I / MỤC TIÊU :
- Về Kiến thức: Củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, chú ý đi sâu ở bước lập pương trình (cụ thể: chọn ẩn số, phân tích bài toán, biểu diễn các đại lượng lập phương trình)
- Về kĩ năng: Vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất: toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số
– Về Tư duy, thái độ: Tìm được các cách giải khác nhau của bài toán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác.
II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
· GV: Bảng phụ ghi đề bài tập, KTBC, tóm tắt lý thuyết
· HS: Xem lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
III / KIỂM TRA BÀI CŨ: (7phút)
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tt) TUẦN 6 - TIẾT 51 Ngày soạn: Ngày dạy: I / MỤC TIÊU : - Về Kiến thức: Củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, chú ý đi sâu ở bước lập pương trình (cụ thể: chọn ẩn số, phân tích bài toán, biểu diễn các đại lượng lập phương trình) - Về kĩ năng: Vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất: toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số – Về Tư duy, thái độ: Tìm được các cách giải khác nhau của bài toán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác. II / CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Bảng phụ ghi đề bài tập, KTBC, tóm tắt lý thuyết HS: Xem lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình III / KIỂM TRA BÀI CŨ: (7phút) Câu hỏi Đáp án 1. Nêu các bước giải bài toán lập phương trình 2. BT 35 sgk 1. Phát biểu đúng (2đ) 2. Gọi x là số hs cả lớp (x nguyên dương) (1đ) Số hs giỏi lớp 8A HKI là (2đ) HKII là: (2đ) Ta có phương trình: = (2đ) Đáp số : 40 học sinh (1đ) IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1 Ví dụ:(22phút) -GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc to đề bài của ví dụ tr27 SGK -GV hỏi: trong toán chuyển động có những đại lượng nào ? -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức liên hệ giữa ba đại lượng: quãng đường (S), vận tốc (v) và thời gian (t) -GV hướng dẫn HS phân tích đề toán và hỏi: trong bài toán này có những đối tượng nào tham gia chuyển động ? Cùng chiều hay ngược chiều ? -GV gợi ý cho HS lập bảng biểu thị -GV phân tích và giải thích cho HS hiểu việc cần thiết phải đổi 24 phút ra giờ và yêu cầu HS đổi+ Biết đại lượng nào của xe máy, của ôtô ? + Hãy chọn ẩn số, đơn vị của ẩn ? + Thời gian ôtô đi ? Vậy x có điều kiện gì ? + Tính quãng đường mỗi xe đã đi ? + Hai quãng đường này quan hệ với nhau thế nào ? Từ đó hãy lập phương trình bài toán ? -GV gọi lần lượt từng HS lên bảng ghi mỗi lời giải tương ứng ở bảng biểu thị -GV uốn nắn và sửa sai cho các em -GV nhắc nhở: hãy đối chiếu điều kiện của ẩn và trả lời bài toán -GV yêu cầu HS đọc ?4 tr28 SGK và điền các số liệu vào bảng -GV gọi một HS lập phương trình với ẩn s HĐ2:Bài đọc thêm:(10phút) -GV treo bảng phụ cho HS đọc bài toán tr28 SGK -GV hỏi: trong bài toán này có những đại lượng nào ? Quan hệ của chúng như thế nào ? -GV phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng và giới thiệu bảng tr29 SGK -GV hỏi: em nhận xét gì về câu hỏi của bài toán và cách chọn ẩn của bài giải ? -GV nói: để so sánh hai cách giải, em hãy chọn ẩn trực tiếp ? -HS đọc to đề bài -HS kể ra ba đại lượng (quãng đường, vận tốc và thời gian) -HS trả lời S = v.t -HS điền các kết quả vào bảng 1 HS dựa vào bảng giải -HS ghi lời giải tương ứng -HS ghi chép vào vở -HS thực hiện -HS kiểm tra và trả lời -HS đọc và thực hiện -HS lập phương trình -HS thực hiện và so sánh hai cách chọn ẩn -HS đọc to đề bài -HS điền kết quả vào bảng -1 HS lập phương trình HS -HS tập trung theo dõi 1 HS đứng tại chỗ trả lời Cách 2 chọn ẩn trực tiếp nhưng phương trình giải phức tạp hơn. I. Tóm tắt lý thuyết: Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình a / Bước 1: Lập phương trình -Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số -Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết -Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng b / Bước 2: Giải phương trình c / Bước 3: Trả lời (kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận) II.Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tt) 1 / Ví dụ: Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Nam Định với vận tốc 35km/h. Sau đó 24 phút, trên cùng tuyến đường đó, một ôtô xuất phát từ Nam Định đi Hà Nội với vận tốc 45km/h. Biết quãng đường Nam Định - Hà Nội dài 90km. Hỏi sau bao lâu, kể từ khi xe máy khởi hành, hai xe gặp nhau ? * Bảng biểu thị Thời gian xe máy Thời gian ôtô Quãng đường xe máy Quãng đường ôtô Xe máy x 35x Ôtô x- 45 Giải Gọi x (h) là thời gian từ khi xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau (đk: x > ) Thời gian ôtô là x- (h) Quãng đường xe máy là 35x (km) Quãng đường ôtô là 45 (km) Theo đề bài ta có phương trình: 35x + 45 = 90 (1) (1) (thỏa mãn ĐK) (nhận) Vậy thời gian để hai xe gặp nhau là giờ 2 / Bài tập ?4 Vận tốc (km/h) Quãng đường đi (km) Thời gian đi (h) Xe máy 35 s Ôtô 45 90-s Theo đề bài ta có phương trình: - 3 / Bài tập ?5 Giải phương trình ta được: s = (km) Vậy thời gian cần tìm là: (h) * Cách thứ nhất cho lời giải gọn hơn V- CỦNG CỐ:(4 phút) * Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình *Phiếu học tập: Lập phương trình BT 37 SGK Tên HS: Phiếu học tập Bài tập 37/sgk :Lúc 6h sáng , 1 xe máy khởi hành từ A đến B.Sau đó 1h, 1 ô tô cũng xuất phát từ A đến B với vận tốt trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy 20km/h. Cả 2 xe đến B đồng thời vào lúc 9h30ph sáng cùng ngày.Tính độ dài quãng đường AB và vận tốc trung bình của xe máy Đáp án x=350km VI- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2phút) -Xem lại bài tập ví dụ đã giải ở lớp -Làm tiếp bài tập 37 -> 39 tr30; bài 41, 42, 45, 46 tr31-tr32 SGK -Chuẩn bị tiết sau luyện tập RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: