Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử (Bản 2 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh biết nhóm các hạng tử thích hợp để phân tích thành nhân tử (nhóm để làm xuất hiện các nhân tử chung hoặc hằng đẳng thức).

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.

- Thái độ:Rèn tính cẩn thận, chính xác trong học tập.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Phiếu học tập.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập thực hành.

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6.
Ngày soạn: 15.9.09
Ngày giảng:
Tiết 11. Phân tích đa thức thành nhân tử 
bằng phương pháp nhóm các hạng tử
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết nhóm các hạng tử thích hợp để phân tích thành nhân tử (nhóm để làm xuất hiện các nhân tử chung hoặc hằng đẳng thức).
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.
- Thái độ:Rèn tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Phiếu học tập.
iii. các phương pháp dạy học:
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
Học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Giáo viên chốt bài.
- HS1: BT 44a,d,e:
KQ: a) 
 d) (2x + y)3
 e) (3 - x)3.
- HS 2: BT 45: 
KQ: a) b) 
- HS 3: BT 46 :
a) 4600 b) 1200 c) 4008000
3.Bài mới:Xét đa thức x2-3x+2y-3y, ta thấy rằng các hạng tử trong đa thức này không có nhân tử chung, nó cũng không có dạng của một hằng đẳng thức.Vậy có cách nào để phân tích đa thức trên thành nhân tử, để trả lời câu hỏi này ta nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1.
1. Ví dụ:
- 4 hạng tử của đt trên có nhân tử chung không?
- Nếu xét 2 hạng tử nào đó của đt thì có nhân tử chung không? Đó là 2 hạng tử nào?
GV: Nếu coi đa thức đã cho là tổng của 2 đa thức (x2-3x) và (xy-3y) thì các hạng tử của mỗi đa thức lại có nhân tử chung
- Hãy tìm cách nhóm hạng tử cho thích hợp?
- Còn cách nhóm nào khác không?
GV: Cách làm như trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử, có thể có nhiều cách nhóm các hạng tử thích hợp với nhau để làm xuất hiện nhân tử chung (hoặc để xuất hiện hằng đẳng thức).
Gọi 2 học sinh lên bảng làm ví dụ 2.
Học sinh dưới lớp làm ra phiếu học tập, giáo viên kiểm tra phiếu học tập của vài em.
Ví dụ 1: Phân tích đt sau thành nhân tử :
x2-3x+xy-3y
= (x2-3x)+(xy-3y)
= x(x-3)+y(x-3)
= (x-3)(x+y)
Cách khác: x2-3x+xy-3y =(x2+xy) - (3x+3y)
 =x.(x+y) - 3.(x+y) 
 = (x+y).(x-3) 
Ví dụ 2:Phân tích đa thức 2xy+3z+6y+xz thành nhân tử.
Cách 1:
2xy+3z+6y+xz = (2xy+6y)+(3z+xz)
 = 2y(x+3)+z((3+x) 
 = (x+3)(2y+z) 
Cách 2:
2xy+3z+6y+xz = (2xy+xz)+(3z+6y)
 = x(2y+z)+3(z+2y)
 = (z+2y)(x+3). 
Hoạt động 2.
2. áp dụng
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm ?1.
- Gv lưu ý: Khi nhóm các hạng tử thành nhóm, phải chú ý nhóm các hạng tử thích hợp để làm xuất hiện nhân tử chung của mỗi nhóm. Do đó khi nhóm ta có thể thử nghiệm hoặc nhẩm tính để sao cho việc nhóm các số hạng hoặc hạng tử hợp lí nhất.
Giáo viên treo bảng phụ nội dung ?2
Cho học sinh thảo luận nhóm
- Quá trình biến đổi của các bạn có chỗ nào sai không?
- Bạn nào đã làm đến kết quả cuối cùng, bạn nào chưa?
?1 Tính nhanh: 
15.64+25.100+36.15+60.100
Cách 1:
15.64+25.100+36.15+60.100
= (15.64+36.15)+(25.100+60.100)
= 15.(64+36)+100.(25+60)
= 15.100+100.85=100.(85+15)
= 100.100 = 10.000
Cách 2: 15.64+25.100+36.15+60.100
= (15.64 + 36.15) +25.100+60.100
= 15.(64+36)+25.100+60.100
= 15.100+25.100+60.100
= 100(15+25+60) = 100.100 = 10.000.
?2
-Bạn Thái chỉ sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung, kết quả còn phân tích được nữa
-Bạn Hà sử dụng phương pháp nhóm và đặt nhân tử chung, kết quả còn phân tích được nữa.
-Bạn An sử dụng phương pháp nhóm và đặt nhân tử chung, kết quả không phân tích được nữa.
4.Củng cố:
- Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 47.
Bài 47: Phân tích các đt sau thành nhân tử
a)x2-xy+x-y=(x2-xy)+(x-y)=x(x-y)+(x-y) =(x-y).(x+1)
b) xz+yz-5(x+y)=z.(x+y)-5(x+y)=(x+y).(z-5)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK và vở ghi.
- BTVN: 48, 49, 50 (SGK – 22,23).
HD BT 50b: 5x(x-3)-x+3 = 0 => 5x(x-3)-(x-3) = 0 =>(x-3)(5x-1) = 0=>x-3 = 0 hoặc 5x-1 = 0
=> x = 3 hoặc x = 
rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_11_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.doc