ.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm > 5
SL 
%
8A1
8A3
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 23.doc