Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh

I. MỤC TIÊU.

- HS nắm được các hằng đẳng thức: tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải bài tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 2. Học sinh: Sgk, sbt

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức lớp :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7
Ngày soạn: 06/09/2010
Ngày giảng: 16/09/2010
Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
I. Mục tiêu.
- HS nắm được các hằng đẳng thức : tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải bài tập.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
	2. Học sinh: Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
HS1: Viết hằng đẳng thức lập phương của một tổng và lập phương của một hiệu. Chữa bài 28a (SGK tr14).
HS2: Trong các khẳfg định sau, khẳng định nào đúng?
a) (a – b)3 = (b – a)3;	b) (x – y(2 = (y – x)2 ;	
c) (x + 2)3 = x3 + 6x2 + 12x + 8 ; 	d) (1 – x)3 = 1 – 3x – 3x2 – x3.
Chữa bài 28b (Sgk_tr14).
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6) Tổng hai lập phương
GV yêu cầu HS làm ?1.
GV : Từ đó ta có a3 + b3 = ?
Tương tự A3 + B3 = ? với A, B là các biểu thức.
GV giới thiệu A2 – AB + B2 gọi là bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức.
 Hãy phát biểu bằng lời?
GV cho HS làm phần áp dụng.
1HS trình bày miệng :
(a + b)(a2 – ab + b2) =  = a3 + b3.
HS : A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2), với A, B là các biểu thức.
HS: Tổng hai lập phương của hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với bình phương thiếu của hai biểu thức đó.
HS:
áp dụng:
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích:
x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2)(x2 – 2x + 4)
b) Viết (x + 1)(x2 – x + 1) dưới dạng tổng:
(x + 1)(x2 – x + 1) = x3 + 1.
7) Hiệu hai lập phương
GV cho HS làm ?3.
Thực hiện tương tự như mục 6.
GV giới thiệu hằng đẳng thức:
A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2), với A, B là các biểu thức.
GV cho HS làm bài tập áp dụng theo nhóm.
HS làm ?3.
HS hoạt động theo nhóm.
áp dụng:
Tính (x – 1)(x2 + x + 1) = x3 – 1
Viết 8x3 – y3 thành tích:
8x3 – y3 = (2x – y)(4x2 + 2xy + y2)
Hãy điền dấu x vào ô có đáp số đúng của tích (x + 2)(x2 – 2x + 4).
x3 + 8
x3 – 8
(x + 2)3
(x – 2)3
4. Củng cố.
GV yêu cầu HS viết lại vào giấy nháp 7 hằng đẳng thức đáng nhớ (HS kiểm tra lẫn nhau).
HS làm bài 30b ; 31a ; 32 (SGK tr16).
5. Về nhà
- Học thuộc các hằng đẳng thức đã học.
- Bài về nhà: 31b; 33; 36; 37 (SGK tr16,17); 17; 18 (SBT tr5).
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_7_nhung_hang_dang_thuc_dang_nh.doc