Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2006-2007

HĐ1: KTBC- TCTHHT

*KTBC:

- Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật? BT 21.1, 21.2.

- Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?

*TCTHHT: Ta đã biết nhiệt năng của vật được truyền từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt , đó là dẫn nhiệt.

HĐ2: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 thí nghiệm. Tìm hiểu đồ dùng TN, cách tiến hành TN.

- Gọi 1 HS nêu tên dụng cụ TN, cách tiến hành TN.

- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm, qs hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm trả lời C1,C2,C3.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	 Ngày 7/03/07
Tiết 25 	Bài 22
Dẫn nhiệt
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
2. Kĩ năng: Quan sát hiện tượng vật lý.
3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết khám phá thể giới xung qunh.
III- CHUẨN BỊ:
1 đèn cồn, 1 giá TN
1 thanh đồng có gắn các đinh a,b,c,d,e bằng sáp H22.1. Các đinh kích thước như nhau.
Bộ TN H22.2. Lưu ý gắn đinh ở 3 thanh khoảng cách như nhau.
1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm:
+ ống 1: có sáp ở đáy ống
+ ống2: trên nút ống nghiệm bằng cao su hoặc nút bấc có 1 que nhỏ trên có gắn cục sáp.
1 khay đựng khăn ướt.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
5p
10p
20p
8p
HĐ1: KTBC- TCTHHT
*KTBC:
- Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật? BT 21.1, 21.2.
- Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?
*TCTHHT: Ta đã biết nhiệt năng của vật được truyền từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt , đó là dẫn nhiệt.
HĐ2: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt.
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 thí nghiệm. Tìm hiểu đồ dùng TN, cách tiến hành TN..
- Gọi 1 HS nêu tên dụng cụ TN, cách tiến hành TN.
- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm, qs hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm trả lời C1,C2,C3.
GV lưu ý HS khi tiến hành xong TN, tắt đèn cồn đúng kĩ thuật, dùng khăn ướt đắp lên thanh đồng, tránh bỏng.
- Gọi 1,2 HS mô tả hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi C1 đến C3.GV sửa chữa nếu cần.
GV thông báo: sự truyền nhiệt năng như trong TN trên gọi là sự dẫn nhiệt.
- Dẫn nhiệt là gì?
- Yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ có sự dẫn nhiệt .
HĐ3: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất
GV: Các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không? ( ví dụ đồng, nhôm, thuỷ tinh là các chất rắn khác nhau có dẫn nhiệt giống nhau không; chất lỏng và chất khí có dẫn nhiệt như chất rắn không?
GV: giới thiệu dụng cụ TN (H22.2) và cách tiến hành TN, yêu cầu HS dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành TN.
- Yêu cầu HS tiến hành TN, GV lưu ý cách gắn đinh bằng sáp lên 3 thanh: khoảng cách gắn đinh lên 3 thanh phải như nhau. HS quan sát hiện tượng xảy ra thảo luận trả lời C4, C5.
GV: chúng ta vừa kiểm tra tính dẫn nhiệt của chất rắn. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt như thế nào?
- Chúng ta làm TN kiểm tra tính dẫn nhiệt của nước.
GV tiến hành TN (H22.3),lưu ý là trong TN này sẽ đun nóng nước ở miệng ống và xem nước có truyền nhiệt xuống miếng sáp đặt ở đáy ống không. 
Yêu cầu HS qs hiện tượng trả lời câu C6. GV có thể cho vài HS kiểm tra phần dưới ống nghiệm ( không đốt) bằng cách sờ tay vào ống nghiệm thấy không nóng.
Điều đó chứng tỏ gì?
- Tương tự chúng ta tiến hành TN kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí (H22.4).
- Qua hiện tượng quan sát được- chứng tỏ điều gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?
GV thông báo: chất khí còn dẫn nhiệt kém hơn cả chất lỏng.
HĐ4: Vận dụng
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận trước lớp, chọn câu trả lời đúng.
- Qua câu C9 các em hãy vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Với câu 12, GV gợi ý cho HS trả lời:Về mùa rét t0 cơ thể so với t0 của kim loại như thế nào? Như vậy nhiệt sẽ được truyền từ cơ thể vào kim loại. Dựa vào tính dẫn nhiệt của kim loại, HS tự giải thích tiếp.
- Qua bài học hôm nay các em rút ra được kết luận gì cần ghi nhớ?
- Nếu còn thời gian cho HS đọc “ Có thể em chưa biết” và cho biết bản chất của sự dẫn nhiệt. 
-HS1 trả lời câu hỏi của GV.
- HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét.
- HS: tìm hiểu cách bố trí TN.
+Dụng cụ TN: cần 1 giá TN, 1 thanh đồng có gắn đinh bằng sáp ở các vị trí khác nhau, 1 đèn cồn.
+ Cách tiến hành: đốt nóng một đầu thanh đồng- quan sát hiện tượng.
- Các nhóm tiến hành TN, quan sát. Sau khi qs TN, các nhóm thảo luận trả lời C1,C2,C3.
- Yêu cầu HS nêu được hiện tượng xảy ra:
C1: nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Các đinh rơi theo thứ tự từ a, b, c,d, e
C3: Nhiệt được truyền dần từ đầu A đến đầu B.
-HS: sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác gọi là sự dẫn nhiệt.
-HS: Để một chiếc thìa kim loại vào cốc nước nóng, ta thấy chiếc thìa nóng lên.
-HS: nêu dự đoán 
- HS tiến hành TN, qs hiện tượng nêu được: 
C4: các đinh gắn ở đầu các thanh không rơi xuống cùng một lúc.Hiện tượng này chứng tỏ các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
HS mô tả dụng cụ TN. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi tiến hành TN .
HS có thể thắc mắc là tại sao phải đun ở miệng ống mà không đun nóng ở đáy ống. ( Nếu đun ở đáy ống sẽ có hiện tượng đối lưu.Bài sau sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn tại sao trong TN này nhất thiết phải đun nóng ở miệng ống)
- HS:C6: Khi nước ở trên miệng ống sôi, cục sáp ở đáy ống cũng không nóng chảy. Kếùt luận: chất lỏng dẫn nhiệt kém.
-HS: Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém, nước cũng dẫn nhiệt kém.
-HS quan sát TN, thảo luận trả lời C7..
- HS:C7: chất khí dẫn nhiệt kém.
-HS:C8: 
+ cho miếng đồng vào cốc nước nóng, miếng đồng nóng lên.
+nước nóng đựng trong cốc nhôm mau nguội hơn nước nóng đựng trong cốc thuỷ tinh
+Thả miếng đồng vào cốc nước đá, miếng đồng lạnh đi.
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kếm.
C11: Mùa đông chim thường hay xù lông để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn t0 cơ thể nên khi sờ tay vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại, phân tán trong kim loại làm ta cảm thấy lạnh. Ngược lại những ngày nóng, t0 bên ngoài cao hơn t0 cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh nên ta cảm thấy nóng.
- HS nêu được kiến thức cần ghi nhớ cuối bài và ghi nhớ tại lớp.
- HS tìm hiểu phần “ có thể em chưa biết” giải thích được sự dẫn nhiệt bằng sự truyền động năng của các phân tử các chất khi chúng va chạm nhau.
I- Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm:
H 22.1 sgk
2. Trả lời câu hỏi.
3. Kết luận:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
II- Tính dẫn nhiệt của các chất.
1. Thí nghiệm1:
H22.2SGK
Kết luận:
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2. Thí nghiệm 2:
H22.3SGK
Kết luận:
Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Thí nghiệm 3:
H 22.4SGK.
Kết luận:
Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng.
III- VẬN DỤNG
* Hướng dẫn về nhà: 2phút
Làm các bài tập từ 22.1 đến 22.6 SBT. 
Đọc phần có thể em chưa biết.
Học kĩ phần ghi nhớ cuối bài.
Xem trước bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
* Rút Kinh Nghiệm Bổ Sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docT25.doc