Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 27: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 27: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức : HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.

2. Kỹ năng: HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.

- Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.

- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.

- HS biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.

3. Thái độ:

- Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng tính tổng số đo các góc của một đa giác.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo

- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)

II/ Chuẩn bị GV & HS:

 - GV & HS: bảng phụ, compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.

III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

 

doc 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương I, Tiết 27: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14:	 
Tiết 27: 	 ĐA GIÁC – ĐA GIÁC ĐỀU
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
2. Kỹ năng: HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
HS biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
3. Thái độ: 
Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng tính tổng số đo các góc của một đa giác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II/ Chuẩn bị GV & HS:
	- GV & HS: bảng phụ, compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung chính
Gv: nhắc lại ĐN tứ giác ABCD
Hs:
Gv: yêu cầu hs quan sát hình vẽ 112 => 117. các hình trên là hình đa giác. Đa giác ABCDE là hình ntn?
Gv: giới thiệu cạnh đỉnh của đa giác, sau đĩ làm ?1
Hs:
Gv: nhắc lại ĐN đa giác lồi
Hs:
Gv: hd hs xây dựng khái niệm đa giác lồi:
- Thực hiện ?1 để hiểu đa giác là gì.
- Thực hiện ?2 để hiểu định nghĩa đa giác lồi.
Hs: Hoạt động nhóm thực hiện ?3: Gọi tên đỉnh, đường chéo, góc của đa giác.
Gv: Đa giác có n đỉnh
Xây dựng khái niệm đa giác đều:
- Quan sát hình 120 (SGK) rồi phát biểu định nghĩa đa giác đều.
- Thực hiện ?4 (SGK).
1. Khái niệm về đa giác:
A
B
C
D
E
* Đa giác ABCD là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
* Định nghĩa: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
* Chú ý: SGK
2. Đa giác đều:
Tam giác đều Hình vuông lục giác đều
 (tứ giác đều)
* Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
- Khái niệm đa giác, đa giác lồi, đa giác đều.
- BT2 (SGK):
a) Hình thoi có tất cả các cạnh bằng nhau nhưng các góc có thể không bằng nhau nên hình thoi không buộc phải là đa giác đều.
A
B
C
D
E
F
G
H
1200
600
b) Hình chữ nhật có tất cả các góc bằng nhau nhưng các cạnh có thể không bằng nhau nên hình chữ nhật không buộc phải là đa giác đều.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 BT3 (SGK):
ABCD là hình thoi, nên .
 là tam giác đều nên , .
Vậy EBFGDH có tất cả các góc bằng nhau.
EBFGDH cũng có tất cả các cạnh bằng nhau (bằng nữa cạnh hình thoi)
Vậy EBFGDH là một lục giác đều.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Xem lại bài.
- Làm bài tập 4, 5 (SGK).
-Chuẩn bị: “ Diện tích hình chữ nhật”
Tuần 14:	
Tiết 28: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : _Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
_Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
- Thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học, vận dụng toán học, sử dụng công cụ (đo,vẽ hình)
II/ Chuẩn bị GV & HS:
	- GV & HS: compa, thước thẳng có chia khoảng, êke.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học: 
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*KTBC:- Sửa các bài tập 4, 5 trang 115
-Tính tổng số đo các góc trong của một đa giác lồi nếu số cạnh là 12, 2002
-Tìm số đường chéo của hình 8 cạnh, 10 cạnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung chính
?1 Xem hình 121 trang 116
a/ ctích hình A bằng diện tích hình B
b/ Diện tích hình D gồm 8 ô vuông, còn diện tích hình C gồm 2 ô vuông (đặt hình C lên hình D)
® Diện tích hình D gấp hai lần diện tích hình C
c/ Diện tích hình C gồm hai ô vuông, còn diện tích hình E gồm 8 ô vuông (đặt hình C lên hình E)
® Diện tích hình C bằng diện tích hình E ® phân hoạch theo cách nào cũng cho 1 kết quả.
Diện tích đa giác ABCDE được kí hiệu là hoặc S (nếu không sợ bị nhầm lẫn)
1/ Khái niệm diện tích đa giác
Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
Diện tích đa giác có các tính chất sau :
a/ Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
b/ Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó.
c/ Nếu chọn hình vuông làm đơn vị đo diện tích có cạnh bằng 1cm, 1dm, 1m ... thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2, 1dm2, 1m2. 
Học sinh thừa nhận định lý
Nếu a = 3,2cm; b = 1,7cm thì :
S = a.b = 3,2 .1,7 = 5,44 (cm2)
?2 Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật hãy suy ra công thức tính diện tích hình vuông, hình tam giác vuông.
Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh bằng nhau 
® Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh
Diện tích tam giác vuông bằng một nửa diện tích hình chữ nhật.
?3 Hình chữ nhật được chia thành hai tam giác vuông bằng nhau (không có điểm trong chung) nên diện tích tam giác vuông bằng một nửa diện tích hình chữ nhật.
2/ Công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
S = a.b
(S là diện tích
 a là chiều dài
 b là chiều rộng 
của hình chữ nhật)
3/ Công thức tính diện tích hình vuông, hình tam giác vuông.
- Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó.
S = a2
- Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích của các cạnh góc vuông.
S = 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Bài 6 trang 118
Diện tích hình chữ nhật là S = ab
a/ Nếu chiều dài tăng 2 lần thì S’ = 2ab = 2S. Vậy diện tích tăng 2 lần.
b/ Nếu chiều dài tăng 3 lần, chiều rộng tăng 3 lần thì S’ = 3a3b = 9ab = 9S. Vậy diện tích tăng 9 lần.
c/ Nếu chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần thì S’ = 4aab = S. Vậy diện tích không thay đổi.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Diện tích cửa sổ : 1 . 1,6 = 1,6 m2
Diện tích cửa ra vào : 2 . 1,2 = 2,4 m2
Diện tích nền nhà : 4,2 . 5,4 = 22,68 m2
Diện tích các cửa bằng : . Vậy gian phòng không đạt chuẩn về ánh sáng.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Xem lại bài.
- Làm BT 8 (SGK).
Chuẩn bị: “ Luyện tập “

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_i_tiet_27_da_giac_da.doc