Giáo án môn Sinh học 8 năm 2008 - 2009 - Tiết 13: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể

Giáo án môn Sinh học 8 năm 2008 - 2009 - Tiết 13: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể

I/Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 + Học sinh phân biệt được các thành phần của máu.

+ Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

+ Phân biệt được máu – nước mô – bạch huyết.+ Trình bày được vai trò của môi trường lên trong cơ thể.

2.Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng:

+ Thu thập thông tin – quan sát hình – phát hiện kiến thức.

+ Khái quát tổng hợp kiến thức – hoạt động nhóm.

3.Thái độ:

Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh mất máu.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Giáo viên chuẩn bị:

Tranh tế bào máu – Tranh phóng to hình 13.2 trang 43 SGK.

Mẫu máu động vật lắng đọng tự nhiên với chất chống đông.

 Học sinh chuẩn bị:

Các nhóm chuẩn bị tiết gà, vịt đựng trong chén.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 năm 2008 - 2009 - Tiết 13: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7(Từ05/10 đến 10/10/2009	GV:võ văn chi
Tiết 13(ngày soạn: 5/10/2009)
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 + Học sinh phân biệt được các thành phần của máu.
+ Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
+ Phân biệt được máu – nước mô – bạch huyết.+ Trình bày được vai trò của môi trường lên trong cơ thể.
2.Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng: 
+ Thu thập thông tin – quan sát hình – phát hiện kiến thức.
+ Khái quát tổng hợp kiến thức – hoạt động nhóm.
3.Thái độ: 
Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên chuẩn bị: 
Tranh tế bào máu – Tranh phóng to hình 13.2 trang 43 SGK.
Mẫu máu động vật lắng đọng tự nhiên với chất chống đông.
 Học sinh chuẩn bị: 
Các nhóm chuẩn bị tiết gà, vịt đựng trong chén.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*Kiểm tra: Thu phiếu thu hoạch bài thực hành của nhóm.
*Giới thiệu bài mới: Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào chưa? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MÁU
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 13.1 trang42 SGK.
Kết hợp quan sát máu gà, vịt trong chén cho biết:
Máu gồm những thành phần nào?
Cho HS quan sát thí nghiệm dùng chất chống đông được kết quả tương tự.
Yêu cầu HS làm thí nghiệm bài tập Đ SGK trang 42
Gọi HS rút ra kết luận về thành phần của máu.
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập Đ SGK trang 43.
GV đánh giá phần thảo luận của HS -> hoàn thiện thêm kiến thức -> yêu cầu HS khái quát hóa về chức năng của huyết tương và hồng cầu
Học sinh quan sát mẫu máu kết hợp thông tin SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm phát biểu -> lớp bổ sung.
HS quan sát bảng 42 -> hoàn thành bài tập điền từ vào chỗ trống -> đại diện nhóm đọc kết quả -> HS bổ sung -> rút ra kết luận.
Cá nhân đọc thông tin SGK trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án -> các nhóm nhận xét – bổ sung -> 
Rút ra kết luận.
Kết luận 1:máu gồm:
Huyết tương: Lỏng, trong suốt màu vàng chiếm 55%
Tế bào máu: đặc, màu đỏ thẩm gồm hồng cầu , bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45%.
Huyết tương do các chất dinh dưỡng hoocmôn,kháng thể chất thải -> tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể.Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim đến các tế bào và từ tế bào về phổi.
HOẠT ĐỘNG 2: MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ.
Yêu cầu Hs quan sát hình 13.2 trang 43 SGK trả lời câu hỏi.
Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài được không?
 Muốn trao đổi với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
GV nhận xét phần trả lời của HS rồi dùng tranh phóng to hình 13.2 SGK giảng giải về môi trường trong cơ thể và quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết.
GV giảng giải thêm: Oxy , chất dinh dưỡng lấy từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu -> nước mô -> tế bào. Cacbonic, chất thải từ tế bào -> nước mô -> máu -> hệ bài tiết – hệ hô hấp -> ra ngoài
Học sinh nghiên cứu SGK trang 43. Trao đổi nhóm -> thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày đáp án – các nhóm khác nhận xét – bổ sung ->
 Rút ra kết luận.
Kết luận 2:
Môi trường trong cơ gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận SGK.
IV/Kiểm tra – Đánh giá:
1.Môi trường trong gồm những thành phần nào? Vai trò của môi trường trong là gì?
2.Khi té ngã, trầy da chảy máu có nước màu vàng chảy ra có mùi tanh là nước gì?
Khoanh tròn những câu có nội dung đúng nhất:
Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a.Tế bào máu : Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. b.Nguyên sinh chất huyết tương.
c.Prôtêin, lipit,muối khoáng. d.Huyết tương.
e.Cả a,b,c f.Chỉ có a và d.
V/Dặn dò:
Học bài theo nội dung đã ghi.Vẽ hình 13.2 SGK trang 43.
Làm bài tập trang 29 vở bài tập sinh 8 tập 1.
Tìm hiểu bài 14(BẠCH CẦU-MIỄN DỊCH), trả lời các câu hỏi trong vở bài tập sinh 8 tập 1 trang 30.

Tài liệu đính kèm:

  • doct13.doc