Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Lạc Tánh

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Lạc Tánh

I/ Mục tiêu:

 - Nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh. Thấy được nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất.

 - Giúp hs nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

 GV: giáo án, sgk, bản đồ thế giới, tài liệu tham khảo.

 HS: vở ghi, sgk.

III/ Tiến trình dạy và học:

 1. Bài mới:

 * Giới thiệu bài mới:

 * Bài mới:

 

doc 78 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1397Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Lạc Tánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1: Ngày soạn: 16/8/2010
 Chương I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 (TỪ GIỮA TK XVI ĐẾN NỮA SAU TK XIX)
 Tiết 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu:
 - Nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh. Thấy được nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất.
 - Giúp hs nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: giáo án, sgk, bản đồ thế giới, tài liệu tham khảo.
 HS: vở ghi, sgk.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 * Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
 GV sử dụng bản đồ thế giới:
- Xác định nước Nê-đéc-lan (Hà Lan), Anh trên bản đồ?
- Vị trí các nước này có tác động gì tới sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN?
 HS: đều nằm ven bờ biển Bắc có điều kiện giao lưu buôn bán ... 
- Ngoài thuận lợi về điều kiện tự nhiên nền sản xuất mới ra đời trong điều kiện lịch sử ntn?
- Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa phát triển?
GV cần nhấn mạnh về sự ra đời các xưởng thuê mướn nhân công, các trung tâm sản xuất, buôn bán, ngân hàng ...
→ Những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII?
- Mâu thuẫn mới nào sẽ nảy sinh và dẫn tới hậu quả gì?
* Hoạt dộng 2:
- Trình bày diễn biến và kết quả của cách mạng Hà Lan?
GV: Nê-đéc-lan có nghĩa là “vùng đất thấp” (thấp hơn mực nước biển) vùng đất chịu sự thống trị của vương quốc TBN từ tk XII nay là lãnh thổ của 2 nước Hà Lan và Bỉ...
- Vì sao CM Hà Lan được xem là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới?
 HS: đánh đổ chế độ phong kiến, thành lập nước cộng hoà ...
GV: cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhân dân đánh đổ pk, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản..
- Những dấu hiệu chứng tỏ vào tk XVII CNTB đã lớn mạnh ở Anh? Sự lớn mạnh đó đã mang lại hệ quả gì?
* Hoạt động 3:
 HS đọc phần in nghiêng trong sgk.
- Cho biết các con số đó chứng tỏ điều gì?
- Những biểu hiện sự phát triển CNTB ở Anh có gì khác với Tây Âu?
- Kinh tế TBCN phát triển đem đến hệ quả gì?
- CNTB phát triển mạnh nhưng vì sao nông dân phải bỏ quê đi nơi khác sinh sống?
→ XH Anh đã tồn tại những mâu thuẫn nào?
* Hoạt động 4:
Sử dụng lược đồ H1/5, H2/6: trình bày diễn biến qua 2 giai đoạn?
- Việc xử lí Sác lơ I có ý nghĩa ntn?
- Tại sao Sác lơ I bị xử tử, cách mạng Anh vẫn chưa chấm dứt?
- Vì sao nước Anh từ chế độ CH lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến?
* Hoạt động 5:
- Cuộc cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai? Ai là người lãnh đạo cách mạng?
- Cách mạng có triệt để không?
Gọi hs đọc câu nói của Mác.Em hiểu ntn về câu nói trên?
→ Kết quả của cách mạng tư sản Anh?
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các tkXV-XVII. Cách mạng Hà Lan.
 1. Một nền sản xuất mới ra đời:
 Kinh tế phát triển, xã hội hình thành giai cấp mới: tư sản và vô sản.
 2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI:
 - Nguyên nhân: pk TBN kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc-lan.
 - Diễn biến:
 + 8/1566 nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy → cuộc đấu tranh bị đàn áp.
 + 1648 nước CH Hà Lan được thành lập → mở đầu thời kỳ lịch sử trọng đại.
 - Kết quả: Hà Lan được giải phóng tạo đk cho CNTB phát triển.
→ Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.
II. Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII:
 1. Sự phát triển của CNTB ở Anh:
 - Kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Anh.
 - Xã hội Anh tồn taị những mâu thuẩn gay gắt: tư sản và quý tộc mới, giữa phong kiến và nông dân.
 2. Tiến trình cách mạng
 a. Giai đoạn 1(1642-1648)
 - 8/1642 cuộc nội chiến bùng nổ,Crôm-oen đánh bại quân đội nhà vua.
 - 1648 nội chiến chấm dứt.
 b. Giai đoạn 2(1649-1688)
 - 30/1/1649 SaclơI bị xử tử.
 - 12/1688 quốc hội tiến hành đảo chính.
→ Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa TK XVII.
 - Đây là cuộc CMTS không triệt để, chỉ đem lại quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng.
 - Mở đường cho CNTB phát triển.
 2.Củng cố:
 - Vì sao nói cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
 - Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của cách mạng tư sản Anh (1640-1688)
 Giai đoạn
 Sự kiện, diễn biến chính
 Kết quả
 1. 1640 – 1649
 2. 1649 - 1688
 3.Dặn dò:
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong sgk.
 - Xem trước bài mới: tìm hiểu trước vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh?
 Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa?
 Ngày soạn: 18/8/2010
 Tiết 2: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (tt)
I/ Mục tiêu:
 - Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vùng đất ở Bắc Mĩ đã bị Anh chiếm làm thuộc địa.
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ.
 - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: giáo án, sgk, lược đồ 13 thuộc địa của Anh
 HS: vở ghi, sgk, bảng phụ
III/ Tiến trình dạy và học:
 * Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan?
 - Tại sao cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
 1. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 * Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
GV treo lược đồ 13 thuộc địa của Anh, kết hợp H 3/7.
- Xác định vị trí 13 thuộc địa của Anh? 
- Miêu tả vài nét về điều kiện tự nhiên của vùng đất Bắc Mĩ?
- Nêu vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?
- Vì sao mâu thuẩn giữa thuộc địa và chính quyền nảy sinh? Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự mâu thuẫn này?
- Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển nền kinh tế thuộc địa?
- Cuộc chiến tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì?
* Hoạt động 2:
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc chiến tranh?
- Diễn biến của cuộc chiến tranh?
 GV giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Oa-sinh-tơn?
GV gọi HS đọc phần in nghiêng về nội dung của tuyên ngôn độc lập?
 HS h/đ cá nhân/nhóm(2phút)
CH: tính chất tiến bộ về “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ thể hiện những điểm nào?
- Ở Mĩ nhân dân có được hưởng các quyền nêu trong tuyên ngôn không?
→ 4/7/1776 lấy làm ngày quốc khánh của Mĩ.
- Chiến thắng Xa-ra-tô-ga có ý nghĩa gì?
- Nhận xét vai trò của Oasinhtơn đối với chiến tranh giành độc lập?
* Hoạt động 3:
- Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đạt được kết quả gì?
- Ý nghĩa của cuộc chiến tranh?
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
 - TK XVII thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
 - Anh kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế TBCN ở thuộc địa → mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.
 2. Diễn biến của chiến tranh:
 - 12/1773 nhân dân cảng Bôxtơn nổi dậy.
 - 4/1775 chiến tranh bùng nổ.
 - 4/7/1776 bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.
 - Anh ký hiệp ước Véc-xai công nhận nền độc lập của Bắc Mĩ.
 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
 - Kết quả: giành độc lập, khia sinh ra nước cộng hoà tư sản Mĩ.
 - Ý nghĩa: là cuộc CMTS thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở đường cho CNTB phát triển.
 2. Củng cố: 
 Lập niên biểu về chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
 3. Dặn dò:
 - Học bài cũ và xem trước bài: “Cách mạng tư sản Pháp”
 - Miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp lúc bấy giờ?
 Tuần 2 Ngày soạn: 21/8/2010
 Tiết 3: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)
I/ Mục tiêu:
 - Diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng. Thấy được tình hình lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp trước cách mạng.
 - Nhận thức tính chất hạn chế của chủ nghĩa tư sản.
 - Biết cách lập niên biểu, bảng thống kê.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: giáo án, sgk, tài liệu, tranh ảnh liên quan đến các sự kiện trong bài
 HS: vở ghi, sgk
III/ Tiến trình dạy học:
 1. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 * Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
- Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện ở những điểm nào?
- Nguyên nhân sự lạc hậu này là do đâu?
- Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiêp ntn?
* Hoạt động 2:
 GV hướng dẫn HS phân biệt 2 khái niệm: giai cấp và đẳng cấp.
- Trước cách mạng Pháp là nước ntn?
- Xã hội Pháp được phân ra những đẳng cấp nào?
- Vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp và nêu vai trò, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội?
GV: Quý tộc và tăng lữ: nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính.... Đẳng cấp thứ 3:chiếm 90% dân số.
- Vì sao giai cấp tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ ba?
 HS quan sát H5/10
- Cho biết nội dung chính của bức tranh?
* Hoạt động 3:
 Cho Hs q/sát H6,7,8/11, đọc những đoạn dưới bức ảnh.
- Nội dung của những tư tưởng mới là gì?
- Những tư tưởng đó đã tác động ntn đối với việc chuẩn bị tích cực cho cuộc cách mạng sắp tới?
* Hoạt động 4:
- Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?
-T ình hình trên dẫn tới kết quả gì?
* Hoạt động 5:
GV: trước cơn nguy kịch của chế độ phong kiến nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Lu-i XVI buộc Pháp triệu tập hội nghị ba đẳng cấp.
- Hội nghị ba đẳng cấp có giải quyết được mâu thuẩn không?
- Cách mạng đã bùng nổ ntn?
- Tại sao ngày tấn công ngục tù Baxti lại được coi là ngày mở đầu thắng lợi của cách mạng Pháp?
I. Nước Pháp trước cách mạng.
 1. Tình hình kinh tế:
 - Nông nghiệp lạc hậu.
 - Công thương nghiệp phát triển nhưng bị kìm hãm.
 2. Tình hình chính trị- xã hội:
 - Chính trị: Pháp là nước quân chủ chuyên chế.
 - Xã hội: phân thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
 Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến và chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp tới.
II. Cách mạng bùng nổ
 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế:
 Dưới thời Vua Lu-i XVI chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.
 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng: 
 14/7/1789 quần chúng tấn công ngục Baxti.
 2. Củng cố:
 - Vì sao cách mạng Pháp 1789 được coi là cuộc “đại cách mạng”?
 - Bài tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
 Cách mạng Pháp đã làm được những việc (Kiểm tra miệng)
 a. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
 b. Giải quyết vấnđề ruộng đất cho nhân dân
 c. Xóa bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp
 d. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền
 e. Giải quyết thỏa đáng nhu cầu của các tầng lớp trong xã hội
 3. Dặn dò:
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong sgk.
 - Tìm hiểu chế độ quân chủ lập hiến của cách mạng Pháp kéo dài được bao lâu? Nhân dân Pháp đã có những hành động ntn khi “tổ quốc lâm nguy”?
 Ngày soạn: 2 ... hất bại ở Đà Nẵng?
GV:khi được điều vào làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng Nguyễn Tri Phương đã áp dụng kế hoạch: vườn không nhà trống và xây dựng phòng cản giặc 
* Hoạt động 2: Trình bày diễn biến chiến sự ở Gia Định, nội dung cơ bản trong hiệp định Nhâm Tuất.
GV: sau 5 tháng ở Đà Nẳng thực dân pháp hầu như dẩm chân tại chổ, khó khăn ngày càng nhiều, quân lính không hợp khí hậu, thiếu thuốc men ..... quân địch quyết định kéo vào Gia Định.
- Vì sao thực dân pháp tiến công vào Gia Định?
 HS: hòng cắt đứt đường tiếp tế lương thực của triều đình Huế...
GV: sử dụng lược đồ chiến sự Gia Định.
- Trình bày diễn biến, kết quả chiến sự Gia Định?
- Triều đình Huế đã mắc phải sai lầm gì tại chiến trường Gia Định?
 HS: không kiên quyết chống giặc...mà chỉ chú trọng cố thủ.
- Thực dân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà ntn?
GV: hướng dẫn HS quan sát hình 84/116.
- Tại sao triều đình Huế lại vội vàng kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
 -Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? 
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:
 a. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
 b. Chiến sự Đà Nẵng 
 - Chiều 31/8/1858 Pháp và TBN dàn trận trước cửa biển ĐN.
 - Sáng 1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau 5 tháng xâm lược td Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
 2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859:
 - 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định → quân triều đình chống trả yếu ớt.
 - Đêm 23 rạng sáng 24/2/1861 pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh miền ĐNK. 
 - 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
 - Nội dung: sgk/116.
 2. Củng cố, dặn dò:
 - HS làm bài tập trên bảng phụ: (kiểm tra miệng)
 Bài 1: Ngày 31/8/1858 đã có sự kiện lịch sử quan trọng gì xảy ra (khoanh tròn câu trả lời đúng)
 a. Liên quân Pháp – TBN tấn công Đà Nẵng
 b. Triều đình kí hiệp ước nhường 3 tỉnh miền ĐNK cho Pháp
 c. Pháp tấn công kinh thành Huế
 d. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy yếu
 Bài 2: Hoàn thành vào chổ trống.
 Thời gian
 Sự kiện
 24/2/1861
 ................
 17/2/1859
 ................
 5/6/1862
..................................................................
Pháp nổ súng xâm lược nước ta
...................................................................
Liên quân Pháp- TBN dàn trận ở Đà Nẵng
...................................................................
 - Học bài cũ, nắm vững trọng tâm bài học.
 - Xem trước phần II: “Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 – 1873”
 + Khai thác kênh hình trong sgk.
 + Sưu tầm những bài thơ nói về cuộc kháng chiến chống Pháp
 + Các phong trào kháng chiến tiêu biểu của nd ta trên chiến trường Đà nẵng, Gia Định. 
 + Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì kháng chiến chống td Pháp ntn?
 Tuần 21 Ngày soạn: 5/1/2011
Tiết 37: Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 – 1873 (tt)
I/ Mục tiêu:
 - Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. 
 - Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây. Trách nhiệm của triều đình đối với việc để mất nước vào tay Pháp. Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
 - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nd ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh để khắc sâu những nội dung của bài học
II/ Chuẩn bị của GV và HS::
 GV: giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bản đồ VN
 HS: vở ghi, sgk
III/ Tiến trình dạy và học:
 * Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày tình hình chiến sự ở Gia Định? Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
 1. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 * Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thứ cần đạt
* Hoạt động 1: Diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
GV: treo bản đồ VN
- Xác định những địa danh nổ ra phong trào k/c của nd ta ở ĐN và 3 tỉnh miền ĐNK?
- Thái độ nhân dân ta khi Pháp xâm lược Đà Nẵng?
GV: khi nghe tin giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta Phạm Văn Nghị đã chiêu mộ 300 quân, phần lớn là những học trò của ông khăn gói vào kinh đô xin vua đi giết giặc....
- Phong trào kháng chiến ở Gia Định diễn ra ntn?
GV: tàu Et-pêrăng của Pháp bị đốt cháy, nghĩa quân Ng. Trung Trực đã sáng tạo ra cách đánh pháo thuyền rất có hiệu quả làm cho Pháp rất lúng túng....
- Trình bày cuộc khởi nghĩa Trương Định?
GV: sau khi quân P’ chiếm thành G.Định ông đưa quân đến đóng tại Thuận Kiều phối hợp với quân triều đình đánh giặc, l2 nghĩa quân phát triển rất nhanh, địa bàn hoạt động rộng.... Khi thấy l2 k/n lớn mạnh giặc Pháp và triều đình lo sợ, triều đình đã hạ lệnh ông phải bãi binh 2 lần điều ông đi nhận chức lãnh binh ở An Giang và Phú Yên 
GV: hướng dẫn HS quan sát bức tranh và cho hs mô tả quang cảnh buổi lễ phong soai của Trương Định.
- Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển ntn?
 GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:(4phút)
CH: So sánh thái độ và hành động của nd và triều đình trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
* Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây. 
- Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất?
GV: về phía triều đình vì tin vào lương tâm hảo ý của kẻ thù nên đã chiều theo các điều ước đã kí mà thực hiện .
- Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ ntn?
 GV cho HS quan sát lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kỳ?
GV giải thích thêm:
- Phong trào kháng chiến của nd 6 tỉnh Nam Kỳ diển ra ntn?
 GV hướng dẫn HS thảo luận bàn/nhóm (3phút).
- Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ? 
II. Cuộc k/chiến chống Pháp từ 1858-1873.
 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền ĐNK.
 a. Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh phối hợp quân triều đình chống Pháp.
 b. Tại Gia Định và 3 tỉnh miền ĐNK:
 - Phong trào kháng chiến của nd sôi nổi điển hình là khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Trương Định.
 - Cuộc khởi nghĩa Trương Định làm cho địch “thất điên bát đảo”. Quần chúng tôn ông là Bình Tây đại nguyên soái.
 -K/n Trương Quyền ở Tây Ninh kết hợp với người Campuchia kháng Pháp.
2. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây NK:
 a. Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất
 - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng và cử phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền ĐNK.
 - Ngày 20→24/6/1867 td Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ mà không tốn 1 viên đạn.
 b. Phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ: nổ ra ở nhiều nơi. 
 2.Củng cố, dặn dò:
 - Phong trào kháng chiến của nd 3 tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kỳ giống và khác nhau ntn? Vì sao có sự khác nhau đó?
 - Nhìn vào lược đồ khởi nghĩa Nam Kỳ em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nd Nam Kỳ?
 - Khi bị giặc bắt Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết, Nguyễn Trung Trực khảng khái trước quân thù “bao giờ người Tây nhổ hết ....người Nam đánh Tây”. Em có nhận xét gì về hành động của các ông?
 - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk.
 - Xem trước bài mới: “Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc”
 + Điểm nổi bật của nd ta sau 1867? Tình hình trên có lợi cho ai?
 + Tại sao đến 1873 thực dân Pháp mới tổ chức đánh chiếm Bắc Kỳ? Mục tiêu đánh chiến Bắc Kỳ là gì? 
 Tuần 22: Ngày soạn: 10/1/2011
Tiết 38: Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC
(1873 – 1888)
I/ Mục tiêu:
 - Biết được âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. Thái độ của triều đình Huế trước việc Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
 - Có thái độ xem xét về luận công và tội của nhà Nguyễn.
 - Tường thuật sự kiện lịch sử.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: giáo án, sgk, sgv, bản đồ hành chính VN.
 HS: vở ghi, sgk
III/Tiến trình dạy và học:
 1.Dạy bài mới:
 *Giới thiệu bài mới:
 *Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu
 *Hoạt động 2: Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.
GV: sử dụng bản đồ VN để minh hoạ quá trình bành trướng xâm lược của Pháp.
- Tại sao đến 1873 quân Pháp ở Nam Kì lại triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì?
- Âm mưu của Pháp khi đánh ra Bắc Kì?
- Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
GV minh hoạ thêm:
- Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà vẫn không thắng được giặc?
 HS: quân triều đình không chủ động tấn công địch, trang thiết bị lạc hậu.
* Hoạt động 3: Trình bày cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
GV: triều đình Huế đối lập với tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
- Cho biết phong trào kháng chiến của nhân dân ở Hà Nội khi Pháp đến Hà Nội?
GV minh hoạ thêm:
- Phong trào kháng chiến tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì trong thời gian này (1873 - 1874) như thế nào?
- Trình bày chiến thắng tại Cầu Giấy?
GV phân tích: chiến thắng Cầu Giấy tạo nên 2 thái độ tương phản:
 + Nhân dân hăng hái, phấn khởi chống giặc.
 + Triều đình mặc cả với Pháp trong cuộc thương lượng để đi đến kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
- Hãy cho biết nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)?
- Tại sao nhà Nguyễn lại kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Hành động đó nói lên điều gì?
I. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc k/c ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
 1. Tình hình VN trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
 2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất 1873.
 - Âm mưu: lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
 - Diễn biến:
 + Sáng 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, đến trưa thì chiếm được thành.
 + Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Bắc Kì chưa đầy 1 tháng Pháp đã chiếm được: Hải Dương, Hưng Yên....
 - Kết quả: thất bại
 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì(1873 - 1874)
 - Tại Hà Nội: nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
 - Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì: Pháp đi tới đâu cũng bị đột kích. Điển hình là phong trào: Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị.
 - 21/12/1873, tại Cầu Giấy quân Pháp bị thất bại 
 - Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): 
(sgk/121)
 2. Củng cố, dặn dò:
 - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
 - So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình trong việc tổ chức chống xâm lược? (Kiểm tra miệng)
 - Kể những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ở Bắc Kì sau khi chúng chiếm được vùng đất này?
 - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk.
 - Xem trước phần II: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai...
 + Tại sao thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2?
 +Nhân dân Bắc Kì đã có sự phối hợp quân đội triều đình kháng chiến chống Pháp như thế nào?
 + Tìm hiểu nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt?

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 8.doc