Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 12: Thực hành: Tập băng bó và sơ cứu cho người bị gãy xương

Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 12: Thực hành: Tập băng bó và sơ cứu cho người bị gãy xương

I. Mục tiêu:

1. KIẾN THỨC:

2. Rèn luyện thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương.

Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy.

Có ý thức bảo vệ bộ xương tránh va chạm gãy xương.

KỸ NĂNG:

Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ ứu băng bó khi gãy xương.

Kỹ năng hợp tác trong thực hành.

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc sgk,quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.

II/CÁC P PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

Đóng vai;-Trực quan;-Dạy học nhóm;

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 năm 2010 - Tiết 12: Thực hành: Tập băng bó và sơ cứu cho người bị gãy xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12: ngày soạn: 30/9/2010	Võ Văn Chi
THỰC HÀNH: TẬP BĂNG BÓ VÀ SƠ CỨU CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG.
Mục tiêu:
KIẾN THỨC:
Rèn luyện thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương.
Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy.
Có ý thức bảo vệ bộ xương tránh va chạm gãy xương.
KỸ NĂNG:
Kỹ năng ứng phó với các tình huớng để bảo vệ bản thân hay tự sơ ứu băng bó khi gãy xương.
Kỹ năng hợp tác trong thực hành.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin khi đọc sgk,quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
II/CÁC P PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Đóng vai;-Trực quan;-Dạy học nhóm;
Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị: 
Nẹp – băng y tế – dây vải – bông
 + Tranh ảnh về tai nạn giao thông.
+ Băng hình giới thiệu về cách sơ cứu và băng bó cố định.
Học sinh chuẩn bị:
Mỗi nhóm 4-5 em có:
Hai thanh nẹp dài 30cm-40cm,rộng 4cm-5cm.
Nẹp bằng gỗ bào nhẵn dày chừng 0,6-1cm.Hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
Bốn cuộn băng y tế,mỗi cuộn dài 2m nếu không có thì dùng vải sạch(xé vải rộng chừng 4-5cm khâu lại thành băng dài 2m.
Bốn miếng vải sạch kích thước 20x40cm hoặc thay bằng gạc y tế. 
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra : 	+ Kiểm tra các dụng cụ học sinh chuẩn bị
Bài mới: GV giới thiệu 1 số tranh ảnh về gãy xương tay - chân ở tuổi học sinh -> các em cần biết cách sơ cứu và băng bó cố định chỗ gãy.
HOẠT ĐỘNG 1: NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương?
Vì sao gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
Để bảo vệ xương,khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điều gì?
Khi gặp người bị gãy xương chúng ta có nên nắn lại chổ xương gãy không?vì sao?
Trao đổi nhóm - > thống nhất câu trả lời 
– Đại diện nhóm trình bày đáp án
– Các nhóm bổ sung -> Rút ra kết luận.
Kết luận 1: 
Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
Khi gãy xương phải sơ cứu tại chỗ – Không được nắn bóp bừa bãi.
Cần thao tác sau:
+Đặt nạn nhân nằm yên.
+Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
Tiến hành sơ cứu.
HOẠT ĐỘNG 2: TẬP SƠ CỨU BĂNG BÓ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
GV làm mẫu – học sinh quan sát.
Hướng dẫn học sinh băng bó.
Gọi đại diện nhóm lên kiểm tra.
Cho các nhóm tập nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau
 – gv chọn 3 nhóm làm đúng – đẹp nhất.
Đánh giá rút kinh nghiệm cho các nhóm khác
Em cần làm gì khi tham gia giao thông? Lao động? Vui chơi tránh cho mình và người khác không gãy xương?
Các nhóm nghiên cứu SGK quan sát thao tác giáo viên.
Tiến hành tập băng bó.
Học sinh tự hoàn thiện các thao tác – ghi vào vở theo ý mình.
Rút kinh nghiệm.
Chọn các thao tác chuẩn.
Kết luận 2:
Sơ cứu:
 Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ gãy xương.
Lót vải mềm gấp dày các chỗ đầu xương.
Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ gãy xương.
Băng cố định :
Xương tay: Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay.
Làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
Kiểm tra – Đánh giá:
Đánh giá chung giờ thực hành – ưu – khuyết.
Cho điểm các nhóm thực hiện tốt.
Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 bảng thu hoạch.
Phê bình – nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
Hướng dẫn dọn vệ sinh lớp.
Dặn dò:
Về nhà tập thao tác băng bó gãy xương – giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
Đọc và nghiên cứu bài ( Máu và môi trường trong cơ thể)
Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập sinh 8 trang 32,33theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc