Tiết 123-124: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A- Mục tiêu bài học:
- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn nghị luận về v.đề văn học.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng :
C- Tiến trình tổ chức dạy - học:
I- Ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra:
Đề bài:
Văn học và tình thương. (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.)
Tiết 123-124: Viết bài tập làm văn số 7 A- Mục tiêu bài học: - Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn nghị luận về v.đề văn học. B- Chuẩn bị: - Đồ dùng : C- Tiến trình tổ chức dạy - học: I- ổn định tổ chức: II- Kiểm tra: Đề bài: Văn học và tình thương. (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.) Yêu cầu: MB (2 điểm), TB (4 điểm), KB (2 điểm). 1- Mở bài: Dẫn dắt vào đề và trích câu dẫn. - Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Đó là bức tranh của cuộc sống, của XH, của mảnh đời mỗi một con người. Đặc biệt, văn học luôn khuyên răn, dạy bảo c.ta những điều hay lẽ phải trg c.sống. Từ xa xưa cha ông ta đã luôn luôn đề cao đạo lí "thương người như thể thương thân" đồng thời cũng nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. 2- Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh. *Ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân": - Chuyện cổ tích Thạch Sanh (Ngữ văn 6): Thạch Sanh tuy nghèo nhưng vẫn quan tâm, giúp đỡ mọi người như giúp Lí Thông đi canh miếu, chấp nhận nguy hiểm xuống hang sâu để cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, xin vua tha cho mẹ con Lí Thông... - Cô út trg truyện Sọ Dừa là con phú ông giàu có nhưng không kiêu ngạo mà rất nhân từ với mọi người. Khi cô chị không đưa cơm cho Sọ Dừa thì cô út vẫn quan tâm tới sọ Dừa, khi từ đảo hoang trở về cô vẫn tha thứ cho hai cô chị, mặc dù họ đã hãm hại cô... Những người biết yêu thương người khác luôn có kết cục tốt đẹp: Thạch Sanh được làm phò Mã, cô út được hưởng hạnh phúc với hoàng tử... *Nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn: - Tên quan phủ trg truyện ngắn Sống chết mặc bay của PDTốn là một tên quan lòng lang dạ sói. Đi hộ đê nhưng không quan tâm đến sự sống chết của dân trước cảnh đê sắp vỡ mà chỉ lo cho ván bài cao thấp... - Tên cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố không hề mảy may thương xót người dân nghèo. Hắn hùng hổ xông vào bắt trói anh Dậu đang đau ốm và để ngoài tai những lời van xin tha thiết của chị Dậu... Những kẻ đó thật không đáng là con người vì không biết quan tâm, chăm sóc đến những người bị hoạn nạn. Đó là những kẻ độc ác đáng bị lên án, phê phán. 3- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học. - Những người biết "thương người như thể thương thân" luôn được ca ngợi còn những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người hoạn nạn thì luôn bị các tác phẩm văn học phê phán. Các TP này đã khuyên răn, dạy dỗ chúng ta làm người có ích cho XH. Chúng ta phải coi đây là những tấm gương, những bài học trong cuộc sống. IV- Hướng dẫn học bài: - Ôn tập văn nghị luận chứng minh, giải thích. - Đọc bài: Văn bản tường trình (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
Tài liệu đính kèm: