Tiết:1
Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn
(1802 - 1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS hiểu biết được một số kiến thức sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS
- HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc ; trân trọng và yêu quý di tích lịch sử – văn hoá quê hương
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Bộ ĐDDH MT lớp 9
- Ảnh chụp các công trình kiến trúc cố đô Huế
- Tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn
2. Học sinh
- SGK
- Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn
Tiết:1 Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802 - 1945) I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu biết được một số kiến thức sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn - Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS - HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc ; trân trọng và yêu quý di tích lịch sử – văn hoá quê hương II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Bộ ĐDDH MT lớp 9 - ảnh chụp các công trình kiến trúc cố đô Huế - Tranh, ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn 2. Học sinh - SGK - Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn III. Tiến trình dạy - học: - Tổ chức: 9a.................9b,..................9c................ - kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động 1: Sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn - GV yêu cầu HS đọc SGK sau đó đặt câu hỏi: tóm tắt vài nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn - GV nhấn mạnh: nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng và phong phú, còn để lại cho kho tàng văn hoá dân tộc một số lượng công trình và tác phẩm đáng kể - HS tóm tắt, HS khác bổ sung ý kiến - HS nghe, ghi chép vào vở Hoạt động 2: Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn - GV sử dụng ĐDDH kết hợp minh hoạ với thuyết trình, gợi mở cho HS thảo luận: + Cho biết mĩ thuật thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào? + Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào? có những thành tựu gì? - Từ những câu trả lời của HS, GV giới thiệu: * Kiến trúc kinh đô Huế: - Là một quần thể to lớn gồm có hoàng thành và các cung điện, lầu các, lăng tẩm + Cấu trúc kinh thành Huế: Được vua Gia Long xây dựng vào năm 1804. Trên nền thành Phú Xuân cũ. Vua Minh Mạng lên ngôi quy hoạch lại hoàng thành gồm 3 vòng thành gần vuông - Vòng ngoài có 10 cửa và hào sâu bao quanh - Vòng giữa có Ngọ môn nằm trên đường trục chính - Phần trên kiến trúc cửa Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng gồm 100 cột lớn, nhỏ - Bên trong là nơi làm việc của triều đình, có các cung điện. điện Thái Hoà là cung điẹn to lớn bề thế nhất - Trong cùng là Tử Cấm Thành + Lăng tẩm thời Nguyễn : - Có giá trị về nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Xây dựng theo sở thích của vua - Khu lăng tẩm lớn: Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3: Điêu khắc và hội hoạ thời Nguyễn có những đặc điểm gì? và phát triển ra sao? - Yêu cầu HS khác bổ sung * GV kết luận: a. Điêu khắc: mang tính tượng trưng cao, ví dụ: Nghê, Cửu đỉnh, chạm khắc đá, tượng người, voi, ngựa, Rồng bằng đá , xi măng - Điêu khắc Phật giáo: khuynh hướng dân gian, làng xã - Các pho tượng mang tính hiện thực cao: Hộ Pháp, Thánh Mẫu b. Đồ hoạ, hội hoạ: Dòng tranh khắc gỗ dân gian: Kim Hoàng – Xuất hiện vào thời Nguyễn - Nét mảng màu đen được in bằng ván gỗ. Màu khác được tô vẽ dựa vào các mảng phân hình - In trên giấy hồng điều, Tàu vang nhập của nước ngoài - Đầu thế kỉ XX một bộ tranh khắc gỗ đồ sộ ra đời, đó là “Bách khoa thư văn hoá, vật chất của Việt Nam” - Hội hoạ giai đoạn này đã có tiếp xúc với hội hoạ châu Âu - Một hoạ sĩ duy nhất của Việt Nam giai đoạn này được đào tạo tại Pháp là: Lê Văn Miến - Ông đã để lại một vài tác phẩm sơn dầu với lối vẽ tỉ mỉ, kĩ càng theo xu hướng hiện thực + Sau đó do việc thành lập trường MT Đông Dương (1925) các hoạ sĩ Việt Nam tiếp thu kiến thức hội hoạ phương Tây, song đã chắt lọc tạo nên phong cách hội hoạ hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc - GV kết luận: - Em hãy nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn ? -> Kiến trúc, Điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ -> Đa dạng, phong phú, công trình có quy mô lớn - HS lắng nghe, quan sát và ghi chép vào vở - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung - HS nghe, quan sát và ghi chép - Kiến trúc kinh đô Huế hài hoà với thiên nhiên, ưa sử dụng những mẫu hình trang trí quy phạm gắn liền với tư tưởng chính thống Nho giáo, cách thể hiện nghiêm nghiêm ngặt, chặt chẽ - Điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ có bước phát triển đa dạng, đã kế thừa truyền thống nghệ thuật dan và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - GV đặt câu hỏi củng cố kiến thức - GV nhấn mạnh các đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn - GV nhận xét đánh giá về tiết học - HS trả lời câu hỏi theo nội dung kiến thức bài học Bài tập về nhà: - Đọc bài trong SGK - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học - Sưu tầm tranh tĩnh vật - Chuẩn bị bài học sau ..............................................* * * .................................................... Tiết: Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Tĩnh vật Lọ hoa và quả - vẽ hình I. Mục tiêu bài học: - HS biết quan sát, nhận xét tương quan ở mẫu vẽ - HS biết cách bố cục và dựng hình; vẽ được hình có tỉ lệ cân đối và giống mẫu - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Mẫu vẽ: Lọ, hoa và quả - có tỉ lệ, hình dáng đơn giản và đẹp - Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và một số ảnh chụp tĩnh vật - Bài vẽ tiêu biểu của HS các lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ 2. Học sinh - SGK - Giấy vẽ, bút chì, tẩy III. Tiến trình dạy - học: - Tổ chức: 9a................9b.....................9c................. - Kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - GV cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật (của hoạ sĩ) và phân tích - Tranh tĩnh vật: Là tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh, được người vẽ chọn lọc và sắp xếp, tạo nên vẻ đẹp theo cảm nhận riêng - Tranh thường vẽ hoa, quả và các đồ vật trong gia đình - Chất liệu: Chì, than, màu nước, màu bột, sáp, sơn dầu + GV bày mẫu cho HS quan sát và đặt câu hỏi: - Mẫu vẽ gồm những gì? - Các vật mẫu được sắp xếp như thế nào? vật nào gần, xa? - Khung hình chung là khung hình gì? - Tỉ lệ giữa các chiều ngang, dọc, tỉ lệ các phần so với nhau như thế nào? - Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV nhấn mạnh: Trước khi vẽ cần quan sát kĩ mẫu từ tổng thể đến chi tiết - HS quan sát, suy nghĩ trả lời - HS quan sát mẫu vẽ và trả lời Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - GV yêu cầu HS không vẽ ngay mà dành thời gian để quan sát và nắm được đặc điểm của mẫu rồi mới vẽ - Chú ý: Khi sửa và hoàn chỉnh hình có thể lược bỏ bớt chi tiết rườm rà để tạo bài vẽ có trọng tâm, đơn giản và đẹp - Trình tự cách vẽ + Vẽ phác khung hình chung + Vẽ phác khung hình riêng của lọ, hoa, quả + Vẽ chi tiết + Sửa và hoàn chỉnh hình Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì - GV gc HS vẽ vào giấy A4 và tìm bố cục, sắp xếp cho phù hợp với tờ giấy - Trong khi HS vẽ bài, GV quan sát và hướng dẫn bổ sung - Nhắc HS phác hình nhẹ tay - HS thực hành vài vẽ theo sự hướng dẫn của GV hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ - GV biểu dương một số bài đạt yêu cầuĐDDH - Nhận xét, bổ sung những thiếu sót của một số bài chưa đạt - HS nhận xét bài của bạn để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình Bài tập về nhà: - Chuẩn bị màu vẽ cho tiết học sau - Sưu tầm và xem tranh tĩnh vật màu - Chuẩn bị bài học sau ..............................................* * * .................................................... Tiết: Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Tĩnh vật Lọ hoa và quả - vẽ màu I. Mục tiêu bài học: - HS biết sử dụng màu để vẽ tĩnh vật - HS vẽ được bài tĩnh vật màu theo mẫu - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Mẫu vẽ - Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ - Bài vẽ của HS lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ tĩnh vật màu 2. Học sinh - SGK, tranh, ảnh tĩnh vật màu - Bài vẽ chì tiết học trước, bút, màu III. Tiến trình dạy - học: - Tổ chức: 9a................9b.....................9c................. - Kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - GV giới thiệu tranh của hoạ sĩ, bài vẽ của HS và nêu một vài nét về nội dung tranh - GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu tranh + Bức tranh vẽ những gì? + Hình chính, phụ là những hình nào? + Các hình sắp xếp như thế nào? + Có những màu nào được vẽ trong tranh? + Màu nào vẽ nhiều nhất, đậm nhạt như thế nào? + Các màu có ảnh hưởng qua lại không? + Cảm nhận của em - Sau khi HS trả lời, GV bổ sung và nhấn mạnh: - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi Để vẽ bài, khi vẽ cần quan sát mẫu để thấy độ đậm nhạt của các mảng màu lớn và sự ảnh hưởng qua lại của các màu. vẻ màu cầm có đậm nhạt. Vẽ theo cảm xúc, theo màu thật Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - GV yêu cầu cầu HS chuẩn bị màu và các phương tiện khác gợi ý HS: + Quan sát mẫu để thấy các mảng màu chính + Phác mảng màu ở lọ, hoa, quả + Vẽ các mảng màu lớn trước, vẽ màu cụ thể từng vật mẫu sau + Chú ý đến tương quan màu sắc + Vẽ mạnh dạn, phóng khoáng - GV làm mẫu một số thao tác vẽ để HS quan sát - HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn nắm được cách vẽ bài Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì - GV yêu cầu HS xem lại hình của bài vẽ và chỉnh sửa đôi chút - Yêu cầu HS quan sát kĩ và vẽ màu có đậm nhạt - GV đến từng bàn hướng dẫn thêm - HS lấy bài vẽ của tiết trước để chỉnh sửa và vẽ màu theo hướng dẫn hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ - Biểu dương bài vẽ tốt - Nhận xét bổ sung những bài khiếm khuyết - HS nhận xét bài của bạn để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình Bài tập về nhà: - Sưu tầm hình ảnh về các loại túi xách - Chuẩn bị bài học sau ........................................... * * * ............................................. Tiết: Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Tạo dáng và trang trí túi xách I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu về tạo dáng và trang trí ứng dụng cho đời sống - HS biết cách tạo dáng và trang trí túi xách - HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống hằng ngày II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Chuẩn bị một số túi xách khác nhau về kiểu dáng, chất liệu và cách trang trí - Hình ảnh về các loại túi xách - Hình gợi ý cách vẽ 2. Học sinh - SGK, Sưu tầm ảnh chụp về các loại túi xách - Giấy vẽ, bút, màu III. Tiến trình dạy - học: - Tổ chức: 9a................9b.....................9c................. - Kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - Qua một số hình ảnh cụ thể, GV giới thiệu để HS tiếp cận khái niệm tạo dáng và trang trí túi xách - GV cho HS xem một số túi xách khác nhau: - GV nêu một số câu hỏi để các nhóm thảo luận - GV gợi ý để HS hiểu túi xách là đồ vật rất cần th ... loại nhiều kiệt tác có giá trị - HS trả lời theo kiến thức đã học ở các lớp dưới. - Nhật Bản là một quốc gia ở châu á (trong đó có Việt Nam) cũng nằm trong khu vực được coi là những cái nôi của văn minh nhân loại. - Các nước châu á đóng góp cho nhân loại nhiều công trình Mĩ thuật nổi tiếng a) Mĩ thuật ấn Độ + Vị trí địa lí của nền văn minh cổ của ấn Độ (quốc gia rộng lớn ở Nam á, hình thành sớm và có nền văn minh phát triển rực rỡ từ 3000 năm trước Công nguyên). + ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo (Phật giáo, ấn Độ giáo, Hồi giáo,) các công trình Mĩ thuật ở các loại hình : kiến trúc, điêu khắc, hội họa đều phát triển gắn liền với các tôn giáo. Bộ kinh Vê-đa nổi tiếng của người ấn Độ cổ cho rằng chính thần thánh là nơi bắt nguồn của nghệ thuật. Điều này chi phối tư tưởng văn hoá truyền thống và thẩm mĩ của người ấn Độ + Mĩ thuật ấn Độ trải qua 5 giai đoạn phát triển (nền văn hoá sông ấn, nền văn hoá ấn Âu, văn hoá Trung cổ, văn hoá ấn Độ Hồi giáo, văn hoá ấn Độ hiện đại) đã sản sinh ra nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gồm kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. Đó là các chùa ở hang A-giăng-ta, Cai-la-sa, vừa đồ sộ về kiến trúc, vừa tinh tế về trang trí với những tượng thần và hoa văn rất đẹp. Ngoài ra các cung điện lộng lẫy của các triều đại vua chúa cũng được xây dựng khá nhiều + Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ ấn Độ liên quan mật thiết với nhau. Tất cả các ngôi đền như đền thờ thần mặt trời, thần Si-va hay cụm thánh tích nổi tiếng Ma-ha-ba-li Pu- ram hoặc cung điện Mô-ri-a, đều không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn nổi tiếng bởi những tác phẩm điêu khắc và hội hoạ. b) Mĩ thuật Trung Quốc + Về địa lí và dân số : Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nền văn hoá phát triển rất sớm. + Ba luồng tư tưởng lớn là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo thể hiện khá rõ nét ở MT. Mĩ thuật Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ, đặc sắc về nhiều phương diện. + Về kiến trúc : Trung Quốc có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp đất nước, nổi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ. Những công trình như Cố cung, Thiên An môn, Di Hoà viên, lăng vua Minh Thành Tổ, ở khu vực bắc kinh thành là những công trình đồ sộ, nguy nga, tráng lệ. Đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành, một công trình vĩ đại có một không hai được xây dựng từ thế kỉ III trước Công Nguyên và còn tồn tại cho đến ngày nay là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc. + Hội hoạ của Trung Quốc nổi tiếng với những bức tranh bích hoạ vẽ trên đá ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng). Ngoài ra còn rất nhiều bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên lụa, trên giấy lấy từ đề tài Phật giáo hoặc lấy từ các nhân vật nổi tiếng, như bức tranh Dương Quý Phi tắm xong, Phu nhân nước Quắc đi chơi, + Đặc biệt, loại tranh sơn thuỷ lấy cảnh vật làm đối tượng chủ đạo với hai yếu tố chính là núi và nước để diễn tả đã tạo nên phong cách độc đáo của hhội hoạ Trung Quốc. Bên cạnh lối vẽ công phu, tỉ mỉ và hoàn thiện lại có lối vẽ phóng khoáng, linh hoạt thường được các hoạ sĩ thực hiện trong lúc xuất thần. Hai lối vẽ này được coi là “Quốc hoạ”. Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch đã rất thành công trong vẽ “Quốc hoạ”, rất nhiều tác phẩm của ông đạt tới đỉnh cao của sự sáng tạo. Ông được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá thế giới” vào năm 1963. c) Mĩ thuật Nhật Bản + Vị trí địa lí của Nhật Bản : là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía đông lục địa châu á. Nhật Bản không có bình nguyên mênh mông như ở Trung Quốc hoặc những mùa nắng mưa khốc liệt như ở ấn Độ, nhưng thiên nhiên Nhật Bản rất khắc nghiệt với động đất, núi lửa, giá lạnh, Ngọn núi cao nhất được coi là biểu tượng của Nhật Bản là núi Phú Sĩ (cao 3775,6m) + Do hoàn cảnh địa lí, Nhật Bản ít giao tiếp với bên ngoài nên phát triển chủ yếu phải dựa vào những tiềm lực sẵn có. MT Nhật Bản vì thế giữ được bản sắc riêng trong suốt lịch sử phát triển dù có sự du nhập, tiếp thu tinh hoa MT các nước khác. - Về kiến trúc, có hai đặc điểm : + Kiến trúc nguyên thuỷ theo tinh thần Thần đạo, thường nguyên sơ, ít gia công chạm trổ hoặc chau chuốt, chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Kiến trúc Phật giáo hài hoà với cảnh trí thiên nhiên và bền vững với thời gian. + Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng trong phong cạc kiến trúc của người Nhật. Họ luôn hướng tới cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, để tâm hồn con người hoà đồng với thiên nhiên. - Về hội hoạ và đồ hoạ : + Hội hoạ Nhật Bản phát triển gắn với đạo Phật từ cuối thế kỉ VI. Từ chỗ ảnh hưởng của Trung Quốc, ấn Độ, hội hoạ của Nhật Bản đã dần tạo được bản sắc riêng Giống như ở Trung Quốc, người Nhật Bản cũng coi chữ viết là một nghệ thuật, nên đã hình thành nghệ thuật thư pháp với những phong cách sáng tạo riêng của mỗi người viết. + Đồ hoạ Nhật Bản đặc biệt nổi tiếng với tranh khắc gỗ màu. Tranh khắc gỗ màu Nhật Bản không diễn tả theo lối hiện thực mà chú ý nhiều đến những yếu tố trang trí, ước lệ thể hiện ở bố cục, đường nét, màu sắc, Rất nhiều hoạ sĩ làm tranh khắc gỗ của Nhật Bản như : Kô-ô-na-ga (1742 - 1815), U-ta-ma-rô (1754 - 1806), Hô-ku-sai (1760 -1849), Hô-rô-si-ghê (1797 - 1858), đã trở nên rất nổi tiếng và tác phẩm của họ được cả thế giới yêu thích. d) Các công trình kiến trúc của Lào và Căm-pu-chia * Thạt Luổng (Lào) + Theo truyền thuyết của người Lào, vào thế kỉ III (trước Công Nguyên) thấp Thạt Luổng được xây dựng để cất xá lị Phật. Đến năm 1566 vua Xét-thả-thi-lạt cho xây dựng lại. Đây là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của nước Lào. + Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng, là một trong những tháp Phật giáo tiêu biểu, độc đáo và mang bản sắc riêng của dân tộc Lào. + Hội Thạt Luổng được tổ chức vào tháng 11 hằng năm. * Ăng-co Thom (Căm-pu-chia) + Đối với lịch sử Căm-pu-chia, cái tên Ăng-co chỉ một thời kì lịch sử của đất nước kéo dài khoảng 5 thế kỉ (thế kỉ IX đến thế kỉ XIII). Đây là một thời kì huy hoàng trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Căm-pu-chia. + Ăng-co Thom cũng thuộc loại công trình kiến trúc “đền núi”, được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng. ấn tượng nổi bật của ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng Phật bốn mặt, mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau, gọi là “nụ cười Bayon”. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập - GV đặt câu hỏi củng cố để HS trả lời về những nội dung chính của bài, sau đó bổ sung, tóm lược lại. - GV nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài Bài tập về nhà: - Đọc bài trong SGK - Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thêm những bài viết liên quan đến bài học - Sưu tầm các hình ảnh về biểu trưng ........................................... * * * ............................................... Tiết: Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Vẽ biểu trưng I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của biểu trưng - HS biết cách vẽ và vẽ biểu trưng đơn giản về trường học - HS yêu mến tự hào về nhà trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Một số hình ảnh về biểu trưng (của nhà trường, cơ quan, thiếu niên, thanh niên, quân đội,) - Một số hình biểu trưng đã được phóng to - Hình gợi ý cách vẽ biểu trưng 2. Học sinh - Hình ảnh về biểu trưng - Giấy vẽ, màu III. Tiến trình dạy - học: - Tổ chức: 9a................9b.....................9c................. - Kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - GV có thể cho HS xem một số biểu trưng để HS có khái niệm về biểu trưng : - GV nêu các câu hỏi ngắn để HS tìm ra ý nghĩa các loại biểu trưng và những hình ảnh ở biểu trưng (cờ, sách, chữ,). - HS tự tìm hiểu về biểu trưng (trong SGK hoặc các biểu trưng sưu tầm). Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu trưng trường học - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời để qua đó thấy được : đ Hình ảnh tượng trưng cho trường học rất phong phú nhưng chỉ nên tìm một vài hình ảnh điển hình, cô đọng nhất. Ví dụ : quyển vở, ngọn lửa, - GV nhắhc nhở HS : - Biểu trưng cần vẽ đơn giản mà vẫn diễn đạt được nội dung (GV giới thiệu một số biểu trưng đẹp như : biểu trưng của ngành hàng không Việt Nam, biểu trưng Petrolimex của ngành xăng dầu,) - GV giới thiệu hình dáng chung của biểu trưng : hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn - GV chỉ ra cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ ở biểu trưng. Chú ý: các hình ảnh cần được vẽ đơn giản hoặc cách điệu về hình, về nét cho phù hợp. đ Các hình ảnh của biểu trưng cần cô đọng để thể hiện rõ nội dung. Ví dụ : nói về chiến tranh (quả bom, khẩu súng); về hoà bình (con chim hoà bình) ; nông nghiệp (bông lúa) ; công nghiệp (bánh xe, máy móc,). Qua đó giúp HS tìm ra những hình ảnh tượng trưng cho trường học như mái trường, sách, vở, bút, mực ; hình ảnh thầy cô giáo, HS, Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì - GV quan sát chung và gợi ý HS làm bài theo trình tự trên - HS suy nghĩ, tìm tòi để làm bài theo cảm nhận rieng qua các bước sau : + Tìm hình ảnh ; + Phác thảo bố cục mảng hình ảnh và chữ ; + Vẽ hình, kẻ chữ ; + Vẽ màu hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV gợi ý HS nhận xét các bài vẽ theo tiêu chí : - GV bổ sung và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp đ Về nội dung : các hình ảnh đơn giản, có ý nghĩa, đầy đủ nội dung , phản ánh đúng về nhà trường ; - Về bố cục : sắp xếp chữ hợp lí, đường nét khoẻ khoắn, màu sắc hài hoà. - HS nhận xét theo cảm nhận riêng và tự xếp loại Dặn dò: - Chuẩn bị bài học sau: tìm đề tài yêu thích để vẽ tranh ........................................... * * * ............................................... Tiết: Ngày soạn :.................... Ngày giảng :................... 9a................ 9b................ 9c............... Đề tài tự do (Bài kiểm tra học kì I) I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu đề tài và tìm được nội dung phù hợp để vẽ tranh - HS vẽ được một bức tranh theo ý thích - HS thích quan sát, tìm hiểu để phát hiện ra những vẻ đẹp ở cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Chuẩn bị một số tranh (phiên bản)với nhiểu đề tài khác nhau của hoạ sĩ và HS để cho HS tham khảo. 2. Học sinh - Giấy, màu vẽ, bút vẽ. III. Tiến trình dạy – học: - Tổ chức: 9a................9b.....................9c................. - Kiểm tra: - Bài mới: _ ở bài này, GV cần gợi ý HS cách chọn đề tài thông qua việc xem tranh. Thời gian chủ yếu để dành cho HS vẽ. _ Trong quá trình HS vẽ tranh, GV cần gợi ý cụ thể để HS yếu kém có thể nhanh chóng chọn được một nội dung đề tài và hoàn thành được bài vẽ. IV. Đánh giá: GV cùng HS nhận xét, rút kinh nghiệm các bài vẽ và lựa chọn ra các bài vẽ đẹp. GV nhận xét về tiết học và động viên khích lệ chung cả lớp ........................................... * * * .............................................
Tài liệu đính kèm: