Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực

Trình bày nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

HS có các năng lực thuyết trình, phân tích, đánh giá, nhận xét về nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Phẩm chất

Bồi dưỡng cho HS ý thức chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.

* HS KG

Suy nghĩ về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính

2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/12/2022
Ngày giảng: 6/12 (8C); 7/12 (8E)
Tiết 27. Bài 10
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Năng lực 
Trình bày nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
HS có các năng lực thuyết trình, phân tích, đánh giá, nhận xét về nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Phẩm chất
Bồi dưỡng cho HS ý thức chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.
* HS KG
Suy nghĩ về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 
 (slide 2): H: Trình bày kết cục của CTTG thứ nhất.
Đáp án:
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương;
- Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, bị phá hủy;
- Chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Khởi động (slide 3)
HĐCL - 2’: Quan sát hình 1 trả lời câu hỏi phần khởi động (TL/77).
Hình 1 đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người. Em biết gì về nội dung đó? 
HS trả lời: - Hình 1 nói về vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản ngày 6/8/1945 làm 8 vạn người chết.
- Vụ ném bom nguyên tử nằm trong chuỗi các sự kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai, giai đoạn cuối của chiến tranh, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật, từ ngày 6-9/8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Na-ga-sa-ki, hủy diệt hai thành phố này. Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh chấm dứt.
GV dẫn dắt, nêu mục tiêu giờ học vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Mục tiêu: Trình bày nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
HĐCĐ - 3’: Tìm hiểu thông tin mục 1 (TL/78,79) kết hợp quan sát hình 2 trả lời các câu hỏi: Nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
+ Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 (gọi là khủng hoảng "thừa" vì đây là tình trạng hàng hóa ế thừa. Cung vượt cầu (hàng hóa vượt sức mua).
+ Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, người dân không có tiền mua.
+ Hậu quả: sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ.
+ Con đường các nước tư bản thoát khỏi khủng hoảng:
. Cải cách kinh tế xã hội (Anh, Pháp).
. Phát xít hóa chế độ thống trị, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới (Đức, I-ta-li-a, Nhật).
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
HĐCĐ, 5p, trả lời câu hỏi:
 1) Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước.
2) Miêu tả H.2 (TL/79) và nêu những hiểu biết của em về Hít – le.
3) Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt KT.
 1) Hít-le tấn công các nước châu Âu trước vì:
+ Hít-le chưa đủ lực để đánh Anh, Pháp, Liên Xô.
+ 2 nước Anh, Pháp đã nhượng bộ phe phát xít, Hít-le đã nắm được điều này.
+ Tấn công các nước châu Âu, Đức sẽ dễ dàng giành chiến thắng, qua đó có thể củng cố tiềm lực tấn công các nước Anh, Pháp, Nga.
2) Chúng ta có thể thấy chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ được phản ánh khá rõ trong bức tranh biếm hoạ năm 1939. Đây là bức tranh biếm hoạ do một hoạ sĩ người Thuỵ Sĩ vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu Âu đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện Giu-li-vơ du kí, xung quanh là các nước châu Âu được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển.
-> Chính thái độ nhượng bộ thoả hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp) đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động tấn công các nước châu Âu trước vì chưa đủ sức đánh Liên Xô.
HS giới thiệu về Hít-le 
* Trách nhiệm của các nước lớn: Các nước Ạnh, Pháp phải chịu trách nhiệm trực tiếp, chính 2 quốc gia này dung túng, tiếp tay cho phát xít Đức, để Đức lộng hành và gây nên chiến tranh. Liên Xô đã dùng mọi nỗ lực để ngăn cản chiến tranh, kêu gọi Anh, Pháp cùng ngăn cản Đức, nhưng Anh Pháp đã từ chối.
1. Nguyên nhân 
a. Sâu xa 
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc (Anh, Pháp, Mĩ với Đức, Ý, Nhật ) về thị trường, thuộc địa, nguyên liệu. 
b. Trực tiếp 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 -> Thế giới hình thành hai khối đối địch nhau và đều thù địch với Liên Xô:
+ Khối phát xít: Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản.
+ Khối đế quốc: Anh – Pháp – Mĩ.
- Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, sau đó Anh, Pháp tuyên chiến với Đức -> chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
4. Củng cố (2’): 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?
HS chia sẻ. GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm.	
5. Hướng dẫn học (2’) 
* Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp SGK, nhớ được những nét chính về nguyên nhân dẫn cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Bài mới: Xem trước mục 2, tìm hiểu về diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lập bảng thống kê về diễn biến Chiến tranh TG thứ hai theo biểu
Thời gian
Sự kiện
 Hitler, sinh 1889 tự sát 1945, nhà hoạt động chính trị người Đức gốc Áo. Quốc trưởng Đức trong thời kì nước Đức phát xít, tội phạm chiến tranh số một trong Chiến tranh thế giới II. Sinh ra ở Braonao (Braunau; Áo), trong một gia đình nông dân và viên chức tiểu tư sản (cha làm viên chức hải quan). Mồ côi cha từ năm 14 tuổi. Sau khi mẹ chết (12.1908), Hitle sống lang thang ở Viên. Tháng 8.1914 đi lính, hai lần bị thương và được tặng thưởng ""Chữ thập sắt"". Tháng 9.1919, gia nhập một nhóm chính trị ở Muynkhen (München; còn gọi là Muynich). Năm 1921, thành lập Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Đức (tức Đảng Quốc xã). Cuốn sách ""Cuộc chiến đấu của tôi"" (1924) tuyên truyền tư tưởng chiến tranh, âm mưu lập lại trật tự mới, bá chủ thế giới. Năm 1933, được chỉ định làm thủ tướng. Hitle chủ mưu đốt toà nhà Quốc hội nhằm vu cho những người cộng sản là thủ phạm, để lấy cớ tiến hành cuộc khủng bố Đảng Cộng sản Đức và người Do Thái, thiết lập nền thống trị độc tài của Đảng Quốc xã. Sau khi Hinđenbua (P. von Hindenburg) chết (1934), Hitle được cử làm quốc trưởng. Từ đó Hitle ráo riết chuẩn bị cuộc Chiến tranh thế giới II (9.1939 - 5.1945). Sau khi Beclin rơi vào tay quân đội Liên Xô (30.4.1945), chủ nghĩa phát xít Đức sụp đổ, Hitle đã tự sát trong hầm ngầm Văn phòng Đế chính ngày 30.4.1945.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_8_bai_10_chien_tranh_the_gioi_thu_hai_19.docx