Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 18: Vận chuyển máu của hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn

Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 18: Vận chuyển máu của hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn

I/Mục tiêu:

1,Kiến thức:

+ Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

+ Chỉ ra được tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch.

2,Kỹ năng:

Kỹ năng ra quyết định có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân gây hại đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa sức.

Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc sgk,quan sát sơ đồ để tìm hiểu sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là động lực vận chuyển máu qua hệ mạch.

3.Thái độ:

Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và có ý thức rèn luyện tim mạch.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 18: Vận chuyển máu của hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 Ngày soạn: 22/10/2010	Võ Văn Chi
VẬN CHUYỂN MÁU CỦA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I/Mục tiêu:
1,Kiến thức:	
+ Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
+ Chỉ ra được tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch.
2,Kỹ năng:	
Kỹ năng ra quyết định có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân gây hại đờng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa sức.
Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin khi đọc sgk,quan sát sơ đờ để tìm hiểu sự hoạt đợng phới hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là đợng lực vận chuyển máu qua hệ mạch.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và có ý thức rèn luyện tim mạch.
II/CÁC P PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Dạy học nhóm;-Thực hành thí nghiệm;-Trực quan;-Tranh luận tích cực.
II/Đồ dùng dạy học:
Tranh 18.1 phóng to. Bảng trang 18 SGK , vở bài tập sinh 8.
III/Hoạt động dạy học:
*Kiểm tra:
+ Trình bày cấu tạo của tim? Cho biết chu kỳ của tim?
+ Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch có cấu tạo và chức năng như thế nào?
*Bài mới: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn trong hệ mạch? -> Nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: SỰ VẬN CHUYỂN MÁU VÀ HỆ MẠCH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Kết luận
Lực chủ yếu để máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
Huết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển qua được tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
Huyết áp là gì? Tại sao nói huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe?
Vận tốc máu ở động mạch, ở tĩnh mạch khác nhau do đâu?
GV cho cả lớp thảo luận à GV đánh giá kết quả từng nhóm đồng thời bổ sung kiến thức: Thông báo kiến thức chuẩn.
Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 59.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án.
Các nhóm bổ sung.
Rút ra kết luận.
Kết luận 1:
Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ:
Lực đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc của máu.
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.
Ở động mạch: Vận tốc máu lớn, thành mạch co giãn.
Ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ co bóp của các cơ quanh thành mạch.
Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
Van một chiều.
HOẠT ĐỘNG 2: VỆ SINH TIM MẠCH
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Kết luận
Hãy chỉ ra tác nhân gây hại chon tim mạch?
Em đã gặp người bệnh tim mạch chưa? Người ấy có biểu hiện gì?
Cho các nhóm thảo luận liên hệ thực tế à giáo viên đánh giá và bổ sung kiến thức.
Cần bảo vệ tim mạch bằng cách nào? Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch? 
Liên hệ kế hoạch rèn luyện tim mạch của bản thân và gia đình , bạn bè?
Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 59, ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án à các nhóm bổ sung.
HS nghiên cứu thông tin bảng 8 trang 59 à trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày à lớp bổ sung à rút ra kết luận
Kết luận 2:
a.Các tác nhân gây hại cho tim mạch.
-Khuyết tật tim phổi.
-Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao.
-Chất kích thích, thức ăn nhiều mỡ động vật.
-Luyện tập thể dục thể thao quá sức.
-Một số vi rút , vi khuẩn.
B.Biện pháp bảo vệ – rèn luyện:
-Tránh các tác nhân gây hại.
-Tạo cuộc sống thoải mái, vui vẻ.
-Rèn luyện thân thể thường xuyên. Nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể
Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận SGK.
IV/Kiểm tra – Đánh giá:
1,Trả lời câu hỏi 1 và 4 SGk trang 60.
2.Khoanh tròn đầu những câu có nội dung đúng nhất
*Huyết áp cao nhất là ở:
A. động mạch	B. động mạch chủ 	C. động mạch nhỏ	D. tĩnh mạch chủ
2.Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là:
A. Do lớn tuổi nên động mạch sơ cứng	C. Lao động nặng, lo lắng hồi hộp	
B. Do ăn mặn , ăn nhiều thịt nhiều mỡ động vật D. Cả A,B,C
*Huyết áp là gì? Tại sao nói huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe?
V/Dặn dò:
Học bài theo nội dung đã ghi.
Làm các bài tập trang 46,47,48 vở bài tập sinh 8.
Đọc em có biết.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương I,II,III.
Giờ sau kiểm tra 1 tiết ( chuẩn bị đầy đủ giấy bút dụng cụ)

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc