Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm

Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm

Tiết 1. Bài 1: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức và tạo dáng đồ vật, sản phẩm trang trí.

 - Hiểu cách ứng dụng vào trang trí quạt giấy.

 - Hiểu vai trò và sự phong phú của tạo dáng và trang trí quạt giấy.

2. Kĩ năng:

 - Tạo dáng và trang trí được một chiếc quạt giấy theo ý thích

 + Biết cách tạo dáng quạt giấy theo nội dung cụ thể.

 + Biết cách sử dụng hoạ tiết và màu sắc trang trí phù hợp

3. Thái độ:

 - HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên :

 - Đồ dùng dạy học .

 - Hình minh hoạ các bước vẽ.

 - Bài mẫu của GV và HS.

2. Học sinh:

 - Đồ dùng học tập bộ môn.

 

doc 131 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1436Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/8/2012 
Ngày dạy: 21/8/2012 Dạy lớp:8B
Ngày dạy: 23/8/2012 Dạy lớp:8A
Tiết 1. Bài 1: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức và tạo dáng đồ vật, sản phẩm trang trí.
 - Hiểu cách ứng dụng vào trang trí quạt giấy.
 - Hiểu vai trò và sự phong phú của tạo dáng và trang trí quạt giấy.
2. Kĩ năng:
 - Tạo dáng và trang trí được một chiếc quạt giấy theo ý thích 
 + Biết cách tạo dáng quạt giấy theo nội dung cụ thể.
 + Biết cách sử dụng hoạ tiết và màu sắc trang trí phù hợp
3. Thái độ:
 - HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên : 
 - Đồ dùng dạy học .
 - Hình minh hoạ các bước vẽ.
 - Bài mẫu của GV và HS.
2. Học sinh:
 - Đồ dùng học tập bộ môn.
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: ( 1’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS tiết học.
 * Đặt vấn đề :(1’)
 Đồ vật được yêu mến không chỉ vì chúng có giá trị sử dụng mà vì chúng còn được trang trí đẹp mắt. Chẳng hạn như quạt giấy (gv đưa quạt ra) đây là đồ vật có từ thời xưa cho đến ngày nay vẫn đang đựơc yêu chuộng. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách trang trí một loại quạt rất thông dụng - Đó là quạt giấy.
 2. Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Cho HS quan sát mẫu quạt giấy khác nhau.
Quạt có mấy loại? Các loại quạt mà em biết?
Có 2 loại quạt: Quạt giấy, quạt nan.
Cả hai loại quạt này được trang trí và tạo dáng đẹp.
Hình dáng của quạt giấy?
Quạt có dáng nửa hình tròn.
Hình ảnh dùng để trang trí quạt giấy?
Hoa, lá, con vật...
Các nguyên tắc được sử dụng trong trang trí quạt giấy?
Nguyên tắc: 
 Đối xứng.
 Xen kẽ.
 Nhắc lại.
 Mảng hình không đều nhau.
Màu sắc trong trang trí quạt giấy?
Sử dụng gam màu: Nóng, lạnh, hoà sắc nóng lạnh, màu trầm,...
Quạt được trang trí rất phong phú về màu sắc và cách trang trí quạt giấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí 
Hướng dẫn phần tạo dáng.
+ Vẽ hai nửa hình tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau.
+ tạo dáng và vẽ nan quạt.
Có thể cho HS dùng giấy màu để cắt, GV hướng dẫn cắt cho đều cái quạt.
Hướng dẫn HS cách trang trí.
+ Tìm bố cục theo các thể thức trang trí: Đối xứng, xen kẽ, nhắc lại...Để phác mảng.
+ Tìm và lựa chọn hoạ tiết.
+ Màu phù hợp với hoạ tiết và nền.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
Cho HS xem bài vẽ quạt giấy của HS năm trước.
Gợi ý HS:
+ Tìm mảng trang trí.
+ Tìm hoạ tiết phù hợp với hình mảng.
+ Tìm màu theo ý thích.
Khuyến khích HS vẽ hình xong ngay tại lớp.
I. Quan sát, nhận xét (7’)
II. Cách trang trí (8’)
1. Tạo dáng
2. Trang trí
- Phác mảng trang trí.
- Cách vẽ hoạ tiết.
- Vẽ màu.
III. Thực hành (23’)
Trang trí một quạt giấy có bán kính 12cm và 4 cm
3. Củng cố, luyện tập: (4’)
GV: Treo bài vẽ để HS nhận xét.
Nhận xét: Bố cục, hình.
 Màu của quạt giấy ?
 Quạt nào đẹp? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý mình.
GV: Kết luận, bổ sung.
GV: Khen gợi những em HS có ý thức học tốt
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. ( 1’ )
- Bài học: Hoàn thành bài vẽ
- Bài sau: Nghiên cứu nội dung bài 2
*********************************************************************
Ngày soạn: 02/9/2012 
Ngày dạy: 04/9/2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy: 06/9/2012 Dạy lớp: 8A
Tiết 2. Bài 2: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ 
( TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII )
 I. Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 - HS hiểu được quá trình phát triển mĩ thuật thời Lê là sự tiếp nối, kế thừa tinh hoa mĩ thuật dân tộc các thời đại trước.
 - Nắm được một số điểm khái quát về bối cảnh lịch sử và sự phát triển của mĩ thuật thời Lê ( nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm ) 
2. Kĩ năng:
 - Trình bày được một số nét cơ bản, đơn giản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm của mĩ thuật thời Lê.
 - Nêu được đặc điểm của mĩ thuật thời Lê.
3. Thái độ :
- HS trân trong nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên:
 - Đồ dùng dạy học:( Bộ tranh nếu có).
 - Giáo án, SGK, SGV.
2. Học sinh:
 - Nghiên cứu nội dung.
 - Sưu tầm tranh, ảnh.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Thu bài vẽ của học sinh.
 * Đặt vấn đề: (1’)
 Mĩ thuật thời Trần phát triển các loại hình nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, trang trí đồ gốm...để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Mĩ thuật thời Lê là sự nối tiếp của mĩ thuật thời Trần nhưng phong phú hơn và có những nét riêng. Vậy để có thể hiểu khái quát về Mĩ thuật thời Lê, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
?
?
GV
?
HS
GV
?
GV
?
GV
?
HS
?
GV
?
?
HS
HS
GV
?
GV
?
?
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê
Sau 10 năm kháng chiến chống quân minh thắng lợi. Lập lên triều đại nhà Lê.
Nhà Lê đã xây dựng đất nước như thế nào?
Nhà Lê xây dựng nhà nước trung ương tập quyền ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ.
 Kể tên những chính sách của nhà Lê?
Chính sách: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá.
Nhà Lê cho khôi phục sản xuất nông nghiệp, đắp đê và xây dựng những công trình thuỷ lợi lớn. Chính sách: Tích cực, tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình, thịnh trị.
Em có hiểu biết gì về triều đại nhà Lê?
 Là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất, có nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam.
 Thời kì này tuy bị ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và văn hoá Trung Hoa, nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt những đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Lê
+ Mĩ thuật thời Lê vừa kế thừa tinh hoa của mĩ thuật Lý - Trần, vừa giàu tính dân gian .
+ Mĩ thuật thời Lê để lại nhiều tác phẩm có giá trị .
Lê Lợi cho xây dựng thêm công trình kiến trúc nào?
 Trả lời nội dung SGK.
GV: Giới thiệu:
+ Về cơ bản vẫn giữ nguyên lối sắp xếp như thành Thăng Long thời Lý - Trần.
+ Trong khu vực Hoàng Thành đã xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc to lớn như các bậc Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ.
+ Bên ngoài Hoàng Thành xây dựng nhiều công trình khá đẹp như đình Quảng Văn ở ngoài cửa Đại Hưng , cầu Ngoạn Thiềm để vào Hoàng Thành.
Xây dựng ở đâu?
Xây dựng ở Thọ Xuân - Thanh Hoá.
 Giới thiệu:
+ Vua Lê Thái Tổ và các vua kế nghiệp đã xây dựng ở đất Lam Sơn , một cung điện nguy nga, được coi như một kinh đô thứ hai của đất nước với tên gọi là Lam Kinh. Hiện nay Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam - Huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá.
+ Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433. Đây là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua. Xung quanh điện là khu lăng tẩm của các vua và Hoàng Hậu nhà Lê. Khu điện Lam Kinh được xây dựng theo thế đất tựa núi nhìn sông. bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm. Hiện nay ở đây vẫn còn bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Thái Tổ và các lăng vua Lê với nhiều tác phẩm điêu khắc đá.
Dấu tích còn lại đến ngày nay cho ta thấy quy mô như thế nào?
Nhà Lê đề cao tư tưởng tôn giáo nào? Xây dựng thêm công trình nào?
+ Đề cao tư tưởng Nho giáo.
+ Xây dựng: những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học .
 Tu sửa lại những công trình nào?
 Chùa Thiên Phúc , chùa Kim Liên ,...
Ngoài ra cho xây dựng lại Văn Miếu, mở mang Quốc Tử Giám xây dựng đền thờ những người có công với đất nước, như đền: Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng...
 Cho HS quan sát hình ảnh trong SGK.
Những tác phẩm điêu khắc, chạm khắc trang trí thường gắn với loại hình nghệ thuật nào?
Nghệ thuật kiến trúc.
 Chất liệu điêu khắc?
 Điêu khắc thời Lê phải kể đến tác phẩm gì?
 Kích thước điêu khắc như thế nào?
Kích thước nhỏ và tạc rất gần với nghệ thuật dân gian.
Ở lăng miếu Lam Kinh - Kinh đô Thăng Long có gì?
 Trả lời nội dung SGK.
 Bổ sung: Tượng rồng tạc ở thành bậc điện Kính Thiên và điện Lam Kinh , tượng rồng được tạc bằng dấ cókích thước lớn, lượn suốt từ bậc trên sùng xuống bậc dưới cùng, dài khoảng 9m. Với khối hình tròn trịa, đầu rồng có bứm tóc uốn mượt phủ sau gáy, có sừng và tai nhỏ, mũi sư tử, trên thân có nhiều dải mây, khúc uốn lượn.
 Kể tên các pho tượng phật?
Vai trò của chạm khắc trang trí chủ yếu là để phục vụ các công trình kiến trúc, làm cho công trình đó đẹp hơn. lộng lẫy hơn. Thời Lê, chạm khắc trang trí còn được sử dụng trên các bia đá.
Vị trí trang trí của các bức chạm khắc?
+ Đó là các thành bậc cửa trước một số công trình kiến trúc lớn; Trên bia ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa chiền. Hình chạm khắc chỗ nổi, chỗ chìm, với độ nông sâu và cao thấp khác nhau nhưng đều uyển chuyển, sắc sảo với những nét uốn lượn dứt khoát và rõ ràng.
+ ở chùaBút Tháp hiện có 58 bức chạm khắc trên bia đá ở hệ thống lan can, thành cầu.
Nội dung miêu tả của các bức chạm khắc đình làng?
Miêu tả sinh hoạt thường ngày của người nông dân.
Tác phẩm?
Chạm khắc đình làng đẹp về nghệ thuật diễn tả và hóm hỉnh, ý nhị về nội dung đề tài.
Dòng tranh nào ra đời?
Giá trị của hai dòng tranh trên?
HS: Bức tranh đặc sắc. Là tài sản quý giá trongkho tàng nghệ thuật dân tộc.
Quan sát sản phẩm gốm.
+ Kế thừa truyền thống thời Lý - Trần, thời Lê chế tạo được nhiều loại gốm quý hiếm như: Gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu giản dị mà chắc khoẻ.
+ Phát triển gốm hoa lam phủ men trắng, vẽ trang trí men xanh .
Đề tài trang trí trên gốm?
Gốm thời Lê còn đậm chất dân gian hơn chất cung đình.
Vẻ đẹp của gốm thời Lê?
Bố cục sản phẩm gốm?
 Mĩ thuật thời Lê có đặc điểm gì chung?
Mĩ thuật thời Lê đạt đến mức điêu luyện, giàu tính dân tộc.
Kiến trúc có những công trình nào to đẹp?
Cung điện Lam Kinh, chùa Thầy, chùa Bút Tháp...
Chất liệu làm điêu khắc, trang trí?
Bằng đá, gỗ.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lê được xếp vào loại đẹp của mĩ thuật cổ Việt Nam. nghệ thuật tạc tượng và chạm khắc trang trí đạt được đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức.
I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử (7’)
Nhà Lê xây dựng nhà nước trung ương tập quyền ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ.
II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (27’)
1. Nghệ thuật kiến trúc
a, Kiến trúc cung đình.
- Kiến trúc Thăng Long.
- Kiến trúc Lam Kinh:
+ Xây dựng ở Thọ Xuân - Thanh Hoá.
+ Coi như là kinh đô thứ hai.
+ Xây dựng năm 1433.
+ Quy mô: To lớn và đẹp đẽ.
b, Kiến trúc tôn giáo.
- Xây dựng trường dạy Nho học.
- Tu sửa lại.
2. Nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí
- Chất liệu: Đá và gỗ.
a, Điêu khắc.
- Các pho tượng đá tạc người, lân, ngựa, voi, hổ...
- Kích thước: Nhỏ.
- Nhiều pho tượng phật bằng gỗ như tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay , Phật Nhập Nát Bàn ...
b. Chạm khắc trang trí
- Trang trí trên bia đá: Hình rồng, sóng nước, hoa, lá...
- Tác phẩm chạm khắc đình làng: U ...  tranh
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH MÙA HÈ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Hiểu hơn cách khai thác nội dung đề tài theo yêu cầu, có ý thức tìm tòi trong thể hiện.
 - Củng cố và nâng cao hiểu biết về vai trò của bố cục trong vẽ tranh đề tài.
 - Nâng cao về hiểu biết về hình, mảng trong vẽ tranh.
 - Nâng cao hơn kiến thức về màu sắc trong vẽ tranh.
 - Nâng cao hơn sự hiểu biết và khai thác nội dung của đề tài.
 - HS hiểu được cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè.
2. Kĩ năng:
 - Tìm được những khía cạnh khác nhau của nội dung đề tài để thể hiện.
 - Vẽ được bài học phản ánh đúng nội dung đề tài.
 - Biết cách lựa chọn nội dung đề tài.
 - Vận dụng kiến thức đã học, vẽ được hình, mảng hợp lý, phù hợp với nội dung đề tài 
 - Vẽ được đường nét phù hợp với đối tượng diễn tả.
 - Biết cách pha trộn màu và vẽ tranh có hoà sắc phù hợp với nội dung đề tài.
 - Vẽ được một bức tranh đề tài phong cảnh mùa hè.
3. Thái độ :
 - HS thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên :
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài mẫu của GV và HS.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Sưu tầm tranh theo đề tài.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 * Câu hỏi: Mĩ thuật thời Lê ảnh hưởng tư tưởng phật giáo nào? Kinh đô nào được coi là kinh đô thứ hai? 
 * Đáp án: Mĩ thuật thời Lê ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Lam Sơn được coi là kinh đô thứ hai của nhà Lê. 
 * Đặt vấn đề: (1’)
 Phong cảnh đây là hình ảnh hết sức quen thuộc để vẽ tranh. Nhưng để vẽ về cảnh sắc về một mùa nhất định thì hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ một bức tranh: “ phong cảnh màu hè”.
 2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chon nội dung đề tài
Cho HS xem tranh vẽ phong cảnh về: Mùa đông, mùa xuân, màu thu, mùa hè.
Nhận xét màu hè với các mùa khác trong năm?
+ Mùa hè: Nóng bức, nắng chói chang.
+ Mùa khác: Mát mẻ, rét, cây đâm chồi nẩy lộc.
 Màu sắc của mùa hè như thế nào?
 Chủ yếu là sắc vàng, đỏ, da cam nhiều hơn các màu sắc khác.
 Giới thiệu tranh vẽ về mùa hè của hoạ sĩ, SGK.
 Mùa hè ở những đâu?
Mùa hè ở nông thôn, miền núi, miền biển...
Hoạ sĩ đã thể hiện về bố cục, mùa sắc như thế nào?
Trả lời.
 Các hoạ sĩ đã tạo được những sắc thái mùa hè ở những vùng quê khác nhau. Đặc biệt có những nét riêng về không gian: Sáng, trưa, chiều, tối.
 Cho HS xem tranh của HS.
 Mùa hè thường có những hình ảnh gì?
Lúa chín vàng, đồi núi chỗ vàng chỗ xanh, đi chăn trâu, đi thả diều trên cánh đồng...
Nhận xét về sự sắp xếp bố cục? Hình vẽ? Màu?
Trả lời theo tranh.
- Kết luận: Cảnh vật mùa hè thường có sắc thái và màu sắc phong phú, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn so với cảnh vật các mùa khác.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
 Hướng dẫn:
+ Chọn cảnh ngay trên quê hương mình.
+ Tìm mảng chính - Phụ cho phù hợp.
+ Chọn hình ảnh tiêu biểu nổi bật.
+ Sắp xếp có xa gần.
+ Hình ảnh phù hợp giữa nông thôn, miền núi, thành phố...
+ Vẽ màu phù hợp với vùng miền.
+ Màu có đậm nhạt.
+ Thể hiện được sắc thái mùa hè.
Hoạt Động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
 Cho HS vẽ ngoài trời hoặc vẽ trong lớp theo các bước vẽ.
Gợi ý cho HS về:
+ Cách chọn cảnh, cắt cảnh.
+ Bố cục trên tờ giấy phù hợp với không gian rộng hẹp.
+ Vẽ hình, màu.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài (6’)
+ Mùa hè: Nóng bức, nắng chói chang.
Chủ yếu là sắc vàng, đỏ, da cam nhiều hơn các màu sắc khác.
II. Cách vẽ tranh (5’)
Bước 1: Tìm bố cục.
Bước 2: Vẽ hình.
Bước 3: Vẽ màu.
III. Thực hành (24’)
Vẽ một bức tranh về đề tài phong cảnh mùa hè.
3. Củng cố, luyện tập (4’)
GV: Treo bài của HS.
? Nhận xét bố cục? Hình? Màu?
? Nhận xét sắc thái mùa hè trong tranh?
HS: tự nhận xét.
GV: Kết luận, bổ sung. 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Bài học: Hoàn thiện bài.
- Bài sau: + Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
 + Mang đồ dùng học tập bộ môn.
*********************************************************************
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 33: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
 1, mục tiêu
 a, kiến thức
- Phát huy trí tưởng tượng của HS.
- HS vẽ được một bức tranh theo ý thích.
 c, thái độ
- HS yêu thích việc vẽ tranh.
 2. Chuẩn bị
 a, thầy
- Bài mẫu của GV và HS.
 b, thầy
- Đồ dùng học tập bộ môn.
 C, phương pháp
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Luyện tập...
3, tiến trình bài dạy
 A. Kiểm tra bài cũ: 1 Phút
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 * Bài mới
 1, Vào bài: 1 phút
 	Đây là bài kiểm tra cuối năm chúng ta làm bài trong 2 tiết nhằm ôn lại kĩ năng vẽ tranh cua rmình.
 2, Nội dung và phương pháp
Phần thể hiện của giáo viên và học sinh
TG
Phần ghi bảng - Minh hoạ
GV: Cho HS xem bài mẫu.
? Nội dung của các bức tranh?
HS: Trả lời.
? Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì? VD?
HS: Đề tài:
+ Phong cảnh: Biển, núi
+ Sinh hoạt: Lao động, vui chơi, giải trí
+ Tĩnh vật: Lọ, hoa, quả, túi
+ Chân dung: Mẹ, ông, bà, cô
? Đề tài có phong phú cho ta lựa chọn không?
HS: Phong phú, đa dạng.
GV: Đề tài tự chọn tức là chúng ta lựa chọn một thể loại tranh để vẽ sao cho có: Bố cục, hình, màu đẹp, phù hợp.
+ Phải: Hình ảnh phù hợp, màu sắc phong phú theo sở thích của người vẽ.
+ Không nên thêm nhiều hình ảnh phụ khiến bức tranh rườm rà, chật chội.
+ Chất liệu màu: Tuỳ chọn.
? Em sẽ chọn đề tài nào để vẽ? Vẽ về hoạt động cụ thể nào?
HS: Trả lời.
? Muốn bài vẽ đẹp chúng ta phải trải qua 3 bước? Đó là bước vẽ nào?
GV: Vẽ hình ảnh chính trước sao cho nổi bật sau đó thêm hình ảnh phụ cho phù hợp với nội dung đề tài lựa chọn.
 Vẽ màu theo ý thích hoặc theo nội dung tranh.
GV: Cho HS làm bài.
GV: Nhắc HS:
+ Làm theo từng bước vẽ.
+ Lựa chọn nội dung cho phù hợp với mình.
GV: Gợi ý: 
+ HS yếu.
+ Động viên, khuyến khích HS.
HS: Độc lập làm bài, tham khảo ý kiến bạn bè.
GV: Treo bài vẽ hình của HS.
? Nhận xét: Cách chọn nội dung?
 Tìm bố cục?
 Vẽ hình?
HS: Tự nhận xét.
? Theo em bài nào đẹp - chưa đẹp?
? Ta cần sử lí như thế nào cho đẹp?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận, bổ sung.
Nhắc HS: Lưu ý về luật xa gần trong tranh.
4’
3’
30’
4’
I. Tìm nội dung đề tài
II, Cách vẽ tranh.
Bước 1: tìm bố cục.
Bước 2: Vẽ hình.
Bước 3: Vẽ màu.
III. Thực hành
Tiết 1: Vẽ hình.
IV. Đánh giá kết quả học tập
 3, Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà 
- Bài học: Hoàn thiện hình.
 - Bài sau: + Kiểm tra học kì: Vẽ tranh .
 + Mang đồ dùng học tập. 
===============================================================
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 34: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
 1, mục tiêu
 a, kiến thức
- Phát huy trí tưởng tượng của HS, hiểu thêm về đề tài mình chọn.
- HS vẽ được một bức tranh theo ý thích.
 c, thái độ
- HS yêu thích việc vẽ tranh.
 2. Chuẩn bị
 a, thầy
- Bài mẫu của GV và HS.
 b, thầy
 - Bài vẽ tiết 1.
- Đồ dùng học tập bộ môn.
 III, Phương pháp
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Luyện tập...
3, tiến trình bài dạy
 A. Kiểm tra bài cũ: 1 Phút
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 * Bài mới
 1, Vào bài: 1 phút
Trong tiết học trước chúng ta đã vẽ hình nội dung đề tài chúng ta chọn. Hôm nayT, chúng ta vẽ màu để hoàn thiện bài.
 2, Nội dung và phương pháp
Phần thể hiện của giáo viên và học sinh
TG
Phần ghi bảng - Minh hoạ
GV: Treo bài vẽ của HS.
? Nhận xét: Có bài vẽ nào lạc đề không?
HS: Trả lời.
? Nhận xét: Tìm nội dung?
 Sắp xếp bố cục?
 Hình vẽ có sinh động không?
HS: Trả lời.
? Bài nào cần bớt – thêm, thay đổi gì?
HS: Có nhiều ý kiến riêng.
GV: Bổ sung, nhận xét
GV: Cho HS vẽ màu.
GV: Nhắc HS:
+ Lựa chọn màu vẽ theo sở thích những nhóm chính phải nổi bật, đẹp
+ Có thể vẽ theo gam màu: Nóng, lạnh, hoà sắc, màu trầm
GV: Gợi ý HS còn yếu cố gắng hoàn thành bài.
GV: Động viên, khuyến khích HS làm bài.
HS: Độc lập làm bài.
Tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh.
GV: Treo bài vẽ hình của HS.
? Nhận xét: Cách chọn nội dung?
 Tìm bố cục?
 Vẽ hình?
 Màu sắc?
HS: Tự nhận xét.
? Theo em bài nào đẹp - chưa đẹp?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận, bổ sung.
GV: Chấm điểm cho HS .
34’
7’
I. Thực hành
Tiết 2: Vẽ màu.
IV. Đánh giá kết quả học tập
 3, Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà .
- Bài học: Vẽ thêm bài ở nhà.
 - Bài sau: Trưng bày kết quả học tập.
===============================================================
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 35:
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Trưng bày các bài vẽ đẹp trong năm học nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
 2. Kĩ năng:
- HS xem , nhận xét, đánh giá kết quả học tập; Rút kinh ra bài học cho năm học sau.
 3. Thái độ :
- HS có ý thức tham gia đầy đủ, nghiêm túc.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Lựa chọn bài vẽ đẹp của HS.
- Nơi trưng bày và các phương tiện khác.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Lựa chọn bài cùng giáo viên.
- Tham gia trưng bày.
III. Tiến trình bài dạy
 1. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 * Đặt vấn đề (1’):
 Năm học của chúng ta đã kết thúc, thành quả của chúng ta làm được trong năm học này, Hôm nay cô cùng các em trưng bày và thưởng thức kết quả đó.
 2. Dạy nội dung bài mới
Phần thể hiện của giáo viên và học sinh
TG
Phần ghi bảng - Minh hoạ
GV- HS: Lựa chon bài vẽ đẹp theo:
- Phân môn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài.
- Dán lên giấy hoặc dính nam châm lên bảng theo từng bài học.
+ Vẽ trang trí:
Trang trí quạt giấy.
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
Trình bày khẩu hiệu.
Trình bày bìa sách.
Tạo dnág và trang trí mặt nạ.
Vẽ tranh cổ động.
Trang trí lều trại.
Trang trí đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật.
+ Vẽ theo mẫu:
Vẽ tĩnh vật 
Vẽ tĩnh vật 
Vẽ chân dung.
Vẽ chân dung bạn.
Tập vẽ dáng người.
Xé dán giấy lọ hoa và quả.
+ Vẽ tranh đề tài:
Phong cảnh.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11.
Đề tài gia đình.
Đề tài lao động.
Ước mơ của em.
Minh hoạ truyện cổ tích.
Đề tài tự chọn.
GV: Cho HS chọn từ 1 đến 3 bài đẹp của từng bài.
GV: Ghi tiêu đề, tên lớp, tên HS.
 Có thể trưng bày trong lớp hoặc ngoài hành lang.
GV: Hướng dẫn HS đứng, ngồi cho phù hợp. Nhận xét từng phân môn.
? Bài nào đẹp? Vì sao?
? Chúng ta học được gì ở bài đẹp ấy?
HS: Trả lời.
? Bài nào còn thiếu xót? Vì sao?
? Cần rút kinh nghiệm gì ở bài thiếu xót ấy?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận, bổ sung để HS hiểu thêm về những bài được chọn trưng bày.
GV: Nếu còn thời gian cho HS trao đổi thêm về các bài được trưng bày.
HS: Xem trưng bày.
GV: Quan sát, nhắc nhở HS trong quá trình xem. Tránh lộn xộn, ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác.
11’
30’
I. Trưng bày
II. Xem trưng bày
 3, H­íng dÉn häc bµi vµ lµm bµi vÒ nhµ 
- Bµi häc : Xem thªm tranh.
 - Bµi sau: RÌn luyÖn kÜ n¨ng trong hÌ.
============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an MT 820122013 son.doc