Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắt để viết chương trình, câu lệnh.

- Biết ngôn ngữ lập trình gồm có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra.

2. Phẩm chất:

 - Nghiêm túc, hứng thú với học tập.

3: Định hướng năng lực cần phát triển cho HS:

- Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực giải quyết vấn đề

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính.

2. HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2021-2022 - THCS Thượng Mỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/9/2021
TÊN BÀI DẠY 
LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Môn: Tin học; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Từ tiết 3-4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắt để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra.
2. Phẩm chất:
	- Nghiêm túc, hứng thú với học tập.
3: Định hướng năng lực cần phát triển cho HS:
Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực giải quyết vấn đề
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính.
2. HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu
a.Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b.Nội dung: Trò chơi, gợi mở
c.Sản phẩm: Hs hoàn thành trên quizizz
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
 - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắt để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra.
Nội dung, tổ chức thực hiện và sản phẩm:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Ví dụ về chương trình
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực nhận biết.
HS quan sát hình 1.6 SGK
? Chương trình gồm bao nhiêu câu lệnh
Tên của chương trình là gì?
Công cụ có sẵn nào được sử dụng trong chương trình?
Dòng chữ nào được in ra trên màn hình?
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì ?
Câu lệnh được viết từ những kí tự nhất định. Kí tự này tạo thành bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
- Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Vậy ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các kí tự và kí hiệu được viết theo một quy tắt nhất định.
- Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắt, chương trình dịch sẽ nhận biết được và thông báo lỗi.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu từ khoá và tên của chương trình.
- Từ khóa là những từ như thế nào?
- Các từ như: Program, Uses, Begin gọi là các từ khoá.
- Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình.
- Ngoài từ khoá, chương trình còn có tên của chương trình.
- Đặt tên chương trình phải tuân theo những quy tắt nào?
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình.
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về ngôn ngữ lập trình.
Giáo viên giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Khi khởi động TP màn hình có dạng sau:
- Giới thiệu các bước cơ bản để HS làm quen với môi trường lập trình.
HS quan sát
HS trả lời
Chương trình gồm có 5 câu lệnh. Mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo thành từ các chữ cái.
- Sau khi chạy chương trình này thì máy tính sẽ in ra màn hình dòng chữ “Chao cac ban”.
Trả lời theo ý hiểu
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình bao gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác, dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy.
Hs trả lời theo ý hiểu.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Hs trả lời theo ý hiểu
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Khi đặt tên cho chương trình cần phải tuân theo những quy tắt sau:
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắt viết các lệnh tạo thành một chương trinh hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
Ví dụ: Hình 6 dưới đây là một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Sau khi dịch, kết quả chạy chương trình là dòng chữ "Chao Cac Ban" được in ra trên màn hình. 
3. Từ khoá và tên
+ Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích do ngôn ngư lập trình quy định.
+ Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt theo quy tắc lập trình. 
+ Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau. 
+ Tên không được trùng với các từ khóa.
4. Cấu trúc của một chương trình Pascal
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
1, Khởi động chương trình TP
2, Màn hình TP xuất hiện
3, Từ bàn phím soạn chương trình như trong Word.
4, Sau khi soạn thảo xong nhấn Alt+F9 để dịch chương trình.
5, Để chạy chương trình nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9.
3.Hoạt động luyện tập.
a.Mục tiêu: 
Củng cố lại kiến thức đã học.
b.Phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
c. Định hướng năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
? Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
 Từ khoá là gì? Cho ví dụ?
4.Hoạt động vận dụng.
a.Mục tiêu: 
Củng cố lại kiến thức đã học.
b.Phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
c. Định hướng năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
?Tại sao người ta lại phải viết chương trình để điều khiển máy tính?
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
a.Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng, khái quát nội dung đã học,
b.Phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
c. Định hướng năng lực: Năng lực thực nghiệm, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, em hãy tìm hiểu và kể tên một số ngôn 
ngữ đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_8_bai_2_lam_quen_voi_chuong_trinh_va.doc