Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 15 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 15 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

- HS được củng cố những tính chất diện tích đa giác, những công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.

- Có kỹ năng vận dụng các công thức trên vào bài tập ; rèn luyện kỹ năng tính toán tìm diện tích các hình đã học.

- Tiếp tục rèn luyện cho HS thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp; tư duy logic.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Thước, êke, bảng phụ (đề kiểm tra, hình 134)

HS: Nắm vững các công thức tính diện tích đã học; làm bài tập về nhà.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 15 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 28
 LUYỆN TẬP (Bài 2)
A/- MỤC TIÊU 
- HS được củng cố những tính chất diện tích đa giác, những công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. 
- Có kỹ năng vận dụng các công thức trên vào bài tập ; rèn luyện kỹ năng tính toán tìm diện tích các hình đã học.
- Tiếp tục rèn luyện cho HS thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp; tư duy logic. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước, êke, bảng phụ (đề kiểm tra, hình 134)
HS: Nắm vững các công thức tính diện tích đã học; làm bài tập về nhà.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
- Treo bảng phụ đưa ra đề 
- Gọi HS lên bảng 
- Kiểm tra vở bài tập vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng 
- Đánh giá cho điểm 
- HS đọc yêu cầu đề kiểm tra 
- Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập 
- HS tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng 
S = 280000m2 = 0,28km2 = 2800a = 28ha
- HS tự sửa sai (nếu có) 
1. Phát biểu và viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. (6đ)
2. Một mảnh đất hình chữ nhật dài 700m, rộng 400m. hãy tính diện tích mảnh đất đó theo đơn vị m2, km2, a, ha. (4đ)
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Bài 9 trang 119 SGK 
- Nêu bài tập 9 – treo hình 123
Hỏi: Đề bài cho biết gì? Cần tìm gì ? Tìm như thế nào ? 
Gợi ý: DABC là tam giác gì? 
- Tính SABC? Tính SABCD? Từ đó theo đề bài ta tìm x? 
- Gọi HS tính từng phần.
- Cho HS khác nhận xét 
- GV ghi bảng tóm tắt. 
Bài 11 trang 119 SGK 
- GV phát cho mỗi nhóm 2 tam giác vuông bằng nhau, yêu cầu:
- Có được nhiều hình khác nhau càng tốt
- Cho các nhóm trình bày và góp ý 
- GV nhận xét, cho cả lớp xem hình GV đã chuẩn bị trước.
Bài 13 trang 119 SGK
- Nêu bài tập 13 SGK, vẽ hình 125 lên bảng. 
- Hỏi: Dùng tính chất 1 và 2 về diện tích đa giác em có thể ghép hình chữ nhật EFBC và EGHD với những D nào có cùng diện tích và có thể tạo ra những hình để so sánh diện tích? (Đường chéo AC tạo ra những D nào có cùng diện tích?)
- GV hoàn chỉnh bài làm 
- Đọc đề bài tập 9 – Xem hình vẽ 
- Trả lời câu hỏi của GV
Làm bài vào vở: 
 DABC vuông tại A 
® SABC = ½ x.12 = 6x (cm2) 
 SABCD = AB2 = 122 = 144 (cm2) 
Theo đề bài SABC = SABCD 
Û6x=1/3.144Þx==8(cm)
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó làm việc theo nhóm (2 bàn một nhóm) luyện tập ghép hình 
- Sau đó mỗi nhóm trình bày cách ghép hình của nhóm mình. 
- Các nhóm khác góp ý. 
- Đọc đề bài,vẽ hình vào vở, ghi GT– KL 
- Quan sát hình vẽ, suy nghĩ cách giải 
DABC = DCDA (c,c,c) Þ SABC = SADC . Tương tự ta cũng có: SAFE = SAHE ; SEKC = SEGC 
Suy ra: SABC – SAFE – SEKC = 
 SADC – SAHE – SEGC 
Hay SEFBK = SEGDH
- HS sửa bài vào tập 
Bài 9 trang 119 SGK 
ABCD là hình vuông cạnh 12cm , AE = xcm . Tính x sao cho diện tích tam giác ABE bằng 1/3 diện tích hình vuông ABCD 
 A x E B
 12
 D C 
Bài 11 trang 119 SGK 
Cắt hai tam giác vuông bằng nhau từ tấm bìa . Hãy ghép hai tam giác đó tạo thành :
a) Một tam giác cân
b) Một hình chữ nhật 
c) Một hình bình hành 
Diện tích của các hình này có bằng nhau không? Vì sao?
Bài 13 trang 119 SGK 
Cho hình 125, trong đó ABCD là hình chữ nhật , E là một điểm bất kì nằm trên đường chéo AC, FG//AD và HK//AB. Chứng minh rằng hai hình chữ nhật EFBK và EGDH có cùng diện tích 
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
- Cho HS nhắc lại 3 tính chất cơ bản về diện tích đa giác
 - Học ôn các công thức tính diện tích đã học 
BTVN: Bài 10, 12 trang 119 SGK
Tiết 29
 ƠN TẬP HỌC KÌ I 
A/- MỤC TIÊU 
- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm đã học chuẩn bị thi học kì I. 
- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết các loại hình, tìm điều kiện của hình.
B/- CHUẨN BỊ
GV: thước, êke, compa, bảng phụ, phấn màu.
HS: Ôn tập lý thuyết theo đề cương.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
1. Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học? (Hình thang; Hình thang cân; hình bình hành; hình chữ nhật; Hình thoi; Hình vuông).
2. Phát biểu các tính chất của đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang?
3. Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng? Trong các tứ giác đã học, hình nào có trục đối xứng?
4. Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một điểm? Trong các tứ giác đã học, hình nào có tâm đối xứng?
5. Phát biểu định lí về đường trung tuyến của tam giác vuông? Vẽ hình ghi GT – KL của định lí?
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Bài 5: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Tính độ dài MN, biết AB = 6cm, CD = 10cm.
Bài 6: Cho cân tại A, đường cao AH. Gọi M là trung điểm của AC, D là điểm đối xứng với H qua M. Chứng minh rằng tứ giác ADCH là hình chữ nhật.
Bài 7: Cho vuông tại O. Trên tia đối của OA lấy điểm C sao cho OA = OC, trên tia đối của OB lấy điểm D sao cho OB = OD. Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?
Bài 8: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. 
a). Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
b). Nếu AC = BD thì tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
c). Nếu thì tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
- Xem lại phần lí thuyết và làm lại các bài tập đã giải 
- Chuẩn bị bài thật kĩ để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi HKI
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày 27 tháng 11 năm 2010
Lê Đức Mậu
Ngày . tháng . năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_15_trinh_van_thuong.doc