Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 50 đến 52 - Trường THCS Tân An

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 50 đến 52 - Trường THCS Tân An

A. MỤC TIÊU

· HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được).

· HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

· GV: Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng.

 Tranh vẽ sẵn hình 54, hình 55, hình 56, hình 57 SGK.

· HS: On tập định lí về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Bảng con.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 50 đến 52 - Trường THCS Tân An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 50
NS:
ND:
§8. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
A. MỤC TIÊU 
HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được). 
HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng. 
	Tranh vẽ sẵn hình 54, hình 55, hình 56, hình 57 SGK.
HS: Oân tập định lí về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Bảng con. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:ĐO GIÁN TIẾP CHIỀU CAO CỦA VẬT (15phút)
GV đặt vấn đề: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong các ứng dụng đó là đo gián tiếp chiều cao của vật. 
GV đưa hình 54 tr 85 SGK lên bảng và giới thịêu: Giả sử cần xác định chiều cao của một cái cây, của một toà nhà hay một ngọc tháp nào đó. 
Trong hình này ta cần tính chiều cao A’C’ của một cái cây, vậy ta cần xác định độ dài những đoạn nào?tại sao ? 
GV: Để xác định được AB, AC, A’B ta làm như sau. 
a) Tiến hành đo đạc.
GV yêu cầu HS đọc mục này tr 85 SGK. 
GV hướng dẫn HS cách ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây. 
Sau đó đổi vị trí ngắm để xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’ 
- Đo khoảng cách BA, AA’ 
HS: Để tính được A’C’, ta cần biết độ dài các đọan thẳng AB, AC, A’B. vì có A’C’ ഗ DBA’C’
HS đọc to SGK 
HS tính chiều cao A’C’của cây 
Một HS lên bảng trình bày 
a) Đặc cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc 
Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây. Sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’ 
b) Tính chìều cao của cây. 
Giả sử ta đo dược 
BA = 1,5m 
BA’ = 7,8m
Cọc AC = 1,2m 
Hãy tính A’C’ 
Có AC//A’C’ (cùng ^ BA’) 
Þ DBAC ഗ DBA’C’ (theo định lí về tam giác đồng dạng) 
Thay số, ta có 
A’C’=6,24(m) 
 HĐ2:2.Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được (18’)
GV đưa hình 55 tr 86 SGK lên bảng và nêu bài toán: Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được. 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm , nghiên cứu SGK để tìm ra cách giải quyết. Sau thời gian khoảng 5 phút, GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách làm 
GV hỏi: Trên thực tế, ta đo độ dài BC bằng dụng cụ gì ? Đo độ lớn các góc B và góc C bằng dụng cụ gì ? 
Ghi chú: 
- GV đưa hình 56 tr 86 SGK lên bảng, giới thiệu với HS hai loại giác kế (giác kế ngang và giác kế đứng). 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách dùng giác kế ngang để đo góc ABC trên mặt đất. 
- GV giới thiệu giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng dứng (tr 87 SGK). 
GV cho HS đo thực tế một góc theo phương thẳng đứng bằng giác kế dứng. 
HS hoạt động nhóm 
- Đọc SGK 
- Bàn bạc các bước tiến hành. 
Đại diện một nhóm trình bày cách làm. 
- Xác định trên thực tế tam giác ABC. Đo độ bài BC =a, độ lớn: 
.
HS: Trên thực tế, ta đo độ dài BC bằng thước (thước dây hoặc thước cuộc), đo độ lớn các góc bằng giác kế. 
HS nêu cách tính. 
HS nhắc lại cách đo góc trên mặt đất 
- Đạt giác kế sao cho mặt địa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh B của góc. 
- Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho điểm A và hai khe hở thẳng hàng.
- Cố định mặt đĩa đưa thanh quay đến vị trí sao cho điểm B và hai khe hở thẳng hàng. 
- Đọc số đo độ của góc B trên mặt đĩa. 
Hs quan sát hình 56(b) SGK và nghe GV trình bày. 
Hai HS lên thự hành đo góc (đặt thước ngắm, đặt số đo góc), HS lớp quan sát cách làm. 
a) Tiến hành đo đạc
- Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC và đo độ dài của nó 
(BC = a) 
- Dùng thước đo góc (giác kế) đo các góc 
- Vẽ trên giấy tam giác A’B’C’ có B’C’ = a’ 
ÞDA’B’C’ ഗ DABC
(g-g)
b) Giả sử BC = a = 50m 
B’C’ = a’ = 5cm 
A’B’ = 4,2cm 
Hãy tính AB ? 
BC = 50m = 5000 cm 
Hoạt động 3 :LUYỆN TẬP (7 phút) 
Bài 53 tr 87 SGK 
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK và đưa hình vẽ sẵn lên bảng phụ. 
GV: Giải thích hình vẽ, hỏi 
- Để tính được AC, ta cần biết thêm đoạn nào ? 
- Nêu cách tính BN. 
HS đọc đề bài SGK và quan sát hình vẽ. 
- HS: Ta cần biết thêm đoạn BN. 
Bài 53 tr 87 SGK 
có DBMN ഗ DBED 
vì MN //ED 
hay 
Þ 2BN = 1,6BN + 1,28 
Þ 0,4BN = 1,28 
Þ BN = 3,2 Þ BD = 4(cm) 
Có DBED ഗ DBCA 
vậy cây cao 9,5m 
Họat động 4
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút) 
	Làm bài tập 54, 55, tr 87 SGK 
	Hai tiết sau thực hành
	- Nội dung thực hành: hai bài toán học tiết này là đo gián tiếp chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai địa điểm.
	- Mỗi tổ HS chuẩn bị thứớc ngắm 
	1 giác kế ngang 
	1 sợi dây dài khoảng 10 m 
	1 thước đo độ 
	2 cọc ngắm 
	Giấy làm bài, bút thước kẻ. 
	- Oân lại hai bài toán học hôm nay, xem lại cách sử dụng giác kế ngang. (Toán 6 tập 2).
Tuần 28
Tiết 51+52
NS:
ND:
THỰC HÀNH
A. MỤC TIÊU 
HS biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm khộng thể tới. 
Rèn luyện kĩ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đưởng thẳng, sử dụng giác kế để đo điểm trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán. 
Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỉ luật trong hoạt động tập thể. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành
	Mẫu báo cáo thực hành của các tổ. 
HS: Mỗ tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:KIỂM TRA BÀI CŨ (10 phút)
GV nêu yêu cầu kiểm tra. 
(đưa hình 54 tr 58 SGK lên bảng) 
HS1: Để xác định được chiều cao A’C’ của cây, ta phải tiến hành đo đạc như thế nào ?
 Cho AC = 1,5m; AB = 1,2m 
A’B = 5,4m 
Hãy tính A’C’ 
GV đưa hình 55 tr 86 SGK lên bảng, nêu yêu cầu kiểm tra. 
HS2: Để xác định được khoảng cách AB ta cần tiến hành đo đạc như thế nào ? 
Sau đó tiến hành làm thế nào ? 
Cho BC = 25m, B’C’ = 5cm, A’B’ = 4,2cm. Tính AB. 
Hai HS lần lượt lên bảng kiểm tra.
HS1: Trình bày cách tiến hành đo đạc như tr 85 SGK. 
Đo BA, BA’, AC. 
- Tính A’C’. 
Có DBAC ഗ D BA’C’ 
(vì AC // A’C’) 
Thay số: 
HS2: Trình bày cách tiến hành đo đạc như trang 86 SGK đo được BC = a; 
Sau đó vẽ trên giấy DA’B’C’ có 
B’C’ = a’; 
ÞDA’B’C’ ഗ DABC (g-g) 
BC = 25m = 2500cm 
AB = 21(m) 
 Hoạt động 2:CHUẨN BỊ THỰC HÀNH (10 phút)
GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chụẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ. 
GV kiểm tra cụ thể. 
GV giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành. 
Các tổ trưởng báo cáo.
Đại diện tổ nhận báo cáo. 
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 51 – 52 HÌNH HỌC CỦA TỔ . . . . LỚP . . . .
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật (A’C’) 
Hình vẽ: 
2) Đo khoảng các giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được. 
a) Kết quả đo: 
BC = 
Kết Quả Đo: AB = 
BA’ = 
AC = 
b) Tính A’C’: 
b)Vẽ DA’B’C’ có 
B’C’ = ; A’B’ = 
Hình vẽ: 
Tính AB: 
ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ (GV cho)
STT
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ 
(2 điểm) 
Yù thức kỉ luật
(3 điểm) 
Kĩ năng thực hành
(5 điểm) 
Tổng số điểm 
(10 điểm) 
 Nhận xét chung (tổ tự đánh giá) 
Họat động 3:HS THỰC HÀNH (45 phút)
GV đưa HS đến vị trí thực hành, phân công từng tổ. 
Việc đo gián tiếp chiều cao của một cái cây hoặc một cây cột điện và đo khoảng cách giữa hai địa đểm nên bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả. 
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn HS thêm. 
Các tổ thực hành hai bài toán.
-Mỗi tổ cử một thư ký gh lại kết quả đo đạc và tình hình thực hành của tổ. 
-Sau khi thực hành xong, các tổ trả thước ngắm và giác kế cho phòng thiết bị. 
HS thu xếp dụng cu5, rửa tay chân, vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo. 
Họat động 4:HOÀN THÀNH BÁO CÁO – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ (20 phút)
GV yêu cầu các tổ tiếp tục làm việc để hoành thành báo cáo. 
GV thu báo cáo thực hành của các tổ. 
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ. 
Căn cứ vào điểm thực hành của tổ và đề nghị của tổ HS, GV cho điểm thực hành của từng HS (có thể thông báo sau) 
Các tổ tiếp tục làm báo cáo thực hành theo nội dung GV yêu cầu. 
Về phân tích bài toán, kết quả thực hành cần được các thành viên trong tổ kiểm tra vì đó là kế qủa chung của tập thể, căn cứ vào đó GV sẽ cho điểm thực hành của tổ. 
Các tổ bìn đĩểm cho từng cá nhân và tự đánh giá theo mẫu báo cáo. 
Sau khi hoàn thành cá tổ nộp báo cáo cho GV. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút) 
	- Đọc “có thể em chưa biết” để hiểu về thước vẽ truyền, một dụng cụ vẽ áp dụng nguyên tắc hình đồng dạng.
	- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập chương III”. 
	Làm các câu hỏi ôn tập chương III.
	Đọc tóm tắt chương III tr89, 90, 91 SGK
	Làm bài tập số 56, 57, 58 tr 92 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_50_den_52_truong_thcs_tan_an.doc