Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 91: Câu phủ định

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 91: Câu phủ định

Tiết 91 :CÂU PHỦ ĐỊNH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.

-Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.

II.LÊN LỚP

1.Ổn định

2.Bài cũ: -Nêu đặc điểm hình thức của câu trần thuật?

3.Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 91: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 91 :CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
-Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp. 
II.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Bài cũ: -Nêu đặc điểm hình thức của câu trần thuật?
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1
?Về đặc điểm hình thức, các câu b,c,d có gì khác so với câu a?
?Về chức năng, các câu b,c,d có gì khác so với câu a?
GV: những câu có chứa những từ như: không, chưa, chẳng gọi là câu phủ định miêu tả.
?Vậy qua tìm hiểu các Vd, em hãy cho biết thế nào là câu phủ định miêu tả? Cho VD.
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 trong SGK
Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
Cho biết mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của mấy ông thầy bói?
HS trao đổi, thảo luận trả lời
Vậy qua tìm hiểu VD 2, em hãy cho biết thế nào là câu phủ định bác bỏ? Cho VD.
HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
-HS đọc các Vd
-các câu b, c,d khác với câu a vì có chứa các từ :không, chưa, chẳng
-Câu a: khẳng định Nam đi Huế
-các câu b,c,d phủ định việc Nam đi Huế
-HS trả lời
-HS cho VD
-HS đọc
-Các câu có từ ngữ phủ định:
+Không phải..đòn càn.
+Đâu có!
-C1:bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi
-C2:trực tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ ngà và gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi
-HS cho VD
-HS đọc ghi nhớ
I.Đặc điểm hình thức và chức năng.
Ghi nhớ SGK
II.Luyện tập
Bài tập 1: Xác định câu phủ định bác bỏ và giải thích
-Cụ cứ tưởng thế..gì đâu!: câu này bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ.
-Không, chúng con không đói nữa đâu.:câu này bác bỏ điều mà cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói quá.
Bài tập 2:
a.câu chuyện có lẽ chỉ là  có ý nghĩa.
b.Tháng tám vào lòng vào dạ.
c.Từng qua thời thơ ấutrước cổng trường.
 -không phải là không = có(khẳng định)
 -không ai không = ai cũng(khẳng đinh(
 -ai chẳng = ai cũng(khẳng định)
Đặt câu có ý nghĩa tương đương:
a.câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyên hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
Bài tập 3: Nhận xét câu văn
 Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
 (Dế Mèn phiêu liêu kí-Tô Hoài)
-Nếu thay từ phủ định không = chưa thì phải viết lại câu văn như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.(bỏ từ nữa)
-Viết không dậy được nữa có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được (phủ định tuyệt đối)
-Viết chưa dậy được có nghĩa là sau đó có thể dậy được(phủ định tương đối)
* Câu văn của Tô Hoài rất phù hợp với diễn biến câu chuyện, vì vậy không nên viết lại.
4.Củng cố:
-Nêu lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
-Có mấy loại phủ định? Đó là những loại phủ định nào?
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài; làm bài tập còn lại vào vở
-Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương
 Chuẩn bị theo đề bài trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 91-23.doc