I. MỤC TIÊU
- HS biết được: Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm 2, 3 kí hiệu hoá học (hợp chất)
- Biết cách viết công thức hoá học khi biết kí hiệu (hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất
- Biết ý nghĩa của công thức hoá học và áp dụng đựoc để làm các bài tập
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết kí hiệu của nguyên tố và tính phân tử khối của chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Tranh vẽ: Mô hình tượng trưng một mẫu:
- Kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi, nước, muối ăn
HS: Ôn tập kĩ các khái niệm: đơn chất, hợp chất, phân tử
Ngày soạn: 18/10/2008 Ngày giảng: 21/10/2008 Tiết 13: công thức hoá học (tiếp) i. mục tiêu - HS biết được: Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm 2, 3 kí hiệu hoá học (hợp chất) - Biết cách viết công thức hoá học khi biết kí hiệu (hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất - Biết ý nghĩa của công thức hoá học và áp dụng đựoc để làm các bài tập - Tiếp tục củng cố kĩ năng viết kí hiệu của nguyên tố và tính phân tử khối của chất ii. chuẩn bị của gv và hs GV: Tranh vẽ: Mô hình tượng trưng một mẫu: Kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi, nước, muối ăn HS: Ôn tập kĩ các khái niệm: đơn chất, hợp chất, phân tử iii. hoạt động dạy – học 1- ổn định lớp 3- Bài cũ: Cho công thức hoá học của một số chất như sau: a, Khí Oxi: O2, Khí Nitơ: N2 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất? Khí O2: Do nguyên tố Oxi tao nên Phân tử Oxi do 2 nguyên tử O tạo thành PTK = 2x16 = 32 (đvC) 3- Bài mới i. công thức hoá học của hợp chất ( 15 phút) GV: Treo tranh mô hình tượng trưng mẫu nước Yêu cầu HS nhận xét: Số nguyên tử có trong một phân tử ở chất trên? GV: Gọi 1 HS nhắc lại định nghĩa hợp chất GV: Vậy trong công thức hoá học của hợp chất có bao nhiêu kí hiệu hoá học GV: Treo tranh: mô hình tượng trưng mẫu nước, muối ăn GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và cho biết: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của các chất trên GV: Giả sử kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất A, B, C và số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là x, y, z Vậy công thức hoá học của hợp chất được viết dưới dạng chung như thế nào? GV: Hướng dẫn HS nhìn vào các tranh vẽ để ghi lại công thức của muối ăn, nước, khí cacbonic GV: Đưa đề bài luyện tập số 1 lên màn hình và yêu cầu HS làm bài tập vào vở. Bài tập 1: 1. Viết công thức hoá học của các chất sau: a) Khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O c) Khí clo biết trong phân tử có 2 nguyên tử clo d) Khí ozon biết phân tử có 3 nguyên tử oxi 2. Cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? GV: Gọi 1 HS làm trên bảng, sau đó chiếu trên màn hình một số bài làm của HS Gọi HS nhận xét và sửa sai (nếu có) Lưu ý: Để HS viết công thức hoá học chính xác: Cách viết kí hiệu Cách viết chỉ số HS: Quan sát HS: Phân tử nước do 2 nguyên tố tạo nên. HS: Hợp chất là những chất tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên HS: Trong công thức hoá học của hợp chất có hai, ba kí hiệu hoá học trở lên HS: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố là một hoặc hai HS: Công thức dạng chung của hợp chất là: AxBy; AxByCz Trong đó: A,B,C là các kí hiệu hoá học x, y, z là các số nguyên, chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất. HS: Công thức hoá học của nước là: H2O Công thức hoá học của muối ăn là: NaCl Công thức hoá học của khí cacbonic là: CO2 HS: Làm bài tập vào vở HS: CH4 Al2O3 Cl2 O3 Các chất đơn chất là: Cl2, O3 Các hợp chất là: CH4, Al2O3 Hoạt động 3 ii. ý nghĩa công thức hoá học của hợp chất ( 20phút) GV: Đặt vấn đề: Các công thức hoá học trên cho chúng ta biết những điều gì? Yêu cầu HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của công thức hoá học GV: Chiếu trên màn hình ý kiến của tất cả các nho0ms Hs rồi tỏng kết lại: GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của công thức H2SO4 GV: Yêu cầu 1 HS khác nêu ý nghĩa của công thức P2O5 HS: thảo luận nhóm (5 phút) và ghi vào giấy trong (hoặc bảng nhóm) HS: Ghi vào vở Công thức hoá học của một chất cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất Phân tử khối của chất HS: Công thức H2SO4 cho ta biết: - Axit sunfuric do ba nguyên tố tạo nên là: hiđro, lưu huỳnh và oxi - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của chất là: 2H; 1S; 4O - Phân tử khối của axit sunfuric là: 1 x 2 + 32 x 1 + 64 x 4 = 98 (đ.v.c) HS: Công thức P2O5 cho ta biết: Có hai nguyên tố tạo nên chất là phốt pho và oxi Số nguyên tử của mỗi nguyên tố là: 2P, 5O Phân tử khối của hợp chất bằng: 31 x 2 + 16 x 5 = 142 (đ.v.c) 4- Củng cố – Luyện tập (8 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK Công thức hoá học cho biết: a) Khí clo (Cl2) Có một nguyên tố cấu tạo nên chất là nguyên tố clo Có hai nguyên tử clo trong một phân tử Phân tử khối bằng: 35,5 x 2 = 71 (đ.v.c) b) Kẽm clorua: ZnCl2 Có hai nguyên tố cấu tạo nên hợp chất là: kẽm và clo Có một nguyên tử kẽm và hai nguyên tử clo trong một phân tử của hợp chất Phân tử khối bằng: 65 x 1 + 35,5 x 2 = 136 (đ.v.c) 5- Bài tập về nhà (2 phút) Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 (SGK tr.33, 34) Rút kinh nghiệm: .......................................................................... ......................................................................... ......................................................................... .........................................................................
Tài liệu đính kèm: