Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính

Hoạt động2: Tình huống học tập

Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?

Hoạt động3: Tìm hiểu về hai lực cân bằng

Gv dùng bảng 5.2 đã vẽ các lực cân bằng nhưng chưa ghi tên lực.

 Hãy kể tên các lực tác dụng lên vật?

 Em có nhận xét gì về: Điểm đặt, cường độ, phương chiều của hai lực (cân bằng) trên?

Gv giới thiệu các lực tác dụng lên các vật trên là hai lực cân bằng

 Hai lực cân bằng là gì?

Bài trước ta biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc. Tức là các lực tác dụng lên vật không cân bằng.

 Khi các lực tác dụng lên các vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

Gv giới thiệu TN: Do nhà bác học người Anh Atút (1746-1807) là người đầu tiên đã tìm ra cách làm TN

Gv giới thiệu quả cân A, B, ròng rọc và sợi dây.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	
Ngày dạy:
Tiết 5: sự cân bằng lực – quán tính
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng, lấy ví dụ và biểu thị bằng véc tơ lực.
- Dự đoán được về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và cách làm TN kiểm tra.
- Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích hiện tượng quán tính.
2.Kỹ năng:
- Kĩ năng làm TN kiểm tra, kĩ năng suy đoán.
3.Thái độ:
- Trung thực, thật thà, nghiêm túc và hợp tác nhóm làm TN.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cả lớp: Dụng cụ TN H.5.3 SGK
III/ các hoạt động dạy học
Trợ giúp của thày
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
• Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
+ Trọng lực của một vật là 20000N. Tỉ lệ xích 1cm-500N
+ Lực kéo của một xe kéo 2000N theo phương ngang, chiều từ phải qua trái. Tỉ lệ xích 1cm-1000N
• Làm bài 4.4 SBT 
Hoạt động2: Tình huống học tập
Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
Hoạt động3: Tìm hiểu về hai lực cân bằng
Gv dùng bảng 5.2 đã vẽ các lực cân bằng nhưng chưa ghi tên lực.
• Hãy kể tên các lực tác dụng lên vật?
• Em có nhận xét gì về: Điểm đặt, cường độ, phương chiều của hai lực (cân bằng) trên? 
Gv giới thiệu các lực tác dụng lên các vật trên là hai lực cân bằng 
• Hai lực cân bằng là gì?
Bài trước ta biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc. Tức là các lực tác dụng lên vật không cân bằng.
• Khi các lực tác dụng lên các vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
Gv giới thiệu TN: Do nhà bác học người Anh Atút (1746-1807) là người đầu tiên đã tìm ra cách làm TN
Gv giới thiệu quả cân A, B, ròng rọc và sợi dây.
Gv vừa làm TN vừa hỏi
• C2: Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên?
Gv làm TN tiếp đặt A/ lên A 
• Tại sao quả cân A cùng với A/ chuyển động nhanh dần?
Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A/ bị giữ lại.
• Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?
Gv làm lại TN mời hai Hs lên theo dõi và ghi kết quả vào bảng 5.1 theo yêu cầu của câu C5
Gv yêu cầu với kết quả trên em hãy trả lời tình huống đầu bài
Hoạt động4: Tìm hiểu về quán tính
• Khi ta ngồi trên xe, xe bắt đầu chuyển động người ta bị xô về hướng nào? Xe đang chuyển động mà đột ngột dừng lại ta bị xô về hướng nào?
• Hiện tượng ta bị xô về một phía. Chứng tỏ vận tốc của một vật có dễ dàng thay đổi một cách đột ngột không?
• Tại sao vận tốc của một vật không thay đổi một cách đột ngột được?
Gv giới thiệu quán tính khối lượng có mối quan hệ với nhau. Khối lượng quyết định quán tính
Gv giới thiệu quán tính
• Em hãy lấy một vài ví dụ về quán tính?
Hoạt động5: Vận dụng
Gv yêu cầu Hs đọc câu C6 trả lời C6
Gv yêu cầu Hs đọc câu C7 trả lời C7
Gv yêu cầu Hs đọc và trả lời từng phần C8 
5/
2/
7/
10/
8/
10/
2HS lên bảng trả lời các yêu cầu 
Hs1 trả lời yêu cầu1 
Hs2 làm bài 4.4
Hs nhận xét, bổ xung
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ trả lời
I- lực cân bằng
1. Hai lực cân bằng là gì?
Hs quan sát 
Các nhóm thảo luận trả lời
Cá nhân Hs nhận xét trả lời
Hs lắng nghe
Hs trả lời và ghi chép
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
a) Dự đoán
Hs dự đoán kết quả
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs quan sát trả lời và ghi chép
Do A chịu tác dụng của hai lực cân bằng T, PA vì T = PB ; PA= PB
Do PA+PA > T
A chỉ còn tác dụng của 2 lực cân bằng PA và T. A vẫn tiếp tục chuyển động.
2Hs lên bảng thực hiện
 Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Ii- quán tính
Hs tự trả lời
Hs trả lời
Hs khá trả lời: Vật luôn có khối lượng xác định
Hs lắng nghe 
Hs lắng nghe và có thể ghi chép:
Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính
Hs tự lấy ví dụ
iii- vận dụng 
Hs trả lời câu C6 và C7
Hs trả lời và giải thích hiện tượng
iv-củng cố- dặn dò (5/)
1.Củng cố: 
- Hai lực cân bằng có đặc điểm gì?
- Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc thay đổi như thế nào?
- Đặc trưng nào của một vật thể hiện quán tính của vật?
2.Dặn dò:
- VN Học thuộc “ghi nhớ”- Làm bài tập SBT.
- VN Đọc phần “ Có thể em chưa biết” - Đọc trước bài 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 8 tiet 5.doc