Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ I - Trần Thành Công (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ I - Trần Thành Công (Bản 3 cột)

I> MỤC TIÊU:

1. Kiến thức. Nắm chắc định nghĩa hình thang, hình thang vuông các yếu tố của hình thang.

2. Kỹ năng.

- Biết cách chứng mịnh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. Nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau một cách linh hoạt.

- Biết vẽ một hình thang, hình thang vuông , biết vận dụng định lý tổng số đo của các góc của một tứ giác tỏng trờng hợp hình thang, hình thang vuông.

- Biết vận dụng toán học vào thực tế: Kiểm tra một tứ giác là hình thang dựa và Êke (Kiểm tra hai đường thẳng song song với đường thẳng thứ ba).

3. GDHS. Chính xác khoa học, cẩn thận.

II> CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

- GV: chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, làm trước các bài tập trên bảng phụ, phiếu học tập, thước, Êke

- HS: Thước thẳng, Êke và bảng nhóm. Chuẩn bị bài tập về nhà đầy đủ, xem trước bài mới.

III> TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.

 

doc 45 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Học kỳ I - Trần Thành Công (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..	Ngày dạy: .
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
§1: TỨ GIÁC
I> MỤC TIÊU:
- Từ tập hợp những hình do Giáo viên tạo ra, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của Giáo viên, Học sinh nắm được định nghĩa tức giác, tứ giác lồi, tự tìm ra tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi, trên cơ sở phân chia tứ giác thành các tam giác không có điển trong chung và dựa vào định lý tổng các góc trong của một tam giác.
- Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố của tứ giác, kỹ năng vận dụng định lý tổng các góc trong của một tam giác, bước đầu vận dụng được định lý tổng các góc trong của một tứ giác để giải được một số bài tập đơn giản.
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh tư duy phân tích và tổng hợp, phân tích để nhận dạng tứ giác, để chứng minh và áp dụng định lý  ; tổng hợp để hình thành khái niệm, định lý, chứng minh định lý.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức của bài vào những vấn đề thực tiễn đơn giản.
II> CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống kiến thức và hệ thống câu hỏi bài tập. Chuẩn bị thước thẳng, eke, và các đồ dùng học tập khác.
- Học sinh: Xem lại khái niệm ta giác, định lý tổng ba gọc trong của một tam giác.
III> TIẾN TRÌNH BÀY DẠY: 
	1> Ổn định: 
2> Kiểm tra bài cũ: 
- HS: Nhắc lại định lý tổng ba góc của một tam giác
3> Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi
?.Trong những hình vẽ ở bên, những hình nào thoả mãn tính chất:
Hình nào tạo bởi 4 đoạn thẳng?
Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng?
?. Hình 3 có gì khác so với các hình còn lại?
GV: Nhận xét hình thoả mãn các tính chất có 4 cạnh không có cặp cạnh nào nằm trên một đường thẳng và khép kín.
Từ chỗ đó học sinh tự nhận ra hình dạng của tứ giác và các tính chất của nó.
Hoạt động 1:
Hình thành khái niệm tứ giác.
Chia học sinh của lớp làm bốn nhóm, mỗi nhóm thảo luận và một HS đại diện trình bày ý kiến của mình cho nhóm.
Tất cả các hình có trong hình vẽ trên.
Chỉ trừ hình 1d.
>. Các đọan thẳng tạo nên hình 3 không “khép kín”.
>. Hình thoả mãn tính chất của hình chữ nhật là hình 1.
1> Định nghĩa: (SGK)
Tứ giác ABCD là hình tạo bởi bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Đọc tênL Tứ giác ABCD hay tứ giác BCDA hay 
- A,B,C,D là các đỉnh của tứ giác
- Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh của tứ giác.
Hoạt động 2:
GV: Trong tất cả các tứ giác ở trên, tứ giác nào thoả mãn tính chất: “Nằm trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tam giác”.
GV: Giới thiệu khái niệm tứ giác lồi.
Chú ý: Từ nay về sau, nếu cho một tứ giác mà không giả thiết thêm gì thì phải hiểu rằng đó là tứ giác lồi.
Hoạt động 3: ( Bài tập làm trên phiếu học tập)
Quan sát kỹ hình và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm tứ giác lồi
Nhận dạng trong các tứ giác trên chỉ có tứ giác đầu trong hình 1 là thoả điều kiện tứ giác lồi.
Học sinh tự vẽ vào bảng con hình tứ giác lồi.
Hoạt động 3: ( Bài tập củng cố khái niệm)
HS làm trên phiếu học tập
Bài tập ?2 SGK trang 65
Điền vào chỗ trống để có một câu đúng
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng, có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
1/Bài tập ?2 SGK
Hai đỉnh kề nhau: A và B 
Hai đỉnh đối nhau: A và C 
Đường chéo (đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau ) AC và 
Hai cạnh kề nhau: AB và BC 
Hai cạnh đối nhau: AB và CD 
Góc A,
Hai góc đối nhau: Gác A và góc C ,
Điểm nằm trong tứ giác : M, 
Điểm nằm ngoài tứ giác: N ,
Hoạt động 4: (Tìm tổng các góc trong của một tứ giác)
GV: Tổng các góc trong của một tam giác?
GV: Có thể dựa vào định lý đó để tìm ra tổng của các góc trong trong tứ giác bằng cách vẽ thêm một đường chéo.
Hoạt động 4: Học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến của mình, tìm cách chứng minh
>. Tổng các góc trong của tứ giác bằng tổng các góc trong của hai tam giác.
2. Tổng các góc trong của một tứ giác:
Định lý: Tổng các góc trong của một tứ giác bằng 3600.
Hoạt động 5: (Củng cố)
Bài tập 1 SGK tr.96)
GV dùng bảng phụ ghi sẵn lời giải hoàn chỉnh cho học sinh.
?.Ta biết giá trị của mấy góc và cần tính giá trị của mấy góc?
Bài tập 2 (SGK)
Hoạt động theo nhóm, phân lớp thành 8 nhóm để khảo sát sau đó từng nhóm nộp 1 bài đại diện
?. Nhắc lại tính chất góc ngoài của tam giác và góc bù?
Hoạt động 5: (Củng cố)
Học sinh lấy giấy nháp, bảng con đê làm bài tập
>. Ta đã biết giá trị của 3 góc và cần tính giá trị góc thứ 4.
Cách tính lấy 3600 trừ đi tổng ba góc đã biết, ta tìm được giá trị góc cần tìm.
Học sinh hoạt động theo nhóm và làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1(SGK)
Bài tập 2 (SGK)
V> Hướng dẫn về nhà 
1> Bài vừa học
 Nắm sự khác nhau giữa tứ giác và tứ giác lồi; tự chứng minh định lí tổng 
 các góc trong tứ giác
 *Làm các bài tập 3,4,5/trang 67(sgk) 
 - Bài tập 3 trang 67 Sgk. Tương tự bài 2
 - Bài tập 4 trang 67 Sgk. Sử dụng cách vẽ tam giác
 - Bài tập 5 trang 67 Sgk . Sử dụng toạ độ để tìm
 	2> Bài sắp học Tiết 2 Hình thang
 - Đọc kỹ bài mới
 - Tứ giác như thế nào được gọi là hình thang?
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 2:	§2. HÌNH THANG
I> MỤC TIÊU:
Kiến thức. Nắm chắc định nghĩa hình thang, hình thang vuông các yếu tố của hình thang.
Kỹ năng.
Biết cách chứng mịnh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. Nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau một cách linh hoạt.
Biết vẽ một hình thang, hình thang vuông , biết vận dụng định lý tổng số đo của các góc của một tứ giác tỏng trờng hợp hình thang, hình thang vuông.
Biết vận dụng toán học vào thực tế: Kiểm tra một tứ giác là hình thang dựa và Êke (Kiểm tra hai đường thẳng song song với đường thẳng thứ ba).
GDHS. Chính xác khoa học, cẩn thận.
II> CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
GV: chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, làm trước các bài tập trên bảng phụ, phiếu học tập, thước, Êke 
HS: Thước thẳng, Êke và bảng nhóm. Chuẩn bị bài tập về nhà đầy đủ, xem trước bài mới.
III> TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số và đồ dùng học tập của HS.
2> Kiểm tra bài cũ. Vẽ một tứ giác lồi và một tứ giác không lồi, phát biểu định lý tổng các góc trong của tứ giác.
3> Bài mới. 
Vào bài: Tứ giác lồi là hình có bao nhiêu cạnh? 
Tứ giác bên có gì đặc biệt? Và tên gọi nó ntn? Nó có tính chất gi? 
Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu!
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu hình thang
Giới thiệu tứ giác có hai cạnh song song
?. Cho tứ giác có hai cạnh song song và hai số đo của hai góc, tính số đo hai góc còn lại?
?. Trong thực tế em đã thấy hình như thế này ở đâu?
Học sinh tự vẽ hình và tính các số đo góc
>. Hai góc cần tìm có số đo là 600 và 1300
>. Cổng thành, chiếc thang hay mái nhà 
1. 
eanghoc5Định nghĩa. 
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
Hoạt động 2: Nhận dạng các tính chất của hình thang.
Treo bảng phụ hvẽ 15 sgk tr 69.
?. Tìm tất cả các tứ giác là hình thang?
?. Nhận xét gì về hai góc kề một cạnh của hình thang?
>.Chỉ cần có một cặp cạnh song song
>. Hai góc kề nhau của hình thang là hai góc bù nhau.
Hoạt động 3: Hình thang có hai cạnh bên song song, và hình thang vuông
?. Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên có gì đặc biệt
?. Nếu hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì chúng có tính chất gì?
?. Có tồn tại hình thang có một góc vuông duy nhất hay không?
Học sinh tự làm và giấy nháp 
>. Chúng bằng nhau 
>. Hai cạnh bên bằng nhau và song song với nhau. 
>. Nếu một hình thang có một góc vuông thì nó sẽ có góc vuông thứ hai
Nhận xét: 
- Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
- Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
Định nghĩa hình thang vuông: (SGK)
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông
Hoạt động 4: củng cố
Bài tập 6 SGK tr.70
GV dùng bảng phụ treo hình 20 SGK lên
Yêu cầu học sinh dùng Êke kiểm tra tính chất song song của hai đường thẳng như sách GK.
?. Từ định nghĩa hình thang hãy chỉ ra trong hình 20 hình nào là hình thang 
Hs dùng Êke để kiểm tra tính song song của các cặp cạnh trong tứ giác
>. Hình 20a và 20c là hình thang
Bài tập 7 SGK tr.71
GV dùng bảng phụ treo hình 21 SGK lên
?. Nêu tính chất của góc so le trong, góc đồng vị và góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song?
HS quan sát và tự tính toán dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song
>. Hai góc so le trong và đồng vị thì bằng nhau, hai góc trong cùng phía thì bù nhau
Bài tập 8 SGK tr.71
Hoạt động nhóm
Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận làm bài tập, làm xong một em đại diện lên bảng trình bày lời giải ngắn gọn
Hướng dẫn học sinh dựa vào tiêu chuẩn nhận biết một tứ giác là hình thang để phân tích và chứng minh
HS thảo luận theo nhóm
>. Các góc của hình thang là 1000, 1200, 600, 800, 
IV/ Hướng dẫn về nhà
a) Bài vừa học
Thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
- Bài tập 9 trang 71 Sgk , Sử dụng tam giác cân
 	- Bài tập 10 trang 71 Sgk
b) Bài sắp học Tiết 3 : HÌNH THANG CÂN
- Chuẩn bị : thước có chia khoảng, thước đo góc
- Đọc kỹ bài mới trả lời các câu hói sau
+ Hình thang như thế nào được gọi là hình thang cân?
+ Trong hình thang cân có những tính chất nào?
+ Để chứng minh tứ giác là hình thang ta làm như thế nào?
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 3: 	HÌNH THANG CÂN
I> MỤC TIÊU:
1> Kiến thức.
Nắm chắc định nghĩa, các tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Biết vận dụng định nghĩa, các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được các bài toán có liên quan đến hình thang cân. Rèn luyện kỹ năng phân tích giả thiết, kết luận của một định lý, kỹ năng trình bày lời giải một bài toán.
2> Kỹ năng. Rèn luyện thêm thao tác phân tích qua việc phán đoán, chứng minh. 
3> GDHS. Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác trong lập luận và chứng minh hình học.
III> CHUẨN BỊ:
GV:
Thước chia khoảng, thứơc đo góc, compa
Hình vẽ sẵn bài tập 9 SGK chuẩn bị cho kiểm tra học sinh
HS: Học kỹ bài giảng trước và chuẩn bị các loại thước, compa. 
IV> TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1> Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài của học sinh 
2> Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung câu hỏi
Thực hiện
Bài tập 9 SGK tr.71
Thêm: Cho thêm hai góc ABC và DCB bằng nhau, so sánh AC và BD? Nhận xét gì về hai góc BAD và CDA?
3> Bài mới: ... 
HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày và nhận xét.
2. Đa giác đều.
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau
Hoạt động 3: Củng cố
Cho ví dụ một đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau nhưng không phải đa giác đều? Tương tự đa giác có các cạnh bằng nhau nhưng không phải là đa giác đều?
GV: Hướng dẫn giải bài tập 4 sgk.
Đ: Hình thoi
Đ: Hình chữ nhật 
Bài 2 sgk/tr115
Bài: 4 sgk/tr115
Số cạnh
4
5
6
N
Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n-3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n-2
Tổng số đo các góc của đa giác
2*1800 = 3600
3*1800 = 5400
4*1800 = 7200
(n-2)*1800
H: Tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều, n giác đều
Đ: Ngũ giác đều có tổng 5 góc là 5400, nên số đo mỗi góc là 5400:5=1080
Lục giác đều mỗi góc có số đo là 7200:6=1200, n giác đều có số đo mỗi góc là 
Bài 5:sgk/tr115
4> Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều, cách vẽ
- BTVN: Bài 1,3 sgk/tr115; 2,3,5,8,9 sbt/tr126
- Soạn bài: Bài 2 Diện tích hình chữ nhật
IV> RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tiết 27: 
§2. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT.
I> MỤC TIÊU.
1> Kiến thức. Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Hiiêủ rằng để chứng minh các công thức đó càn vận dụng các tính chất của diện tích đa giác
2> Kỹ năng. Rèn luyện lỹ năng vận dụng các công thức đã học và các tính chất về diện tích để giải toán.
GDHS. Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.	
II> CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên.	Soạn giáo án thông qua các tài liệu tham khảo. Bảng phụ ghi ba tính chất của diện tích đa giác, các định lý và bài tập, phấn màu. Giấy kẻ ô vông 
2. Học sinh. 	Ôn tập các công thức tính diện tích đã học ở chương trình tiểu học. Đọc bài trước và soạn các trong sgk. Bảng nhóm, thước kẻ, compa.
III> TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1> Ổn định tổ chức.	Kiểm tra sĩ số và đồ dùng học tập của HS.
2> Kiểm tra bài cũ.
Nội dung câu hỏi
Thực hiện
Nêu định nghĩa về đa giác lồi? Cho ví dụ đa giác lồi?
Nêu định nghĩa 
3> Bài mới.
Vào bài: Ta biết hình vuông cạnh a có diện tích S=a2, vậy diện tích là gì? Diện tích có những tính chất như thế nào? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ biết được điều đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn tập chuẩn bị tìm kiến thức mới 
§2.DIỆN TÍCH HCN 
Gv: Nếu xem một ô vuông là một đơn vị diện tíc, thì diện tích của các hình A và B là bao nhiêu đơn vị diện tích? Có kết luận gì khi so sánh diện tích hai hình này?
GV: Vì sao? Nói diện tích hình D gấp 3 lần diện tích hình C?
GV: So sánh diện tích hình C với diện tích hình E ?
GV: Từ hoạt động trên rút ra nhận xét gì về: 
Thế nào là diện tích của một đa giác?
Quan hệ giữa diện tích của đa giác với một số thực?
GV: Cũng từ hoạt động trên, cơ sở nào để dựa vào đó, ta đã nhận xét diện tích của hình A bằng 4 đơn vị vuông?
GV: Giới thiệu ba tính chất cơ bản của diện tích đa giác
HS: Học sinh làm trên giấy nháp, rồi trả lời các câu hỏi của giáo viên
Học sinh phát biểu những suy nghĩ của mình về những vấn đề mà giáo viên nêu. Ở đây, không yêu cầu học sinh phải trả lời chính xác tuyệt đối các vấn đề mà giáo viên nêu.
1.Khái niệm diện tích đa giác.
(SGK) 
Chú ý:
Số đo của một phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
Mỗi đa giác có diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
Tính chất diện tích đa giác:
Hai tam giác băng nhau thì có diện tích bằng nhau
Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm chúng trong thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó 
Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1 (đơn vị dài) làm đơn vị đo diện tích thì diện tích tương ứng bằng 1 (đơn vị diện tích)
Ký hiệu: diện tích đa giác ABCDE là SABCDE
Hoạt động 2: Tìm công thức tính diện tích hình chữ nhật 
GV: Nếu hình chữ nhật trên có kích thước là 3 đơn vị dài và 3 đơn vị rộng. Thì diện tích hình chữ nhật trên là bao nhiêu? Vì sao? Tổng quát, nếu hình chữ nhật có hai kích thước là a,b thì diện tích hình chữ nhật đó là bao nhiêu?
GV: Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, hãy tìm công thức tính diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông, trên cơ sở mối liên hệ giữa hình chữ nhật với hình vuông, hình chữ nhật với tam giác vuông.
HS: Diện tích hình chữ nhật trên là 6 đvdt vì nó chiếm 6 ô vuông có diện tích bằng một đơn vị. 
HS: Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau, suy ra S=a2
Diện tích tam giác vuông bằng nửa diện tích hình chữ nhật tương ứng.
2.Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó
S=a.b
(a,b có cùng đơn vị tính độ dài)
Suy ra:
Công thức tính diện tích hình vuông
S=a2
Công thức tính diện tích tam giác vuông
S= ½ a.b
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Khi chứng minh diện tích tam giác vuông có công thức S= ½ a.b. Ba tính chất của diện tích đa giác đã vận dụng như thế nào?
GV: Nếu chiều dài tăng gấp đôi, chiều rộng không thay đổi, thì diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
Nếu chiều dài và chiều rộng tăng gấp ba lần, diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
Nếu chiều dài tăng gấp bốn và chiều rộng giảm bốn lần, diện tích hình chữ nhật sẽ thay đổi như thế nào? 
HS: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
Hai tam giác không có điểm chung, tổng diện tích của hai tam giác bằng diện tích của hình chữ nhật.
HS: Scũ=a.b
Smới=(2a)b=2(a.b)=2scũ
Lý luận tương tự cho các câu sau.
Bài tập 2: Cho cạnh huyền tam giác vuông bằng 5cm, cạnh góc vuông thứ nhất là 4cm, tìm diện tích tam giác vuông đó?
HS: Từ giả thiết, suy ra:
EF2=FG2-EG2=25-16
Suy ra EF2=9 EF=3 (cm)
Vậy, StgEFG=(3.4):2=6(cm2)
Bài tập 2:
4> Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc các công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông,diện tích tam giác vuông.
- Học thuộc 3 tính chất của diện tích đa giác 
- BTVN: 8,9,10,11,12 sgk/tr116; Bài 13,14,15 sbt/tr127
- Chuần bị: Làm bài tập đầy đủ để tiết sau luyện tập.
IV> RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 28.
§2. LUYỆN TẬP .
I> MỤC TIÊU.
1> Kiến thức. Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Dùng các công thức đó để giải bài tập trong SGK
2> Kỹ năng. Rèn luyện lỹ năng vận dụng các công thức đã học và các tính chất về diện tích để giải toán, chứng minh hai hình có diện tích bằng nhau.
Luyện kỹ năng cắt ghép hình theo yêu cầu
3> GDHS. Phát triển tư duy cho HS thông qua việc so sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình vuông có cùng chu vi.Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.	
II> CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên.	Soạn giáo án thông qua các tài liệu tham khảo. Bảng ghép hai v thành tam giác cân,hình bình hành,hình chữ nhậ. Phấn màu, giấy kẻ ô vông 
2. Học sinh: Mỗi học sinh chuẩn bị hai v bằng nhau để làm bài tập 11 sgk. Đọc bài trước và soạn các trong sgk. Bảng nhóm, thước kẻ, compa.
III> TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1> Ổn định tổ chức.	Kiểm tra sĩ số và đồ dùng học tập của HS.
2> Kiểm tra bài cũ.
Nội dung câu hỏi
Thực hiện
HS1: Phát biểu 3 tính chất của diện tích đa giác? Diện tích hình chữ nhật (tăng) thay đổi như thế nào nếu
Tăng chiều dài và rộng lên 4 lần
Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần.
HS2: Giải bài 9 sgk/tr119
Cho ABCD là hình vuông. Tìm x sao cho SABE= 1/3 SABCD.
GV: Chỉ yêu cầu học sinh nhận xét rồi cho điểm.
Đ: Nêu 3 tính chất của diện tích đa giác. 
16 lần
Bằng nhau
3> Bài mới.
ĐVĐ: Hình chữ nhật có mặt khắp nơi trong thực tế, học các công thức tính diện tích hình chữ nhật, chúng ta cần phải áp dụng được chúng trong thực tiễn cũng như trong việc giải toán 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giải bài tập 7 tr118sgk
§. LUYỆN TẬP
Yêu cầu học sinh đọc đề bài
H: Để xét xem gian phòng trên có đạt chuẩn về ánh sáng hay không chúng ta cần tính gì?
H: Hãy tính diện tích các cửa. Tính diện tích nền nhà?
H: Tính tỉ số giữa tổng diện tích các cửa và diện tích nền nhà?
H: Vậy gian phòng có đạt tiêu chuẩn về ánh sáng không?
HS: Đọc đề bài
Đ: Ta cần tính tổng diện tích các cửa và tính diện tích nền nhà rồi lập tỉ số giữa hai diện tích đó.
Đ: Tổng diện tích các cửa là 1´1,6+1,2 ´2=4(m2).
Nền nhà: 4,2 ´ 5,4=22,68 (m2)
Tỉ số giữa tổng diện tích các cửa và diện tích nền nhà là
Đ: Vậy gian phòng trên không đạt chuẩn về ánh sáng.
1.Bài tập 7 SGK/tr118
Hoạt động 2: Giải bài tập 11 tr 119
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải bài tập trên. 
Giáo viên lưu ý học sinh có thể ghép được
Hai tam giác cân (khác nhau)
Một hình chữ nhật
Một hình bình hành 
GV: Kiểm tra bài làm, ghi điểm vào nhóm
H: Diện tích các hình trên có bằng nhau không?
HS: Hoạt động nhóm, mỗi học sinh lấy hai tam giác vuông hai cạnh bên không bằng nhau để ghép vào bảng nhóm.
Đ: Các hình trên có diện tích bằng nhau vì bằng tổng diện tích hai tam giác vuông cho trước.
2.Bài tập 11 sgk/tr119
Hoạt động 3: Củng cố
Bài tập 13 SGK
GV: Hãy sử dụng phương pháp ghép hình và tính chất diện tích, hãy chứng minh hình chữ nhật EFBK và EGDH có cùng diện tích
Gợi ý: Ghép hai hình chữ nhật với những tam giác có cùng diện tích nào để tạo ra những hình có cùng diện tích
Nhận xét như thế nào đối với diện tích hình chữ nhật khi chia bởi đường chéo?
HS: Quan sát hình vẽ, suy nghĩ cách ghép hai hình chữ nhật đã cho với các hình đã có để tạo ra những hình có thể so sánh được về diện tích 
Cụ thể: 
AHE ghép với hcn HEGD ghép với EGC tạo thành ADC
Và AFE ghép với hcn EFBK với EKC tạo thành ABC.
Bài tập 13 SGK
Minh hoạ định lý Pitago bằng công thức diện tích
GV: Chứng minh rằng tổng diện tích hai hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông bằng diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền.
GV: Yêu cầu học sinh dựng hình vuông khi biết độ dài một cạnh.
Sử dụng công thức tính diện tích hình vuông để tính các diện tích
Sử dụng công thức Pitago 
HS: Làm trên phiếu học tập
HS: Học sinh áp dụng định lý Pitago để thấy được sự đúng đắn của kết quả bài toán
Ta có: a2 là diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền. b2 và c2 là diện tích hình vuông dựng trên các cạnh góc vuông.
Theo định lý Pitago ta có a2=b2+c2. Suy ra điều phải chứng minh.
3. Minh hoạ định lý Pitago.
4> Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập: Công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác vuông, hình vuông. Diện tích tam giác đã học ở tiểu học, và diện tích của đa giác.
- BTVN: Bài 16,17,20,22 trang 127 sbt
- Hướng dẫn:Bài 16, Gọi x,y là hai kích thước của hình chữ nhật, theo đề toán ta lập ra hệ phương trình rồi giải tìm x,y.
- Bài 17 : Gọi x là cạnh của tam giác vuông cân, áp dụng định lý Pitago ta có kết quả.
Bài mới: Học trước bài Diện tích tam giác.
IV> RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_hoc_ky_i_tran_thanh_cong_ban_3_cot.doc