I. MỤC TIÊU
1. kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm về kích thức lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kĩ năng:
- Củng cố phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ.
- Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
3. Thái độ
- Yêu thích học tập môn địa lí, say mê tìm tòi, khám phá tự nhiên, tích cực trong học
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ. Sử dụng các công cụ địa lí. Khai thác Internet phục vụ môn học.
tập
Ngày soạn: 30/08/2021 THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC CHƯƠNG XI: CHẤU Á TIẾT 1 BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU 1. kiến thức - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thức lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. 2. Kĩ năng: - Củng cố phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Thái độ - Yêu thích học tập môn địa lí, say mê tìm tòi, khám phá tự nhiên, tích cực trong học 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ. Sử dụng các công cụ địa lí. Khai thác Internet phục vụ môn học. tập II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Lược đồ vị trí địa lý Châu Á trên địa cầu - Bản đồ tự nhiên Châu Á 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập. - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề , so sánh trực quan . IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. ổn đinh lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra 3. dạy bài mới 3.1: giới thiệu bài mới Châu Á là châu lục lớn lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phúc tạp và đa dạng , để hiểu rõ hơn tính phúc tạp và đa dạng đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 3.2. Tìm hiểu nội dung chính Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: tìm hiểu vị trí địa lý, kích thước của châu lục Gv: treo bản đồ vị trí địa lý lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. Quan sát bản đồ em hãy cho biết chuâ Á thuộc châu lục nào? em hãy xác định các điểm cực Bắc, nam của châu Á? Hs: trả lời Gv: chuẩn kiến thức Châu Á nằm ở nửa cầu bắc, thuộc bộ phận của lục đại Á-Âu. - Cực Bắc đến cực nam là 77o44’B → 1o16’B Châu Á tiếp giáp với các đại dương, châu lục nào? Hs: trả lời Gv: chuẩn kiến thức Châu Á tiếp giáp với +Ấn Độ Dương + Thái Bình Dương +Bắc Băng Dương + tiếp giáp châu âu Và Châu Phi Chiều dài từ cực Bắc đến cực nam và từ tây sang đông của Châu á rộng bao nhiêu Km? Hs: trả lời Gv: chuân kiến thức Từ bắc xuống nam rộng 8.500km Từ tây sang đông rộng 9.200km Em hãy cho biết diện tích của châu Á? Hs: trả lời Gv: chuẩn kiến thức diện tích đất liền là 41,5 tr km2 và nếu tính phần đảo thì rộng 44,4tr km2 Em hãy so sánh diện tích của châu Á với các châu Lục đã được học Hs : trả lời Gv: chuẩn kiến thức Châu Phi: hơn 30tr km2 Châu Mỹ: 42tr km2 Châu Âu: 10tr km2 Châu Đại Dương: 9tr km2 Châu Nam Cực : 13tr km2 =>châu Á có diện tích lớn nhất Có 3 quốc gia thuộc vào các nước có diện tích lớn nhất tg: 1. Nga, 4. Trung Quốc.7, Ấn Độ Hoạt động 2: tìm hiểu địa hình và khoáng sản châu Á Treo bản đồ đại hình và khoáng sản châu Á Gv: yêu cầu học sinh: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên sơn Các sơn nguyên: Trung Xibia, Tây tạng Các đồng bằng : turan, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng? Hs: lên bảng trình bày Gv: chuẩn kiến thức Hãy nhận xét về hướng của các dãy núi? sự phân bố cảu các dãy núi, sơn nguyên và đông bằng? Hs: trả lời Gv: chuẩn kiến thức + các dãy núi chính chủ yếu chạy theo hướng Đông – tây và Bắc Nam + các cao nguyên và sơn nguyên tập trung chủ yếu tạo nội địa +các đồng bằng tập trung chủ yếu tại rìa lục địa Em nhận xét về sự phân bố của các dạng địa hình của châu á? Hs: trả lời Gv: chuẩn kiến thức Địa hình châu Á chia cắt phức tạp, các dãy núi, cao nguyên và đồng bằng đan xen nhau ở châu Á có những loại khoáng sản nào? hs: trả lời gv: chuẩn kiến thức Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? Tây Nam Á, Đông Nam Á. 1. vị trí địa lý, và kích thước của châu lục - Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc là một bộ phận của lục địa Á- Âu - Nằm trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc (77 0 B đến 1 0 16B ). - Giáp với 3 đại dương: TBD, AĐ D, BBD - Giáp với 2 châu : châu Âu, châu Phi - Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2. 2. đặc điểm địa hình và khoáng sản a. địa hình - có nhiều dãy núi cao đồ sộ nhất thế giới, các dãy núi chạy theo hướng Bắc- nam , Đông tây - các cao nguyên, sơn nguyên tập trung chủ yếu tại trung tâm lục địa, các đồng bằng lớn phân bố tại rìa lục đia. - địa hình có sự chia cắt phúc tạp, nhiều hệ thống núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ. b. khoáng sản. - châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn tiêu biểu là: Dầu mỏ, khí đốt, than đá, kim loại màu 4. Củng cố: -Lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước Châu Á. -Nêu đặc điểm địa hình Châu Á.Xác định các dạng địa hình Châu Á trên bản đồ. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ -Soạn bài mới: Khí hậu châu Á V.RÚT KINH NGHIỆM: DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày soạn: 12/09/2021 TIẾT 2 CHỦ ĐỀ : KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á. - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 2. Kỹ năng: Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á. * Các KNS cơ bản cần được giáo dục trong bài: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, địa hình với khí hậu châu Á. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gia trong làm việc nhóm. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin. - Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hđ 3 theo yêu cầu của giáo viên. 3.Thái độ: HS ý thức mối liên hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. hình thức: dạy học trên lớp, thảo luận nhóm, nghiên cứu cá nhân 2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan,thảo luận nhóm, vấn đáp, Cá nhân III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên và bản đồ các đới khí hậu châu Á. - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở châu Á. - Tranh ảnh về cảnh quan ở kiểu KH gió mùa và kiểu KH lục địa. - Bản đồ trống châu Á. - Phiếu học tập(phần phụ lục). 2. Chuẩn bị của học sinh - Sgk, thước kẻ,... 3. tổ chức trên lớp - HĐ khởi động; chung cả lớp, cá nhân - HĐ hình thành kiến thức: thảo luận nhóm - HĐ luyện tập vận dụng: hoạt động cặp nhóm - HĐ: tim tòi mở rộng: cá nhân III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1- Dựa vào lược đồ , hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lý , kích thước lãnh thổ Châu Á? Câu 2- Dựa vào lược đồ , hãy trình bày các đặc điểm chính của địa hình Châu Á ?Xác định trên lược đồ các dãy núi và đồng bằng chính ? TIẾT 2. Câu. 1. Chứng minh khí hậu châu Á phân hóa đa dạng 3. bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Bước 1: Giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS xem bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á kết hợp với các kiến thức đã học em có nhận xét gì về khí hậu châu Á? Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng những hiểu biết của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Hs: quan sát bản đồ nêu lên được khí hậu châu Á phân hóa đa dạng. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính NỘI DUNG 1: Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng Bước 1:Giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2.1 và đọc thông tin ở phần 1SGK trang 7&8 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 1 thảo luận các nội dung sau trong thời gian 4 phút - Nhóm 1+ 3: + Hãy xác định vị trí, đọc tên các đới khí hậu ở châu Á từ vùng cực Bắc -> Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800Đ. + Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy? - Nhóm 2 + 4: + Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến 400B ? + Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy? Bước 2:- HS làm việc theo nhóm theo nội dung phân công. GV theo dõi hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày dựa trên bản đồ. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS rút ra đặc điểm khí hậu châu Á. GV chuyển ý: 1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Nguyên nhân: + Khí hậu phân thành nhiều đới khác nhau do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. + Các đới chia thành nhiều kiểu dokích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung NỘI DUNG 2: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa 1) Sự phân bố và đặc điểm của kiếu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát H2.1 và đọc nội dung phần 2 SGK hoàn thành nội dung phiếu học tập(phần phụ lục) theo nhóm 4 Bước 2: HS hoàn thành phiếu học tập. GV theo dõi Bước 3: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV nhận xét chuẩn xác kiến thức. Cho HS xem hình ảnh cảnh quan ở khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 2)Nguyên nhân có sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa(cá nhân) Bước 1:Cho HS xem tranh ảnh về cảnh quan thuộc khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.Yêu cầu HS dựa vào bản đồ khí hậu, tranh ảnh vừa xem và nội dung SGK trảlời các câu hỏi sau - Tại sao có sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa? - Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào? Bước 2:HS tìm thông tin và trả lời Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa a. Các kiểu khí hậu gió mùa: - Mùa hạ: Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông: Khô, lạnh và ít mưa - Phân bố: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. b. Các kiểu khí hậu lục địa: - Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. - Phân bố: Nội địa và Tây Nam Á. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Hoạt động nhóm:(4em) Cho HS dán tên các đới khí hậu và hai kiểu khí hậu chính lên lược đồ câm châu Á theo nhóm. * Hoạt động cá nhân Chọn câu trả lời đúng Câu 1:Việt Nam nằm trong đới khí hậ ... nh chất của từng nhóm đất? Học sinh trả lời. ? Phân tích những đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? HS : - Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. ? Nước ta có những hệ sinh thái nào? Học sinh trả lời. ? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung các miền tự nhiên của Việt Nam Cho học sinh thảo luận 3 phút chia làm 2 nhóm. Đại diện nhóm trưởng lên vẽ trên bảng.. Giáo viên khái quát hóa. Cho học sinh thảo luận 5 phút chia làm 4 nhóm. ? Lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu sau? - Địa hình bờ biển và thềm lục địa. +Bờ biển dài 3260 km. 2. Khí hậu. - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Tính đa dạng và thất thường. - Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông). - Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ). *Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. - Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển àthuận lợi cho việc phát triển hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh - Khó khăn: Nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. 3. Sông ngòi. a. Đặc điểm. - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn rõ rệt. - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. b. Giá trị của sông ngòi. - Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông, thủy điện, thủy sản và hình thành lịch sử xã hội loài người. 4. Đất. - Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. - Nước ta có 3 nhóm đất chính: Đất Feralít, đất mùn núi cao, nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển. 5. Sinh vật. - Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. - Sự giàu có về thành phần loài sinh vật. - Sự đa dạng về hệ sinh thái. - Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn (vùng đất triều bãi cửa sông, ven bờ biển nước ta). + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh + Các hệ sinh thái nông nghiệp. + Các hệ sinh thái nông-lâm nghiệp. 6. Các miền khí hậu Việt Nam. Miền Yếu tố Miền Đông Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Đông Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Địa chất -Địa hình Khí hậu-Thủy văn Đất-Sinh vật Bảo vệ môi trường Đại diện nhóm trưởng báo cáo. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức bằng bảng sau Miền Yếu tố Miền Đông Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Đông Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Vị trí địa lý - Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. - Vị trí: Từ 160B- 230B, phía Bắc (Trung Quốc), phía Tây (Lào), phía Đông (vịnh Bắc Bộ), phía Nam (Nam Trung Bộ). - Phạm vi lãnh thổ: Thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế. - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía Nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau, chiếm tới ½ diện tích cả nước. Địa chất - Địa hình - Địa hình đa dạng: + Phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo. + Địa hình Cacxtơ đá vôi độc đáo. + Có các đồng bằng nhỏ. - Đây là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu,xen kẽ là các sơn nguyên đá vôi. - Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. - Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ, Trường Sơn Nam trở thành khu vực núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. - Đồng bằng Nam Bộ hình thành và phát triển trên một miền sụt võng rộng lớn.. Khí hậu - Thủy văn - Mùa đông: Lạnh giá kéo dài, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới ooc ở miền núi và dưới 5oc ở Đồng Bằng. - Mùa hạ: Nóng ẩm và mưa nhiều. - Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc khá sớm, nhiệt độ trung bình là dưới 180c. - Vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. - Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao, vượt 250c ở đồng bằng và trên 210c ở vùng núi. - Biên độ nhiệt 3-70c - Chế độ mưa không đồng nhất. Tài nguyên thiên nhiên - Giàu khoáng sản nhất cả nước nổi bật nhất là: Than đá, Apatít, quặng sắt, thiếc và thủy ngân, đá vôi, đất sét - Cảnh quan đẹp nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, bãi tắm Trà Cổ, Cúc Phương... - Miền có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như thủy điện, khoáng sản, sinh vật, tài nguyên biển. - Tài nguyên rừng của miền rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. - Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn. Bảo vệ môi trường - Rừng bị chặt phá, đất bị xói mòn, biển bị ô nhiễm. - Lũ bùn, lũ quét, hạn hán lũ lụt -Việc khôi phục và phát triển diện tích rừng trong miền là khâu then chốt của vùng - Luôn chủ động phòng chống thiên tai - Ô nhiễm môi trường là vấn đề quan tâm của vùng. HOẠT ĐỘNG 2. BÀI TẬP Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài 3 sách giáo khoa trang 116. ? Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Huế, và Thành Phố Hồ Chí Minh? Nhận xét sự khác nhau của các trạm khí tượng đó? Học sinh suy nghĩ. ? Theo em nên vẽ biểu đồ gì? HS: Vẽ biểu đồ kết hợp đường biểu diễn với hình cột. ? Nêu các bước vẽ biểu đồ? HS: - Bước 1: Xác định tên biểu đồ. - Bước 2: Xử lý số liệu. - Bước 3: Vẽ biểu đồ. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. - Bước 5: Nhận xét. Cho ba học sinh lên bảng vẽ ba biểu đồ: Một học sinh vẽ biểu đồ Hà Nội. Một học sinh vẽ biểu đồ Huế. Một học sinh vẽ biểu đồ Thành Phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu học sinh nhận xét. Học sinh nhận xét . Giáo viên khái quát hóa Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài 2 sách giáo khoa.129. ? Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét? Học sinh suy nghĩ. ? Theo em nên vẽ biểu đồ gì? HS: Vẽ biểu đồ tròn. ? Nêu các bước vẽ biểu đồ? HS: - Bước 1: Xác định tên biểu đồ. - Bước 2: Xử lý số liệu. - Bước 3: Vẽ biểu đồ. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. - Bước 5: Nhận xét. Cho một học sinh lên bảng vẽ ba biểu đồ: Học sinh khác nhận xét. ? Em hãy nhận xét cơ cấu diện tích của ba nhóm đất? Học sinh nhận xét. Giáo viên khái quát hóa. II. Bài tập. 1. Bài 3 sách giáo khoa trang 116. - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn kết hợp với hình cột. 2. Bài tập 2 sách giáo khoa trang 129. - Vẽ biểu đồ tròn. Sau đó yêu cầu học sinh vẽ vào vở bài tập. 4. Củng cố. - Giáo viên nhận xét và bổ sung những kiến thức òn thiếu cho học sinh. - Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, trọng tâm. 5. Hướng dẫn tự học. - Về nhà các em hoc kĩ bài, bổ sung vào các ý còn thiếu sao cho phù hợp. - Chuẩn bị giờ sau thi học kỳ II. V. RÚT KINH NGHIỆM DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ BỘ MÔN Ngày soạn: 02/5/2021 Ngày dạy: 08/5/2021 TIẾT 52 . KIỂM TRA CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Qua tiết kiểm tra khắc sâu lại kiến thức cơ bản về địa lý thự nhiên VN 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tư duy 1 cách khoa học - Rèn kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu . - Kỹ năng tính toán 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, sáng tạọ trong bài kiểm tra - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp phân tích, giải thích vào kiểm tra II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Đề kiểm tra dành cho học sinh . 2. Học sinh Giấy kiểm tra, bút viết, đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC Kiểm tra viết , Tự luận, trắc nghiệm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Phát đề kiểm tra ( Đính kèm đề, đáp án của phòng giáo dục) PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Đề chính thức Năm học 2020 - 2021 Môn: Địa lý - Lớp 8 (thời gian làm bài 45 phút) Phần I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn chữ cái (in thường) đứng trước phương án trả lời đúng nhất rồi ghi ra giấy kiểm tra: Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là : a. Hướng Tây – Đông và hướng vòng cung Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng vòng cung Câu 2: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: a. Đất phù sa b. Đất mùn núi cao c. Đất mặn, đất phèn d. Đất feralit đồi núi thấp Câu 3: Sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, gen di truyền. kiểu hệ sinh thái, thành phần loài. công dụng của các sản phẩm sinh học, gen di truyền. thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái, công dụng của các sản phẩm sinh học. Câu 4: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao: a. Trên 1000m b. Dưới 1000m c. Từ 1000 đến 2000m d. Trên 2000m Câu 5: Trên phần đất liền, đồi núi nước ta chiếm: a. ¼ diện tích lãnh thổ b. ½ diện tích lãnh thổ c. ¾ diện tích lãnh thổ d. tất cả đều là đồi núi Câu 6: Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: a. mùa đông lạnh giá, mưa phùn gió bấc, lượng mưa nhỏ b. mùa hạ nóng ẩm, ít mưa c. mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm d. một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa khô sâu sắc Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 7: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Câu 8: (3,0 điểm) Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật của nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau: Phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 9: (2,0 điểm) Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại? -----------------------Hết------------------------ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 8 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm) (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) 1- b 2 - d 3- d 4 - b 5- c 6 - a Phần II : TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 : ( 2,0 điểm) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam : + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước (0,5đ) +Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc –Đông Nam và vòng cung (0,5đ) +Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt (0,5 đ) + Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn (0,5 đ) Câu 2 : (3,0 điểm) +Phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng, cung cấp lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, ....... (1 đ) + Văn hoá – Du lịch : sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.........(1 đ) + Môi trường sinh thái : điều hoà khí hậu, tăng lượng ôxi, làm sạch không khí, giảm nhẹ các thiên tai........(1 đ) Câu 3 : (2,0 điểm) + Thuận lợi : Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loài thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp......(1 đ) + Khó khăn : Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn vào mùa hè, bão, mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển.....( 1 đ) 3. Thu bài kiểm tra - Học sinh hoàn thành bài kiểm tra, giao nộp cho giáo viên 4. Nhận xét đánh giá Hs có ý thức làm bài kiểm tra một cách nghiêm túc . V. RÚT KINH NGHIỆM DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: