Giáo án môn Ngữ văn khối 8 kì 1

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 kì 1

Tuần:

NS:

ND: Bài 1:

Tiết 1

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu bài học

 - Qua bài học giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật (tôi) ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi với biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật (tôi) người kể chuyện liên tưởng tới những kỷ niệm tựu trường của bản thân.

B. Chuẩn bị

 + Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

 + Trò: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 241 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
NS:
ND:
Bài 1: 
Tiết 1
đọc hiểu văn bản – Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu bài học
	- Qua bài học giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật (tôi) ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
	- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi với biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật (tôi) người kể chuyện liên tưởng tới những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
B. Chuẩn bị
	+ Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
	+ Trò: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: SGK, vở ghi, việc soạn bài của học sinh
	3. Giới thiệu bài: 
	Trong cuộc đời của mỗi con người đều có nhiều kỷ niệm. Có kỷ niệm chợt đi như cơn gió thoảng nhưng có những kỷ niệm còn đọng mãi trong tâm trí, không bao giờ quyên. Với nhà văn Thanh Tịnh cũng vậy, theo dòng hồi tưởng qua truyện ngắn (Tôi đi học) chúng ta sẽ cùng tác giả trở về với những ngày đầu tiên tuổi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường, để thấy được ngòi bút nhẹ nhàng mà sâu lắng của Thanh Tịnh. Giờ học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản (Tôi đi học) của nhà văn Thanh Tịnh để thấy được tâm trạng cảm giác của tác giả trong buổi tựu trường.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Nội dung
Gv
Các em mở SGK NV8 yêu cầu học sinh tự giác đọc phần chú thích SGK 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988)
H
Hãy nêu những nét chính về tác giả và văn bản
Gv
Thanh tịnh (1911-1988) đã từng dạy học viết báo làm văn làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh đậm nét trữ tình toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà sâu lắng văn bản (Tôi đi học) đã thể hiện rõ phong cách ấy của nhà văn, được in trong tập (Quê mẹ) sáng tác 1941
2. Văn bản: In trong tập (Quê mẹ) sáng tác 1941
Gv
Gv
Hướng dẫn đọc: Đây là văn bản được viết theo dòng hồi tưởng của tác giả đĐọc với giọng chậm nhẹ hơi trầm buồn lắng sâu .
GS đọc mẫu một đoạn
- Gọi 1 đ 2 h/s đọc tiếp cho đến hết văn bản
3. Đọc:
Chậm nhẹ hơi trầm buồn lắng sâu
H
Chia văn bản (Tôi đi học) em thấy có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính tại sao?
- Nhân vật (Tôi, người mẹ, ông đốc, thầy giáo, những cậu học trò). Nhân vật chính (Tôi) vì được kể nhiều nhất
4. Chú thích: SGK
H
Văn bản được viết theo phương thức nào là chính? Vì sao?
- Phương thức tự sự có nhân vật, có cốt truyện
Gv
Văn bản tự sự có nhân vật, có cốt truyện ở lớp 6 các em đã được học lên lớp 8 các em cũng được học văn bản tự sự nhưng ở mức độ cao hơn, tự sự được kết hợp với miêu tả và biểu cảm được kết hợp ntn trong văn tự sự giờ sau chúng ta sẽ học
H
Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được tác giả kể theo trình tự nào?
- Kể theo thời gian của buổi tựu trường tâm trạng và cảm giác của (Tôi) trên đường tới trường và khi ngồi trong lớp học.
H
Hãy tìm mỗi đoạn văn trong văn bản tương ứng với trình tự đó?
5. Bố cục
3 phần
H
Trong ba phần trên phần nào gợi cảm xúc thân thuộc nhất trong bài? Vì sao?
- H/s tự bộc lộ
Từ đầu đ ngọn núi
Tiếp theo đ cả ngày nữa
Phần còn lại
H
Đọc văn bản (Tôi đi học) các em nhớ tới văn bản nào đã học cũng nói về ngày khai trường?
- Cổng trường mở ra
H
Nội dung của hai văn bản này khác nhau ntn? “Cổng trường.” Tâm trạng của người mẹ về nhà trường học trước ngày tựu trường đầu tiên của con.
- “Tôi đi học” tâm trạng của cậu học trò nhỏ trong buổi tựu trường đầu tiên.
Gv
Qua hai văn bản này ta thấy rằng ngày tựu trường đầu tiên là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của mỗi con người. Vởy tâm trạng cảm giác của (tôi) được diễn tả ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu
H
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Đọc lại phần một giải thích các chú giải 
Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?
- Phát biểu và trả lời
- Thời điểm đ cuối thu lá rụng đ nhiều mây mấy em nhỏ đ rụt rè (cảnh sinh hoạt)
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Tâm trạng của (Tôi) trên đường tới trường
Gv
Cứ vào cuối thu đ đầu tháng 9 thời điểm khai trường thì kỷ niệm lại và về tràn đầy trong tâm trí của tác giả.
H
Khi nhớ lại kỷ niệm cũ tâm trạng của nhân vật (Tôi) được diễn tả qua những từ ngữ nào?
- Phát hiện trả lời: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
H
Những từ này thuộc loại từ nào? Mà các em đã học?
- Từ láy
H
Việc sử dụng từ láy có tác dụng gì?
- Có giá trị biểu cảm cao
- Miêu tả tâm trạng 
Gv
Ngoài tác dụng diễn tả rõ nét cảm giác tâm trạng của tôi những từ láy này còn có tác dụng rút ngăn khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ chuyện xảy ra các từ láy trên chỉ trạng thái  đ từ tượng thanh tượng hình . đ giờ sau chúng ta sẽ tìm hiểu
H
Nhân vật (Tôi) có ấn tượng ntn về những cảm giác trong sáng trong buổi tựu trường  như mấy cành hoa tươi mỉm cười . 
H
Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp gì? Tác dụng?
- So sánh, nhân hóa
- Góp phần thể hiện rõ hơn tâm trạng vui sướng  sự tươi đẹp trong sáng trong tâm hồn (Tôi)
Gv
Trong tất cả chúng ta ngồi đây hẳn ai cũng có một lần có những phút giây xao động, những cảm giác bỡ ngỡ xen chút lo lắng vui sướng khi lần đầu tiên được làm một cậu học trò bước vào ngưỡng cửa kho tàng tri thức (nhân) nhân loại, được gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa được thầy cô dìu dắt từng ngày. Tất cả tâm trạng cảm xúc ấy giờ đây chỉ là kỷ niệm đối với Thanh Tịnh nhưng cứ vào cuối thu tác giả lại thấy mình trở về tuổi thơ của tuổi cắp sách đến trường với bao hứng khởi, sung sướng  thấy lòng mình như nở hoa.
Qua tìm hiểu phần đầu của Đ 1 ta thấy tác giả đã sử dụng các từ láy, so sánh, nhân hóa.
H
Các biện pháp NT trên góp phần diễn tả tâm trạng cảm giác gì của nhân vật (Tôi) khi trên đường tới trường.
- Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, từ láy đ hồi hộp háo hức bỡ ngỡ
Gv
Yêu cầu học sinh theo dõi đoạn tiếp theo
- Đọc đoạn (Buổi mai  nữa)
H
Hình ảnh nào hiện lên rõ nét và sâu sắc nhất trong lòng tác giả khi nhớ về buổi tựu trường?
- Phát hiện trả lời (Mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp)
H
Con đường làng có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại có cảm nhận như vậy?
+ Con đường vừa quen vừa lạ
+ Quen đi lại lắm lần
+ Lạ: nhiều vật thay đổi, làng thay đổi
- Thay đổi: Nhận thức hành vi
Gv
Con đường này quen bởi (Tôi) đã đi lại nhiều lần nhưng lạ vì hôm nay trong lòng (Tôi) có sự thay đổi lớn lao. Từ trước đến nay chưa có trong cuộc đời. Hôm nay tôi đi học đ bước ngoặt, dấu hiệu thay đổi trong nhận thức, tình cảm của một cậu bé ngày đầu tiên tới trường tự thấy mình đã lớn lên con đường làng không còn dài và hẹp nữa cảnh vật đều thay đổi hình như thơ mộng hơn và đẹp hơn mọi ngày.
H
Ngoài sự thay đổi trên tác giả còn sự thay đổi nào nữa, em hãy tìm chi tiết chứng tỏ điều đó?
(Tôi không lội  như thằng Sơn nữa)
H
Chi tiết này có ý nghĩa gì?
- Cho thấy nhận thức của cậu bé rất nghiêm túc trong học hành.
H
Việc học hành gắn liền với sách vở bút thước bên mỗi học trò. Những việc này được nhân vật tôi nhớ lại qua đoạn văn nào?
- Trong chiếc áo  trên ngọn núi.
H
Trên đường tới trường (Tôi) còn có cảm xúc gì?
- Trang trọng và đứng đắn
H
Tại sao nhân vật (Tôi) lại có cảm xúc như vậy?
- Quần áo mới, vở mới.
H
Chi tiết gì thắ chặt hai quyển vở trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước cho ta hiểu gì về nhân vật (Tôi)
- Có ý thức học ngay từ đầu
- Muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập
- Muốn được chững chạc như các bạn không thua kém bạn
Gv
Lần đầu tiên nhân vật tôi dược đến trường đi học được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm quen, làm người lớn  Khi nhớ lại ý nghĩa chỉ có người thành thạo mới cầm nổi bút thước tác giả viết (ý nghĩa ấy . Ngọn núi).
H
Hãy phát hiện và phát triển ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên.
- Thảo luận nhóm (4 nhóm) đại diện trình bầy ý kiến.
Gv
ở câu văn trên tác giả sử dụng biện pháp so sánh thể hiện ý nghĩa non nớt ngây thơ của cậu học trò nhỏ đồng thời khắc sâu kỷ niệm của con người.
H
Như vậy cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong đoạn 1 của văn bản đ em hãy khái quát.
- Trên con đường nhân vật (Tôi) có tâm trạng cảm giác ntn trong buổi tựu trường 
Luyện tập
Hãy kể lại tâm trạng cảm giác của mình trên đường tới trường trong ngày đầu tiên đi học.
H/s thảo luận trình bày
 * Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
+ Củng cố: Tâm trạng cảm xúc của Tôi trong đoạn 1
+ Dăn dò: 	- Về học bài, đọc tìm hiểu nội dung phần còn lại
Tìm một số bài hát, bài thơ nhỏ nói về chủ đề ngày đầu tới trường. Đọc bài trong sách bình giảng NV8.
Tuần:
NS:
ND:
Bài 1: 
Tiết 2
đọc hiểu văn bản – Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu bài học
	- Qua giờ học tiếp tục cho học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật (Tôi) trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời.
	- Thấy được ngòi bút của Thanh Tịnh đậm nét (chất) trữ tình 
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức biểu cảm được kết hợp giữa phương thức tự sự với miêu tả và biểu cảm.
B. Chuẩn bị
	+ Thầy: soạn giáo án, bảng phụ
	+ Trò: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra:
- Tâm trọng của nhân vật (Tôi) trên con đường từ nhà tới trường ntn?
	3. Giới thiệu bài mới: 
	Giờ học trước các em đã tìm hiểu phần 1 của văn bản. Đó là tâm trạng cảm xúc của (Tôi) trên con đường tới trường. Vậy TT cảm giác của nhân vật (Tôi) trên sân trường và trong lớp học được diễn tả ntn? Giờ học này chúng ta tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản
Nội dung
H
Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì đặc biệt? Cảm tưởng này có ý nghĩa gì?
2) Tâm trạng của nhân vật (Tôi) ở trên sân trường (10’)
H
Khi đứng ở sân trường nhân vật tôi có cảm nhận gì? 
- Dày đặc cả người
- Người nào sạch sẽ vui tươi sáng sủa
đ Trường ML trong vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp
- Nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng
H
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua 2 câu văn trên 2 ý nghĩa của biện pháp đó (S2)
So sánh diễn tả cảm xúc nghiêm trang
Gv
Tác giả đã so sánh lớp học với đình làng nơi thờ cúng thiêng liêng phải chăng nhân vật (Tôi) cũng cảm nhận được đằng sau ngôi trường kia có nhiều điều bí ẩn mà mình cần tìm hiểu. Phép so sánh này diễn tả cảm xúc trang nghiêm của nhân vật tôi về lớp học (Trường học)
H
Theo dõi đoạn văn tiếp theo tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật (Tôi) khi nhìn thấy các bạn.
- Bỡ ngỡ, thèm vụng, ước ao thầm, rụt rè, chơ vơ, vụng về, lúng túng run run..
H
Trong đoạn văn chủ yếu tác giả dùng từ loại nào? Tác dụng của từ loại đó?
+ Từ láy: Bỡ ngỡ, vụng về, lúng túng đ diễn tả tâm trạng 
h
Khi tả những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường tác gải đã dùng hình ảnh nào? Giấ trị biểu đạt của hình ảnh đó?
đ Họ như con chim non   ... ần:
NS:
ND:
Tiết 67 + 68
Kiểm tra tổng hợp học kỳ I
ư
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Đánh giá HS kỹ năng làm bài, khả năng tích hợp với các kiến thức phần văn học - Tiếng việt - Tập làm văn 
	- Giáo dục ý thức tự giác
	- Rèn kỹ năng làm bài
B. Chuẩn bị	
	+ Thầy: Nghiên cứu ra đề, biểu điểm
	+ Trò: Ôn tập
 C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Giới thiệu bài mới: GV nêu yêu cầu của giờ viết bài.
* Hoạt động 1: Viết bài
I. Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (2,5đ) 
Cho đoạn văn (Gần đến ngày ..) 
	(Ngữ văn 8 tập 1)
Trả lời các câu hỏi cho bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đó câu trả lời đúng nhất.
1. Đoạn văn trên đước trích trong văn bản nào?
A. Lão Hạc 	C. Tắt đèn
B. Trong lòng mẹ 	D. Tôi đi học
2. Dòng nào thể hiện đúng nhất Nd của đoạn văn
A. Rắp tâm của bà cô
B. Hạnh phúc của bé Hồng khi nghĩ về mẹ
C. Thái độ của bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô về mẹ
D. Cuộc sống đáng thương của bé Hồng khi xa mẹ 
3. Các từ (Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rãy) thuộc trường từ vựng nào?
A. Thái độ 	B. Từ tình thái
C. Cảm xúc	D. Tính chất
4. Từ (lấy) trong câu (Mặc dầu non 1 năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư  thuộc?
A. Từ nối	B. Từ tình thái
C. Trợ từ	D. Thán từ	
5. Dấu hai chấm trong phần trích sau:
	Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi
	- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Dùng để làm gì?
A. Đánh dấu phần chú thích
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu lời đối thoại
D. Cả 3 ý trên đều sai
Phần 2: Tự luận 
1. Chép thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của PBC và trình bày cảm nhận của em về 2 câu luận
2. Hãy giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và giá trị của văn bản (Trong lòng mẹ)
* Hoạt động 2: Biểu điểm
Phần 1: Đáp án đúng
Câu 1: 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
B
C
A
B
C
Mỗi ý đúng = 0,5đ ị 2,5đ
Phần 2: Chép thuộc lòng đúng, đủ có tên bài thơ và tên tác giả (1đ)
- Không có tên bài thơ, tác giả: 
0đ
- Sai lỗi chính tả:
0,1đ
- Sai lỗi từ:
0,25đ
- Thiếu từ
0,5đ
- Thiếu cả dòng
0đ
* Cảm nhận:
- Hình thức phải có: MB, TB, KB
- Nội dung: NT đối lập rất chỉnh cân xứng với cách nói khoa trương ĐT gợi tả.
- Khắc họa hình ảnh người anh hùng mang chí lớn vào tù nhưng vẫn ôm ấp hoài bão tự cứu nước, cứu đời vẫn ngạo nghễ  lạc quan tin tưởng ở SNCM.
2. Tập làm văn
a) Mở bài: 0,5đ
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
b) Thân bài (4đ) 
+ Giới thiệu Nguyên Hồng: SGK/ NV8 (1,5đ)
+ Giá trị văn bản (2,5đ)
- Tình cảnh đáng thương của bé Hồng và nỗi đau tinh thần (0,5đ)
- Tình yêu mẹ cháy bỏng mãnh liệt (1đ)
- Phê phán bộ mặt lạnh lùng trọng đồng tiền của XH đương thời (0,25đ)
- Văn xuôi NH đượm chất trữ tình, kết hợp nhần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc lời văn trong truyện chân thật hình ảnh thể hiện tâm trạng và các so sánh gây ấn tượng giàu sức truyền cảm (0,5đ)
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
+ Củng cố:
- Về nhà ôn tập
+ Dặn dò:
- Tập làm thơ 7 chữ
Tuần:
NS:	
ND:
Tiết 69
Hoạt động ngữ văn
ư
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Bước đầu giúp học sinh nhận biết được kiểu thơ bằng chữ 
	- Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn 
B. Chuẩn bị	
	+ Thầy: Soạn giáo án 
	+ Trò: Tập làm bài ở nhà
 C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: Kiểm tra việc tập làm thơ ở nhà
	3. Giới thiệu bài mới: GV dẫn vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: hình thành kháI niệm
Nội dung
H
Muốn làm một bài thơ 7 chữ chúng ta phải xác định rõ những yếu tố nào? 
I. Ôn tập đặc điểm của thơ thất ngôn
- Xác định rõ: Số tiếng trong một dòng thơ và số dòng trong 1 bài thơ
- Tiếng bằng, tiếng trắc
- 7 tiếng trong 1 dòng thơ
- Đối, niêm
- 8 dòng trong một bài thơ
- Luật bằng, hay trắc
- Cách gieo vần
- Ngắt nhịp
Gv
Luật cơ bản của thể thơ thất ngôn bát cú là:
Nhất Tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh
Trong câu thơ 7 tiếng thì các tiếng thứ 1, 3, 5 có thế sử dụng bằng trắc tùy ý còn các tiếng thứ 2, 4, 6 phải được phân biệt rõ ràng chính xác ví dụ:
(T-B-T) hoặc (B-T-B)
Gv
Hướng dẫn HS tìm hiểu luật của bài thơ (Bánh trôi nước) – Hồ Xuân Hương
H
Hãy xác định số tiếng và số dòng trong bài thơ 
- Gồm 28 tiếng và 4 dòng ị Thất ngôn bát cú 
II. Tìm hiểu một số bài thơ thất ngôn
H
Xác định bằng trắc, đối, niêm, giao vần, nhịp thơ trong 4 bài (Bánh trôi nước)
- Dòng 1: Em (B) – trắng (T) – vừa (B)
- Dòng 2: Nổi (T) - chìm (B) - nước (T)
- Dòng 3: Nát (T) – chìm (B) – nước (T) 
	 Dẫn kẻ
- Dòng 4: Em (B) – giữ (T) – lòng (B)
- Bằng đối với trắc
- Niêm: Nổi – nát (T); chìm – dầu (B); nước – kẻ (T)
- Tiếng 7 của dòng (1) tròn (T) lên non - (T) 4 son
H
Đọc một số bài thơ mà em biết 
Gv
Đọc cho HS 1 vài bài thơ 7 chữ mà em biết 
Ví dụ: (Tình hoài)
Trời buồn làm gì trời sầu sầu
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm thay anh
Tình hoài càng ngày càng tăng đình 
VD2: (áo đỏ)
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không
* Hoạt động 2: Luyện tập
H
Nhắc lại đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
+ Củng cố: 
+ Dặn dò:
- Mỗi HS tập làm một bài thơ 7 chữ
+ Tứ tuyện
+ Bất cú
- về nhà tập làm thơ 7 chữ
Tuần:
NS:	
ND:
Tiết 70
Hoạt động ngữ văn tập làm thơ bảy chữ 
ư
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp HS biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết giao đúng vần.
	- Rèn cho HS tính sáng tạo, biết cách sáng tạo thơ ca.
B. Chuẩn bị	
	+ Thầy: Soạn giáo án 
	+ Trò: Tập làm thơ ở nhà
 C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: 
? Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật .
	3. Giới thiệu bài mới: GV dẫn vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: hình thành kháI niệm
Nội dung
Gv
Viết bài thơ lên bảng 
1. Bài thơ (Chiều)
Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về 
 B B B T T B T
- Nhịp 4/3
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe
 T T B B T T B
- Gieo vần (e) (Về nghe lê)
Tiếng sáo diều cao vời vợi rót
 T T B B B T T
Vòm trời trong vắt ánh pha lê
 B B B T T B B
H
Bài thơ bị chép sai ở chỗ nào?
- Dòng 2 sau (ngọn đèn mờ) không sử dụng dấu phẩy ị HS đọc sai nhịp nếu là (ánh xanh xanh) ị gieo vần sai
2. Sửa sai
* Hoạt động 2: Tập làm thơ
Gv
Đề tài bài thơ xoay quanh chuyện chị Hằng chú Cuội trên cung trăng chú ý 2 câu tiếp theo có thể làm nghiêm túc hoặc với giọng đùa vui hóm hỉnh và theo luật thơ 
1. Làm tiếp 2 câu thơ của Tú Xương
BB	TT	BB	T
TT 	BB	TT	B
- Hs thảo luận
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
- Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội
Tôi gớn gan cho cái chị Hằng
- Đáng cho cai tội quân lừa dối
Già khấu nhân gian vẫn gọi thằng 
2. Làm 1 bài thơ 7 chữ
H
Xác định luật của 2 câu thơ này
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
 B B B T T B B
Phượng đó sân trường rộn tiếng ve 
 T T B B T T B
H
Vậy hai câu thơ sau phải là:
 T T B B B T T
 B B T T T B B
Nội dung 2 câu đầu vẽ ra cảnh mùa hè ị 2 câu sau phải liên quan đến mùa hè 
Ví dụ: 
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi 
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
Gv
Gọi một số HS đọc bài thơ mà mình đã chuẩn bị, rồi yêu cầu HS khác nhận xét sửa lại cho chuẩn theo luật, đảm bảo nội dung đề bài 
H
Đọc bài thơ đã chuẩn bị ở nhà
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
+ Củng cố:
+ Dặn dò:
- Làm bài thơ 7 chữ
Về ôn tập và tập làm thơ 7 chữ 
Tuần:
NS:	
ND:
Tiết 71
Trả bài kiểm tra tiếng việt
ư
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh củng cố ôn tập kiến thức đã học
	- Rút kinh nghiệm về kết quả bài làm của mình
	- Hướng khắc phục lỗi còn mắc phải.
B. Chuẩn bị	
	+ Thầy: Soạn giáo án + chấm bài
	+ Trò: Ôn tập toàn bộ phần TV đã học
 C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: 
H: Hệ thống toàn bộ những nội dung cơ bản của TV8 HTI bao gồm từ ngữ: Cấp độ . trường từ vựng ..
Ngữ pháp: Dấu câu, câu ghép.
* Hoạt động 1: Trả bài
I. Nhận xét chung 
1. Ưu điểm: 
- Phần lớn học sinh đã ôn tập hiểu và nắm được các khái niệm, đặc điểm, chức năng . Của các đơn vị Tiếng Việt đã học.
- Đã có ý thức chuẩn bị 
- Có kỹ năng làm, một số bài làm tốt, trình bày rõ ràng sạch sẽ.
Nhược điểm:
- Nhìn chung một số học sinh còn lười học, lý thuyết chưa thuộc kỹ năng vận dụng kém.
- Một số học sinh có học nhưng chưa hiểu bài, nắm chứa chắc 
- Trình bày chưa rõ ràng còn nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
II. Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể
1. Một số bài làm tốt
* Lớp 8A: 
* Lớp 8B:
2. Một số bài làm kém quá mức:
* Lớp 8A:
* Lớp 8B:
* Hoạt động 2: Trả bài lấy điểm
- GV trả bài
- HS nhận bài, xem lại bài làm
Bảng thống kê điểm kiểm tra TV - Lớp 8a
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3, 4
Điểm 0, 1, 2
Bảng thống kê điểm kiểm tra TV - Lớp 8b
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3, 4
Điểm 0, 1, 2
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
+ Củng cố: Nhắc lại kiến thức cơ bản phần TV
+ Dặn dò: Về ôn tập chuẩn bị trả bài kiểm tra học kỳ I
Tuần:
NS:	
ND:
Tiết 72
Trả bài kiểm tra tổng hợp 
ư
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài theo hướng tích hợp (trắc nghiệm và tự luận)
	- Học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân.
B. Chuẩn bị	
	+ Thầy: Soạn giáo án + chấm bài
	+ Trò: Ôn tập
 C. Tiến trình bài giảng
	1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra: 
Kết hợp trong giờ
	3. Trả bài
I. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Hầu hết các em đã làm đúng các câu trắc nghiệm 
+ Câu 1: Chép thuộc lòng còn nhiều em chưa đủ tên bài thơ, tên tác giả (Lỗi chính tả, lỗi từ còn nhiều) chép đúng đẹp rõ ràng. Cảm nhận được các hay - đẹp - về nội dung – nghệ thuật của 2 câu thơ. Hình thức có 3 phần rõ ràng.
+ Câu 2: Các em đã nắm được phương pháp thuyết minh, nội dung thuyết minh đã xác định rõ ràng trình bày đầy đủ gồm tác giả và giá trị nội dung và nghệ thuật.
2. Khuyết điểm:
- Chép thuộc lòng một số em còn cẩu thả, chữ chưa rõ ràng lỗi chính tả, lỗi từ, thiếu dòng, thiếu tên tác giả.
- ND thuyết minh còn sơ sai, trình bày chưa rõ ràng chữ xấu cẩu thả lỗi nhiều.
II. Nhận xét cụ thể
1. Một số bài làm tốt
* Lớp 8 
* Lớp 8
2. Một số bài làm kém:
* Lớp 8
* Lớp :
III. Trả bài lấy điểm
- GV trả bài
- HS nhận bài, xem lại bài làm của mình, trao đổi với bạn bên cạnh, tại sao được điểm như vậy? 
Bảng thống kê điểm kiểm tra Lớp 8
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3, 4
Điểm 0, 1, 2
Bảng thống kê điểm kiểm tra Lớp 8
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3, 4
Điểm 0, 1, 2
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
+ Củng cố: Đọc bài tốt, một số bài tồi
+ Dặn dò: Chuẩn bị SGK và vở học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 8 ki 1.doc