Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường: THCS Võ Thị Sáu - Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường: THCS Võ Thị Sáu - Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm đông máu: máu không thể ở thể lỏng mà vón thành cục.

- Nêu được cơ chế của hiện tượng đông máu.

- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng đông máu.

- Nắm được thế nào là quá trình truyền máu, khi nào phải truyền máu.

- Nắm được 4 nhóm máu chính ở người:Nêu được sơ đồ cho nhận máu ở người và giải thích được sơ đồ.

- Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của nguyên tắc truyền máu.

- Giải thích được cho máu có hại cho cơ thể không.

 Về kĩ năng:

- Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.

- Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.

- Hiểu và biết cách bảo vệ bản thân và những người khác khi bị máu khó đông.

- Giải thích được cho máu có hại cho cơ thể không.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Trường: THCS Võ Thị Sáu - Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều
Lớp: Ngày soạn: / /
 Ngày dạy: / /
Tiết: 15 Bài: 15
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Về kiến thức:
Nêu được khái niệm đông máu: máu không thể ở thể lỏng mà vón thành cục.
Nêu được cơ chế của hiện tượng đông máu.
Nêu được ý nghĩa của hiện tượng đông máu.
Nắm được thế nào là quá trình truyền máu, khi nào phải truyền máu.
Nắm được 4 nhóm máu chính ở người:Nêu được sơ đồ cho nhận máu ở người và giải thích được sơ đồ.
Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của nguyên tắc truyền máu.
Giải thích được cho máu có hại cho cơ thể không.
Về kĩ năng:
Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.
Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.
Hiểu và biết cách bảo vệ bản thân và những người khác khi bị máu khó đông. 
Giải thích được cho máu có hại cho cơ thể không.
Về thái độ:
Có lòng say mê yêu thích môn học.
Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
Nội dung trọng tâm:
Cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
Các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
Phương tiện – thiết bị dạy học:
Giáo viên:
Tranh phóng to sơ đồ ở mục I SGK.
Học sinh:
Học bài cũ, xem trước bài mới.
Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp chủ yếu: vấn đáp
Kết hợp với phương pháp: hoạt động nhóm + 
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu các hoạt động chính của bạch cầu.
Câu 2: Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào.
Dạy bài mới:
Đặt vấn đề: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đông máu
PPDH: Vấn đáp + hoạt động nhóm
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi sau:
+ Máu gồm những thành phần nào?
+ Các tế bào máu gồm những thành phần nào?
+ Vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu.
+ Khi các em bị đứt tay thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Vì sao máu ở trong mạch không đọng lại thành cục mà khi ra khỏi mạch máu lại đọng lại thành cục?
+ Vậy tơ máu ở đâu ra?
+ Điều kiện nào các tơ máu được hình thành?
- Cho HS tiến hành thảo luận nội dung SGK:
+ Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể.
+ Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu.
+ Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu.
+ Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu.
+ Yêu cầu HS rút ra KL về điều kiện để máu đông
- Cho các nhóm tiến hành cử đại diện nhóm trả lời. 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung, đánh giá.
- GV thông báo thêm: Đối với vết thương mổ, người ta thường tiêm Vitamin K làm máu mau đông.
=> Có trường hợp nào máu trong mạch động lại thành cục không?
+ Do xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim.
+ Do trong qúa trình truyền máu xảy ra kết ngưng. Vậy quá trình đó như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần II.
- Tìm hiểu thông tin SGK.
- Nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi:
+ Máu gồm: các TB máu và huyết tương.
+ Gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
+ Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng. Hồng cầu: vận chuyển O2, CO2, Bạch cầu tham gia bảo cơ thể
+ Máu chảy ra vài phút rồi vón cục.
+ Ra khỏi mạch, trong máu hình thành các sợi tơ máu tạo thành một tấm lưới kéo các hồng câu, bạch cầu tụ lại thành cục.
+ Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan là chất sinh máu.
+ Khi các tiểu cầu bị vỡ giải phóng enzym=>chất sinh tơ máu => tơ máu.
- Tiến hành thảo luận nhóm:
+ Giúp cơ thể chống mất máu.
+ Liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.
+ Tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu bịt kín vết rách ở mạch máu.
+Tạo nút tiểu cầu, giải phóng chất giúp hình thành tơ máu.
+ SGK
- Tiến hành báo cáo kq
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Lắng nghe
I. Đông máu:
- Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu.
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc truyền máu
Mục tiêu: Biểu diễn phương tiện trực quan+ vấn đáp
- Cho HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Lanstâynơ đã tiến hành nghiên cứu về các nhóm máu người như thế nào?
+ Kết quả của quá trình nghiên cứu của ông là gì?
+ Điều kiện nào để các hồng cầu bị kết dính?
- Cho lớp tiến hành thảo luận:
+ Người có nhóm máu O có thể nhận được máu của những nhóm máu nào?
+ Người có nhóm máu AB có thể nhận được máu của những nhóm máu nào? Vì sao?
+ Người có nhóm máu O có thể truyền được cho những người thuộc nhóm máu nào?
+ Vì sao nhóm máu AB không thể cho máu người các nhóm máu khác (O, A, B).
- Vậy nguyên tắc truyền máu là gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần thảo luận SGK.
- Vậy trước khi truyền máu cần phải làm gì?
- Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Dùng hồng cầu người này trộn với huyết tương người khác.
+ Có 2 kháng nguyên trong hồng cầu là: A, B. Có 2 loại kháng thể: α (kết dính với A), β (kết dính với B)
+ α gặp A, β gặp B
- Thảo luận:
+ Chỉ nhận O
+ Nhận O, A,B, AB
+ Truyền tất cả
+ Vì có α, β
- Cùng nhóm máu, hay có nhóm máu thích hợp
- Phải thử máu
II. Các nguyên tắc truyền máu:
- Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB
- Khi truyền máu phải tiến hành xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu người bệnh.
Cũng cố:
- Cho HS vẽ sơ đồ truyền máu
Dặn dò:
- Học bài cũ, xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docdong mau va nguyen tac truyen mau.doc