Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì II - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì II - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

Giúp HS nắm được

-Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.

-Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)

2.Tư tưởng

Giúp HS nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời có cá nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đâytrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3.Kĩ năng

Giúp HS bước đầu tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận , đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng.

 

docx 121 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 học kì II - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 24
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 16 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Giúp HS nắm được
-Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.
-Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
2.Tư tưởng
Giúp HS nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời có cá nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đâytrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.Kĩ năng
Giúp HS bước đầu tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận , đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng.
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học
- Năng lực chuyên biệt: Nhận xét, đánh giá, lập sử dụng lược đồ...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
-Bản đồ Liên Xô
-Tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
-Một số tư liệu, mẩu chuyện về xây dựng kinh tế, văn hoá ở Liên Xô thời kì 1925-1941.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng chính quyền Xô viết và thực hiện thành công nhiệm vụ đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kết quả đạt được ntn là mục tiêu chung của bài học 
*Phương thức: cá nhân
B1: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh H58/85, H59/84
? Nội dung bức ảnh trên phản ánh diều gì
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Học sinh trình bày
B4: Gv đánh giá, nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế(1921-1925)
* Mục tiêu: nắm được những khó khăn của Lien Xô sau cách mạng, qua trình khôi phục kinh tế thông qua Chính sach kinh tế mới,kết quả
*Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân, cặp đôi
 B1:Gv: Giao nhiệm vụ cho học sinh
? Nga bước vào thời kì xây dựng đất nước trong tình hình ntn?
? Trong tình hình đó, Đảng Bôn-sê-vich đã có chủ trương ntn?
? Nội dung của chính sách kinh tế mới?
? Chính sách KT mới có tác dụng ntn đối với nước Nga?
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ trao đổi, thảo luận
B3: Đại diện nhóm trình bày
B4: Gv chốt kiến thức
* Nội dung cần đạt 
I.Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925).
- Tình hình nước Nga sau chiến tranh:
+ Kinh tế bị tàn phá.
+ Dịch bệnh và nạn đói trầm trọng.
+ Lực lượng phản cách mạng nổi dậy.
- Tháng 3/1921, nước Nga thực hiện chính sách kinh tế mới.
=> Kinh tế phục hồi, đời sống nhân dân được cải thiện.
- 12/1922, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập (Liên Xô).
2. Tìm hiểu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô(1925-19413. 
* Mục tiêu:- Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925 - 1941)
*Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi....
B1: Gv giao nhiệm cho học sinh
? Thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
 Quan sát H.59,60/SGK.
? So sánh với tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX, em có nhận xét gì?
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ trao đổi, thảo luận
B3: Đại diện nhóm trình bày
B4: Gv chốt kiến thức
* Nội dung cần đạt
* Thành tựu:
- Công nghiệp: Năm 1936 đứng đầu Châu Âu và thứ hai trên thế giới.
- Nông nghiệp: Được tập thể hoá.
- Văn hoá - giáo dục: 
+ Thanh toán nạn mù chữ.
+ Phát triển hệ thống giáo dục, khoa học – kĩ thuật và văn hoá - nghệ thuật.
- Xã hội: Xoá bỏ giai cấp bị bóc lột
 Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu cảu bài học)
 Phương thức
B1: Gv giao nhiệm cho học sinh
-Trình bày những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925 đến 1941.
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Học sinh trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
*Nội dung cần đạt
Biến đổi
1. Về kinh tế:
*Kết quả: công nghiệp đứng thứ hai thế giới.Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp
2. Về văn hoá-giáo dục
-Thanh toán nạn mù chữ.
-Hoàn thành phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố.
ĐẠt nhiều thành tựu rực rỡ về KH –kĩ thuật và v.hóa- nghệ thuật
3.Về xã hội
Xoá bỏ giai cấp bóc lột, còn hai giai cấp công nhân và nông dân và tầng lớp trí thức.
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc xây dựng đất nước ta hiện nay
 Phương thức: 
B1:- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Để tiến hành xây dựng đất nước ngày cang giàu mạnh theo em nước ta đã học tập được gì từ Liên Xô
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Học sinh trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
Nội dung cần đạt
- Đề ra các kế hoạch PT kinh tế
- Tiến hành CNH-HĐH đất nước...
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.	 Kí, duyệt của BGH
 Ngày ..........tháng........năm 2018
 Nguyễn Thị Hương
TIẾT 25
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CTTG (1918-1939)
Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.Kiến thức Giúp HS nắm được:
-Những nét khái quát về tình hình Châu âu trong những năm 1918-1939
-Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở Châu âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.
 2.Tư Tưởng 
Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.
 3.Kĩ năng
-Rèn luyện tư duy lô-gic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
-Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động đến lãnh thổ những quốc gia như thế nào.
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học
- Năng lực chuyên biệt: Nhận xét, đánh giá, lập sử dụng lược đồ...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
 1.Bản đồ châu âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918)
2.Tranh ảnh minh hoạ đã có trong SGK
3.Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu:Thắng lợi của cuộc Cm tháng Mười Nga 1917, sự kết thúc CTTG I đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử phát triển của Châu Âu. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu những nét khái quát về tình hình Châu Âu từ sau CTTG I đến trước CTTG II.
*Phương thức: 
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát lược đồ các nước châu Âu
? Trình bày hiểu biết của em về châu âu
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Học sinh trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I.Châu Âu trong những năm 1918-1929
1. Những nét chung
* Mục tiêu: 
- Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918- 1929.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1929 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
*Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi
 B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs
Hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
? Nêu đặc điểm nêu đặc của Châu Âu trong những năm 1918- 1929
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Đại diện nhóm trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
* Nội dung cần đạt
Một số quốc gia mới xuất hiện từ sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung.
- Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế.
-Cách mạng bùng nổ ở nhiều nước Châu Âu, làm nền thống trị TS bị chấn động.
- Trong những năm 1924-1929, các nước TB Châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, kinh tế phục hồi và phát triển 
2. Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế cộng sản thành lập (Đọc thêm)
?Trình bày sự ra đời, quá trình hoạt động, vai trò của quốc tế thứ ba
II. Tìm hiểu châu Âu trong những năm 1929-1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó
* Mục tiêu: - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và hậu quả của nó đối với Châu Âu.
*Phương thức:cá nhân, nhóm
B1: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh
?Trình bày nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933
? Để giải quyết khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì?Vì sao trong giới tư bản lại có hai cách giải quyết khủng hoảng khác nhau?
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Đại diện nhóm trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
* Nội dung cần đạt 
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và những hậu qủ của nó.
- Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa 
- 1929 - 1933, khủng hoảng kinh tế nổ ra khắp châu Âu.
- Hậu quả:
+ Kinh tế bị tàn phá nặng nề.
+ Sản xuất đình đốn, người lao động đói khổ.
- Để giải quyết khủng hoảng:
+ Anh,Pháp thực hiện cải cách kinh tế, xã hội.
+ Đức, I-ta-li-a thực hiện phát xít hoá chế độ thống trị, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
Haotj động 3: Luyện tập
 Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
 Phương thức 
B1: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh
 Các nước TB đã đề ra biện pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng?
B2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Học sinh trả lời
B4: Gv đánh giá, nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong thực tiễn về vấn đề bảo vệ hòa bình
Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Để bảo vệ hòa bình và PT mối quan hệ hợp tác hữu nghị các quốc gia dân tộc trên thế giới cần phải làm gì?
*Nội dung cần đạt
- ngăn chặn chiến tranh, tăng cường hợp tác học hỏi lẫn nhau, gải quyết mâu thuẫn bằng hòa bình, chông chủ nghĩa khủng bố cực đoan...
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.	 Kí, duyệt của BGH
 Ngày ..........tháng........năm 2018
 Nguyễn Thị Hương
TIẾT 26
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 18. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI (1918-1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những nét chính về tình hình kinh tế -xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự phát triển của Đảng cộng sản Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ và tác động của chính sách mới
2. Kỹ nãng
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
-Sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội
Tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử
3. Thái độ
- Giúp học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản
- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đáu tranh chônga áp bức trong xã hội tư bản
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, tư duy logíccho học sinh...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Các tranh ảnh có liên quan,những hình ảnh  ...  tinh thần học tập tự giác, yêu thích bộ môn này.
- Rèn kỹ năng đánh giá, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử.
II CHUẨN BỊ :
 GV: Xây dựng ma trận ,đề kiểm tra, hướng dẫn chấm 
 HS: Ôn tập chuẩn bị giấy bút kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA:
Thiết lập ma trận 
 Mức độ 
Nội dung 
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Trình bày được nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.Kể tên được các nhà cải cách tiêu biểu 
Giải thích được vì sao những đề nghị cải cách không thực hiện được mà công cuộc đổi mới hiện nay của ta đạt nhiều thành tựu 
3
Số câu:
Số điểm: 
Tỷ lệ:
1/2
1.5
15%
1/2
2.0
20%
1
3.5
35%
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam
Trình bày được cuộc khai thác của Pháp ở Việt Nam về kinh tế
Hiểu được mục đích những chính sách đó là nhằm vơ vét bóc lột sức người sức của của nhân dân Đông Dương
.
I.Trắc nghiệm(5 điểm)
Khoanh vào đáp án đúng
Câu 1: Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để 
A.chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.
B.chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.
C.chống lại sự cướp phá của quân Thanh.
D.hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
Câu 2: Phong trào Đông du tan rã vì
A.phụ huynh đấu tranh đòi con em họ về nước.
B.thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
C.Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng.
D.Phan Bội Châu bị bắt giam.
Câu 3: Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là
A.giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính Đảng ở Việt Nam
B.truyền bá tư tưởng tự do - bình đẳng- bắc ái của cách mạng tư sản Pháp.
C.bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bs nội dung học tập, nếp sống mới.
D.tuyền truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên.
Câu 4: Phong trào chống thuế ở Trung Kì được bắt đầu từ tỉnh
A.Quảng Nam B.Quảng Ngãi C. Quảng Bình D.Quảng Trị
Câu 5: Hãy điền chữ Đ(Đúng) hoặc chữ S (sai) vào Ô o dưới đây
A.oTrong công nghiệp, thực dân Pháp tập trung vào công nghiệp chế biến.
B.o Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của thuộc địa..
C.o Hàng hóa của Pháp và hàng hóa của nước khác nhập vào Việt Nam bị đánh thuế rất nặng.
D.o Giai cấp nông dân Việt Nam rất hăng hái tham gia cách mạng.
*Kết cục
- Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không được thực hiện vì
+ Cuối thế kỉ XIX Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng đặc biệt là về kinh tế.
+ Nhà Nguyễn bảo thủ bất lực: Khước từ mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa toàn diện. Nội dung còn dập khuôn, mô phỏng với nước ngoài, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội Việt Nam (giữa Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân với địa chủ phong kiến)
Câu 2:
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19.5.1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng
- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra nhưng đều bị thất bại do khủng hoảng, bế tắc về đường lối, lãnh đạo cách mạng.
- Tuy khâm phục Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh......nhưng Người không tán thành đường lối hoạt động của họ.
- 5.6.1911 Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
*Quá trình hoạt động của Người từ năm 1911- 1917
- Ngày 5/6/ 1911 tại bến cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu.
- Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười NgaNhững hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau.
Câu 1: Nơi Pháp mở đầu cuộc tấn công Việt Nam là:
        A.Sài gòn-gia định                       B.Huế
        C.Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)     D.Thuận An
Câu 2: Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân pháp
  A.Nhâm Tuất 1862                       B.Hác Măng 1883
  C.Giáp Tuất 1784.                        D. Patơnốt 1884
Câu 3: Tướng giặc tử trận tại Cầu Giấy lần I (12/1873) là:
Đuy- Puy                                  B. Gacniê
        C.Hác- Măng                               D.Ri –vi- e
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương là:
        A.Khởi nghĩa Ba Đình                 B.Khởi nghĩa Hương Khê
        C.Khởi nghĩa Bãi Sậy                  D.Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 5: Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô vuông dưới đây:
A.oNguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)
B.o “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây” là câu nói của Nguyễn Trung Trực.
C.o Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dùng thơ văn chống Pháp.
D.o Trương Quyền được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.
Câu 6: Viết những từ thích hợp, những chi tiết còn thiếu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê vào chỗ trống:
- Lãnh đạo cao nhất: ...
-Tướng tài:         
- Căn cứ: .
-Thời gian tồn tại:   .
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm).
Câu 1: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp từ 1858-1873? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn?
Câu 2: Em biết cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào ? (3 điểm)
C.Đáp án
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
1
2
3
4
C
A
B
B
Câu 5:
A
B
C
D
Đ
Đ
Đ
S
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày..tháng.năm 2022
 Xác nhận của GH
 Trịnh Phong Quang
... - Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.
* Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
*Kết cục
- Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không được thực hiện vì
+ Cuối thế kỉ XIX Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng đặc biệt là về kinh tế.
+ Nhà Nguyễn bảo thủ bất lực: Khước từ mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa toàn diện. Nội dung còn dập khuôn, mô phỏng với nước ngoài, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội Việt Nam (giữa Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân với địa chủ phong kiến)
Câu 2:
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19.5.1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng
- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra nhưng đều bị thất bại do khủng hoảng, bế tắc về đường lối, lãnh đạo cách mạng.
- Tuy khâm phục Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh......nhưng Người không tán thành đường lối hoạt động của họ.
- 5.6.1911 Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
*Quá trình hoạt động của Người từ năm 1911- 1917
- Ngày 5/6/ 1911 tại bến cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu.
- Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười NgaNhững hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau.
Câu 1: Nơi Pháp mở đầu cuộc tấn công Việt Nam là:
        A.Sài gòn-gia định                       B.Huế
        C.Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)     D.Thuận An
Câu 2: Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân pháp
  A.Nhâm Tuất 1862                       B.Hác Măng 1883
  C.Giáp Tuất 1784.                        D. Patơnốt 1884
Câu 3: Tướng giặc tử trận tại Cầu Giấy lần I (12/1873) là:
Đuy- Puy                                  B. Gacniê
        C.Hác- Măng                               D.Ri –vi- e
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương là:
        A.Khởi nghĩa Ba Đình                 B.Khởi nghĩa Hương Khê
        C.Khởi nghĩa Bãi Sậy                  D.Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 5: Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô vuông dưới đây:
A.oNguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)
B.o “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây” là câu nói của Nguyễn Trung Trực.
C.o Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dùng thơ văn chống Pháp.
D.o Trương Quyền được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.
Câu 6: Viết những từ thích hợp, những chi tiết còn thiếu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê vào chỗ trống:
- Lãnh đạo cao nhất: ...
-Tướng tài:         
- Căn cứ: .
-Thời gian tồn tại:   .
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm).
Câu 1: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp từ 1858-1873? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn?
Câu 2: Em biết cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào ? (3 điểm)
C.Đáp án
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
1
2
3
4
C
A
B
B
Câu 5:
A
B
C
D
Đ
Đ
Đ
S

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2021_2022.docx