Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 21: Câu trần thuật - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 21: Câu trần thuật - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực

 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán, câu trần thuật.

- Chức năng của câu cảm thán, câu trần thuật.

 - Nhận biết được câu câu cảm thán, câu trần thuật trong văn bản.

 - Sử dụng câu câu cảm thán, câu trần thuật phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp.

2. Phẩm chất: Yêu nước, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

3. Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: Viết đoạn văn sử dụng kiểu câu theo mục đích nói phù hợp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH.

2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 21: Câu trần thuật - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/2/2023
Ngày giảng: 4/2/2023
Unit 20 – Period 79
CÂU CẢM THÁN – CÂU TRẦN THUẬT
I. Mục tiêu
1. Năng lực 
 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán, câu trần thuật.
- Chức năng của câu cảm thán, câu trần thuật.
 - Nhận biết được câu câu cảm thán, câu trần thuật trong văn bản.
 - Sử dụng câu câu cảm thán, câu trần thuật phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp.
2. Phẩm chất: Yêu nước, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
3. Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: Viết đoạn văn sử dụng kiểu câu theo mục đích nói phù hợp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH.
2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
* Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học
* Tổ chức thực hiện:
 Kiểm tra: Gv kiểm tra việc tự học (thông qua việc ghi chép, giải quyết yêu cầu) qua hai video đã gửi ở cuối tiết học 50.
Yêu cầu:
Bước 1: Chọn chủ đề/Bài dạy: Bài 20, tiết 51: CÂU CẢM THÁN, CÂU TRẦN THUẬT. 
Bước 2: Thiết kế bài giảng, video -> share các tài liệu tham khảo lên mạng. (Thể hiện ở hai video mà giáo viên đã gửi hai đường link ở cuối tiết 51)
- Giáo viên đăng video bài giảng, tài liệu tham khảo, nội dung, video lên không gian lớp học trên mạng. Cụ thể trên nhóm zalo của lớp, trên nhóm Mecsenger.
- Học sinh xem video về nội dung tiết học: câu cảm thám, câu trần thuật.
- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ về bài cần hoàn thành sau khi xem xong bài giảng và đọc tài liệu trang 25, 26. Yêu cầu học sinh phải hoàn thiện bài tập đúng thời hạn.
- Nhiệm vụ là kiến thức trọng tâm của bài học mà học sinh phải nắm được. Cụ thể:
+ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
+ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật
 Giáo viên tương tác, chia sẻ với học sinh thông qua forum, chat... giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua nhiệm vụ và bộ câu hỏi Quiz, ý thức tự giác được đánh giác bằng cách cho điểm 
Bước 3: HS xem bài giảng, video, tài liệu ở nhà -> Trả lời câu hỏi, làm bài tập. 
Bước 4: HS lên lớp thực hành, thảo luận, trao đổi với nhau và với giáo viên trên lớp. (Thể hiện ở tiết 51).
Giáo viên cho học sinh tổng hợp lại kiến thức trong tiết học.
Giáo viên tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm cho học sinh, học sinh nộp biên bản thảo luận cho giáo viên (Sản phẩm của HS)
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: Trình bày: Đặc điểm hình thức của câu cảm thán, câu trần thuật. Chức năng của câu cảm thán, câu trần thuật.
HS HĐ Nhóm ( 5’). Thống nhất ý kiến về nội dung kiến thức, Báo cáo sản phẩm , chia sẻ
GV nhận xét, khái quát, kết hợp phân tích, bổ sung thêm về: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
HS HĐ Nhóm ( 5’). Thống nhất ý kiến về nội dung kiến thức, Báo cáo sản phẩm , chia sẻ
GV nhận xét, khái quát, kết hợp phân tích, bổ sung thêm về: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
3: HĐ 3: HDHD luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập theo yêu cầu
- HSHĐ cặp đôi (3’) thực hiện bài tập 2.a,b,c TL-Tr29/37
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận 
- HSHĐ cá nhân (5’) thực hiện bài tập 2.a, c , d TL-Tr29/37
- HS chia sẻ máy hắt
- GV nhận xét, kết luận
I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
- Đặc điểm hình thức: 
+ Câu cảm thán có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi (ơi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, ...; 
+ Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết).
I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. 
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả...
- Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi là dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 2 (TL-Tr28/36,37)
a.
(1).Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
- Hình thức: Có từ cảm thán: “Than ôi “, “thay”; có dấu chấm than (!) 
- Chức năng: bộc lộ cảm xúc lo lắng vì đê sắp vỡ 
(2). Chao ôi, có biết... mình thôi.
- Hình thức: Có từ cảm thán: “Chao ôi”.
- Chức năng: Bộc lộ nỗi ân hận, day dứt của Dế Mèn về thói hung hăng, hống hách, lếu láo của mình
b. 
- Các câu trên đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng không có câu nào là câu cảm thán vì không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (từ ngữ cảm thán, dấu chấm than).
(1) -> Lời than thở, bị áp bức của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
(2). -> Bộc lộ tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CMT 8).
(3). Bộc lộ nỗi ân hận của Dến Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
c.
(1) Trước tình cảm của người thân dành cho em. 
- Ôi! Con yêu mẹ lắm!
- Chao ôi, cháu cảm ơn dì!
(2) Khi nhìn thấy mặt trời mọc. 
- Cảnh bình minh trên biển đẹp biết bao!
Cảnh mặt trời mọc sớm nay đẹp biết bao!
2. Bài tập (TL-Tr29/37)
a. Xác định kiểu câu và chức năng.
1) + Câu 1: Câu trần thuật -> kể
 + Câu 2,3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2) + Câu 1: câu trần thuật -> kể.
 + Câu 2: Câu cảm thán.
 + Câu 3,4: câu trần thuật. -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thái độ đối với nhân vật.
c. Đặt câu
- Hứa: Em xin hứa với cô sẽ chăm chỉ học tập hơn ạ.
- Xin lỗi: Con xin lỗi mẹ vì..
- Cảm ơn: Em xin cảm ơn cô.
- Chúc mừng: tớ xin chúc mừng bạn
- Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
d. Viết đoạn văn sử dụng cả 4 kiểu câu đã học.
VD:
 Vào lúc tan trường, Lan vừa đi vừa hỏi Lân: 
- Này, cậu có mang theo cuốn " Hai vạn dặm dưới đáy biển" để cho tớ mượn hay không?
Lân trả lời:
- Tớ có đem theo đây. Nhưng bây giờ cậu phải đãi tớ một li nước mía đã.
Nam vui sướng reo lên:
- Ôi ! Hay quá! Tớ sẵn sàng mời cậu. Nào chúng ta cùng đi!
Củng cố: (2’)
H: Tại sao có một số câu bộc lộ cảm xúc mà không được coi là câu cảm thán? Nhận xét dấu trong câu cảm thán?
- HS trình bày, chia sẻ
- GV khái quát lại bài học
Hướng dẫn học bài: (1’)
- Bài cũ:
+ Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Lấy thêm nhiều ví dụ, viết văn bản có sử dụng câu cảm thán.
- Bài mới: Chuẩn bị bài “Hành động nói”
+ Đọc các đoạn văn sau đó trả lời các câu hỏi TL-Tr26; Phần HĐ luyện tập (Bài tập 3, TL-Tr29)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_8_bai_21_cau_tran_thuat_nam_hoc_2022_202.docx