Giáo án môn Thể dục Lớp 8 - Tiết 65: Ôn giai đoạn chạy đà giậm nhảy, đá lăng. Học kĩ thuật trên không, tiếp đất. Trò chơi do GV chọn

Giáo án môn Thể dục Lớp 8 - Tiết 65: Ôn giai đoạn chạy đà giậm nhảy, đá lăng. Học kĩ thuật trên không, tiếp đất. Trò chơi do GV chọn

I. MỤC TIÊU.

1. Năng lực.

1.1.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động quan sát GV hướng dẫn và thực hiện động tác, nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập theo yêu cầu của giáo viên.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, đá lăng, kĩ thuật trên không, tiếp đất. Trò chơi do GV chọn

 - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tích cực vận động tập luyện các bài tập.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.

- Chăm chỉ: Học sinh chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập

- Trách nhiệm, nhân ái: Học sinnh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện.

 

docx 10 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Thể dục Lớp 8 - Tiết 65: Ôn giai đoạn chạy đà giậm nhảy, đá lăng. Học kĩ thuật trên không, tiếp đất. Trò chơi do GV chọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2022
Ngày dạy: 12/4- 16/4/2022
CHỦ ĐỀ 9: NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA ( TIẾT 2)
Tiết 65: Ôn giai đoạn chạy đà giậm nhảy, đá lăng. Học kĩ thuật trên không, tiếp đất.
 Trò chơi do GV chọn 
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực.
1.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động quan sát GV hướng dẫn và thực hiện động tác, nhiệm vụ học tập. 
 	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn trong tập luyện. 
- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, đá lăng, kĩ thuật trên không, tiếp đất. Trò chơi do GV chọn 
 - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tích cực vận động tập luyện các bài tập.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
- Chăm chỉ: Học sinh chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập
- Trách nhiệm, nhân ái: Học sinnh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Đối với giáo viên : Còi, đệm xà, cột. 
2. Đối với học sinh : Chuẩn bị trang phục, vệ sinh sân bãi, thiết bị học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
* Nội dung:
1. Nhận lớp:
2. Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, khuỷu, gối,...Ép ngang, ép dọc.
- Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đá cao gót. Tại chỗ đá lăng. Đà 1- 3 bước đá lăng.
3. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách đo đà và chạy đà và điều chỉnh đà của nhảy cao bước qua.
* Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
- GV di chuyển và quan sát, chỉ dẫn nhắc nhở HS khởi dộng kĩ các khớp. 
GV gọi 1- 2 HS lên thực lên kiểm tra. GV nhận xét đánh giá.
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp học cho GV.
- HS chạy khởi động nhẹ nhàng trên sân > xếp hàng ngang theo đội hình dãn cách.
- HS tích cực, chủ động tham gia khởi động.
- HS đại diện lên thực hiện và trả lời. HS khác quan sát, nhận xét, chia sẻ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
*Nội dung:
- Giới thiệu giai đoạn trên không và tiếp đất: Phối hợp 4 giai đoạn thực hiện mức xà thấp: Đà 1- 3 bước đà
 Giai đoạn trên không: Cần nhanh chóng hạ chân lăng xuống phía bên kia xà. Thân thả về phía trước để chân giậm nhảy có thể nâng lên.
Giai đoạn tiếp đất: Khi cơ thể đã qua được xà, chuẩn bị tiếp đất bằng chân lăng, sau đó là chân giậm nhảy. Gối trùng để giảm lực, hạ thấp trọng tâm.
*Sản phẩm: HS hình thành được các giai đoạn của nhảy cao. 
- GV giới thiệu nói qua giai đoạn trên không và tiếp đất, làm mẫu cả 4 giai đoạn. GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
GV cho HS thực hiện 1- 2 lần 4 giai đoạn ở mức xà thấp để hình thành 2 giai đoạn trên không và tiếp đất.
GV quan sát, chốt kĩ thuật cần thực hiện.
- HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên.
- HS tập luyện động tác theo định hướng của GV 
HS thực hiện nhảy 1- 2 lần 	
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Nội dung: 
1. Ôn luyện các giai đoạn của nhảy cao bước qua. 
- Tập kĩ thuật chạy đà- giậm nhảy đá lăng với xà: Đà 3 - 5 bước: 2L.
- Phối hợp chạy đà – giậm nhảy – trên không tiếp đất từ mức xà 60cm trở lên. Đà 3- 5 – 7 bước. 
*Sản phẩm: HS thực hiện được các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất của nhảy cao bước qua. 
2. Trò chơi: Nhảy lò cò phát triển sức mạnh của chân. 
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập 
- Quan sát, nhắc nhở học sinh tập luyện.
- Sửa sai cho học sinh.
- GV đánh giá kết quả thực hiện của HS. 
GV nêu yêu cầu và giao cho HS tổ chức chơi trò chơi thi các tổ. 
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tập luyện theo theo nhóm.
- Nhóm trưởng, tổ trưởng điều hành
HS thực hiện đo đà vào xà, điều chỉnh đà. Thực hiện theo đội hình nước chảy.
- HS lần lượt thực hiện.
- Các tổ thi đấu trò chơi với nhau, tổ nào thua tổ đó phải đứng lên ngồi xuống 10 lần. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
*Nội dung: Vận dụng vào hàng ngày tập các động tác bổ trợ, tập tại chỗ bật cao 2 chân
*Sản phẩm: HS chủ động tích cực, vận dụng các bài tập phù hợp với bản thân để rèn luyện thân thể hàng ngày.
- GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tế. 
HS lĩnh hội kiến thức cần thực hiện. 
Rút kinh nghiệm bài học. vận dụng vào thực tế. 
E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 
2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. 
3. Xuống lớp
- Học sinh tự thả lỏng
- Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. 
- HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao.
Ngày soạn: 10/4/2022
Ngày dạy: 12/4- 16/4/2022
CHỦ ĐỀ 9: NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA ( TIẾT 3)
Tiết 66: Ôn các giai đoạn chạy đà giậm nhảy, trên không, tiếp đất. Một số điểm luật cơ bản
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực.
1.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động quan sát GV hướng dẫn và thực hiện động tác, nhiệm vụ học tập. 
 	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn trong tập luyện. 
- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, đá lăng, kĩ thuật trên không, tiếp đất. Hiểu và vận dụng được một số điều luật cơ bản của nhảy cao. 
 - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tích cực vận động tập luyện các bài tập.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
- Chăm chỉ: Học sinh chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập
- Trách nhiệm, nhân ái: Học sinnh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Đối với giáo viên : Còi, đệm xà, cột. 
2. Đối với học sinh : Chuẩn bị trang phục, vệ sinh sân bãi, thiết bị học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
* Nội dung:
1. Nhận lớp:
2. Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, khuỷu, gối,...Ép ngang, ép dọc.
- Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đá cao gót. Tại chỗ đá lăng. Đà 1- 3 bước đá lăng.
3. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện các giai đoạn của nhảy cao bước qua
* Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
- GV di chuyển và quan sát, chỉ dẫn nhắc nhở HS khởi dộng kĩ các khớp. 
GV gọi 1- 2 HS lên thực lên kiểm tra. GV nhận xét đánh giá.
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp học cho GV.
- HS chạy khởi động nhẹ nhàng trên sân > xếp hàng ngang theo đội hình dãn cách.
- HS tích cực, chủ động tham gia khởi động.
- HS đại diện lên thực hiện. HS khác quan sát, nhận xét, chia sẻ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
*Nội dung:
- Giới thiệu một số điều luật.
1. Mức xà khởi điểm và các mức xà nâng lên cao theo điều lệ thi đấu do Ban Trọng Tài qui định và phải thông báo trước cho VĐV biết . 
2. VĐV có quyền bắt đầu nhảy ở bất kỳ mức xà nào theo điều lệ thi đấu qui định .
+ Khi còn 2 đến 4 VĐV, thì tiếp tục nhảy đến khi chọn một VĐV vô địch . Lúc này mức xà nâng lên tối thiểu là 2 cm . 
+ Nếu chỉ còn 1 VĐV thì mức xà được nâng lên theo yêu cầu của vận động viên và cho đến khi VĐV không nhảy nữa thì thôi  
3. Nếu cuộc thi đấu đã tiến hành nhảy lần thứ nhất hay thứ hai thì VĐV mới có mặt thì VĐV đó chỉ có quyền nhảy các lần còn lại của mình (1 hay 2 lần ở mức xà đó ). 
Mỗi mức xà VĐV có quyền nhảy 3 lần theo thứ tự thi đấu . 
VĐV không nhảy mức xà đầu có quyền nhảy mức xà sau . 
Nếu lần nhảy thư nhất và thứ hai không qua xà mà vận động viên không nhảy tiếp mức xà đó ; thì ở mức xà sau VĐV chỉ có quyền nhảy tiếp bằng số lần còn lại ở mức xà trước . Nếu nhảy không qua VĐV đó bị loại. 
4. Người đứng thứ nhất trong môn nhảy cao là vận động viên nhảy qua mức xà cao nhất. 
- Nếu có hai VĐV cùng đạt một thành tích thì xác định thứ hạng tuần tự theo các điểm sau : 
VĐV xếp thứ nhất là người nhảy ít lần nhất ở mức xà cuối cùng . 
- Nếu theo cách tính điểm trên mà số lần nhảy vẩn bằng nhau thì VĐV nào có số lần nhảy hỏng ít nhất trong toàn bộ cuộc thi thì xếp thứ hạng cao hơn . 
- Nếu vẫn bằng nhau nữa thì trọng tài cho nhảy lại, VĐV qua mức xà mà các VĐV khác không qua xếp hạng trên . 
5. Không công nhận thành tích : 
+ Thành tích nhảy cao không được công nhận khi giậm nhảy bằng hai chân . 
+ Lần nhảy coi như bị hỏng khi bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể chạm làm rơi xà , hay chưa qua xà mà chạm cát ở điểm rơi, mứt xốp trong hố nhảy hay chạy qua dưới
*Sản phẩm: HS hiểu được các điều luật cơ bản của nhảy cao. 
- GV giới thiệu một số điều luật cơ bản cho HS biết, cần nắm được kiến thức cơ bản.
- HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên.
- HS có thể trao đổi với GV để hiểu thêm luật, rõ hơn. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Nội dung: 
1. Ôn luyện các giai đoạn của nhảy cao bước qua. 
- Tập kĩ thuật chạy đà- giậm nhảy đá lăng với xà: Đà 3 - 5 bước: 2L.
- Phối hợp chạy đà – giậm nhảy – trên không tiếp đất từ mức xà 60cm trở lên. Đà 3- 5 – 7 bước, nâng dần mức xà. 
*Sản phẩm: HS thực hiện được các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất của nhảy cao bước qua. Nâng cao mức xà rèn luyện kĩ thuật. 
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập 
- Quan sát, nhắc nhở học sinh tập luyện.
- Sửa sai cho học sinh.
- GV đánh giá kết quả thực hiện của HS. 
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tập luyện theo theo nhóm.
- Nhóm trưởng, tổ trưởng điều hành
HS thực hiện theo đội hình nước chảy.
Nâng dần mức xà.
HS nữ nhảy trước, nam nhảy sau. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
*Nội dung: Vận dụng vào hàng ngày tập các bài tập thể lực nhảy bật cao tại chỗ 10- 15 lần. ..
*Sản phẩm: HS chủ động tích cực, vận dụng các bài tập phù hợp với bản thân để rèn luyện thân thể hàng ngày.
- GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tế. 
HS lĩnh hội kiến thức cần thực hiện. 
Rút kinh nghiệm bài học. vận dụng vào thực tế. 
E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 
2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. 
3. Xuống lớp
- Học sinh tự thả lỏng
- Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. 
- HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao.
Ngày soạn: 10/4/2022
Ngày dạy: 12/4- 16/4/2022
CHỦ ĐỀ 9: NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA ( TIẾT 4)
Tiết 67: Ôn luyện các giai đoạn nhảy cao kiểu bước qua. Đấu tập.
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực.
1.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động quan sát GV hướng dẫn và thực hiện động tác, nhiệm vụ học tập. 
 	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn trong tập luyện. 
- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được các giai đoạn nhảy cao kiểu bước qua. Vận dụng được một số điều luật cơ bản của nhảy cao vào đấu tập. 
 - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tích cực vận động tập luyện các bài tập.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
- Chăm chỉ: Học sinh chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập
- Trách nhiệm, nhân ái: Học sinnh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Đối với giáo viên : Còi, đệm xà, cột, thước đo. 
2. Đối với học sinh : Chuẩn bị trang phục, vệ sinh sân bãi, thiết bị học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
* Nội dung:
1. Nhận lớp:
2. Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, khuỷu, gối,...Ép ngang, ép dọc.
- Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đá cao gót. Tại chỗ đá lăng. Đà 1- 3 bước đá lăng.
3. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện các giai đoạn của nhảy cao bước qua
* Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
- GV di chuyển và quan sát, chỉ dẫn nhắc nhở HS khởi dộng kĩ các khớp. 
GV gọi 1- 2 HS lên thực lên kiểm tra. GV nhận xét đánh giá.
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp học cho GV.
- HS chạy khởi động nhẹ nhàng trên sân > xếp hàng ngang theo đội hình dãn cách.
- HS tích cực, chủ động tham gia khởi động.
- HS đại diện lên thực hiện. HS khác quan sát, nhận xét, chia sẻ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Đã thực hiện ở tiết 66 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Nội dung: 
1. Ôn luyện các giai đoạn của nhảy cao bước qua. 
- Phối hợp chạy đà – giậm nhảy – trên không tiếp đất từ mức xà 60cm trở lên. Đà 3- 5 – 7 bước, nâng dần mức xà. 
2. Đấu tập, nâng cao mức xà. 
*Sản phẩm: HS thực hiện được các giai đoạn của nhảy cao bước qua. Nâng cao mức xà rèn luyện kĩ thuật. 
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập 
- Quan sát, nhắc nhở học sinh tập luyện.
- Sửa sai cho học sinh.
- GV đánh giá kết quả thực hiện của HS. 
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tập luyện theo theo nhóm.
- Nhóm trưởng, tổ trưởng điều hành
HS thực hiện theo đội hình nước chảy.
Nâng dần mức xà.
HS nữ nhảy trước, nam nhảy sau. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
*Nội dung: Vận dụng vào hàng ngày tập các bài tập thể lực nhảy bật cao tại chỗ 10- 15 lần. ..
*Sản phẩm: HS chủ động tích cực, vận dụng các bài tập phù hợp với bản thân để rèn luyện thân thể hàng ngày.
- GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tế. 
HS lĩnh hội kiến thức cần thực hiện. 
Rút kinh nghiệm bài học. vận dụng vào thực tế. 
E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 
2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. 
3. Xuống lớp
- Học sinh tự thả lỏng
- Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. 
- HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_the_duc_lop_8_tiet_65_on_giai_doan_chay_da_giam.docx