Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 89: Câu trần thuật

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 89: Câu trần thuật

Tuần 23

Tiết 89 : CÂU TRẦN THUẬT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

II.LÊN LƠP

1.Ổn định:

2.Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho VD.

3.Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 89: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 
Tiết 89 : CÂU TRẦN THUẬT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II.LÊN LƠP
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho VD.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1
?Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học( nghi vấn, cầu khiến, cảm thán)?
?Tác dụng của những câu này?
?Trong 4 kiểu câu( nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật) thì kiểu câu nào thường được dùng nhiều nhất? Tại sao?
HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
GV chốt, cho HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
-HS đọc các VD
*chỉ có û câu đầu ở VD d(Oâi Tào Khê!) là câu có đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
-các câu còn lại là câu trần thuật
*-đoạn a:
+câu 1 và câu 2: trình bày suy nghĩ người viết
+câu 3: nhắc nhở trách nhiệm của những người đang sống hôm nay
-đoạn b:
+câu 1: kể và tả
+câu 2: thông báo
-đoạn c:
+cả 2 câu đều miêu tả ngoại hình của cai Tứ
-đoạn d(trừ câu đầu):
+câu 2: nhận định, đánh giá
+câu 3:biểu cảm
*câu trần thuật được dùng nhiều nhất
I.Đặc điểm hình thức và chức năng 
Ghi nhớ SGK
II.Luyện tập
Bài tập 1: Nhận biết kiểu câu và xác định chức năng của câu
-Đoạn a:
+câu 1:trần thuật, dùng để kể
+câu 2:bộc lộ tình cảm, cảm xúc
+câu 3:trần thuật:dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-Đoạn b(về nhà)
Bài tập 2:* Nhận xét:
-Nguyên tác:Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
-Dịch nghĩa: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
 Đây là 2 câu nghi vấn
-Dịch thơ: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
 Đây là câu trần thuật
Kết luận: câu dịch nghĩa và câu thơ khác nhau về kiểu câu, nhưng ý nghĩa giống nhau( cái đẹp đêm trăng gây cảm xúc mạnh cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó).
Bài tập 3:
-câu a:cầu khiến, ý nghĩa mang tính chất ra lệnh
-câu b:nghi vấn, ý nghĩa mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng
-câu c:trần thuật, ý nghĩa mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng
Nhận xét: 3 câu khác nhau về kiểu câu, nhưng có chức năng giống nhau(cầu khiến)
Mức độ cầu khiến(đề nghị) của b và c nhẹ hơn câu a.
4.Củng cố:
-HS đọc lại ghi nhớ SGK
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài
-Làm các bài tập còn lại
-Soạn bài: Chiếu dời đô

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 89-23.doc